1

Bù nước điện giải cho trẻ bằng nước ép táo pha loãng

Các nhà khoa học gần đây mới tiết lộ loại trái cây có thể giúp bù nước điện giải cho trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa
Bù nước điện giải cho trẻ bằng nước ép táo pha loãng Bù nước điện giải cho trẻ bằng nước ép táo pha loãng

Cụ thể, nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước ép táo pha loãng để ngăn ngừa tình trạng mất nước ở trẻ em bị rối loạn tiêu hóa. 

Khi trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, một vấn đề nguy hiểm sẽ xảy ra là trẻ sẽ mất quá nhiều nước. Tình trạng mất nước điện giải sẽ xảy ra rất nhanh và trở nên nghiêm trọng đến mức có thể đe dọa đến tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.

Vì thế nên các bác sĩ thường khuyên cha mẹ cho con uống dung dịch bù nước điện giải, trong đó có hỗn hợp muối và đường để duy trì lượng nước trong cơ thể ở mức ổn định. Tuy nhiên, các loại dung dịch bù nước bán tại hiệu thuốc thường có vị không hề dễ uống, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá xem liệu có thể thay thế các loại dung dịch bù nước điện giải này bằng một loại đồ uống có hương vị thơm ngon hơn nhiều, đó là nước ép táo pha loãng để bù nước cho trẻ trên 6 tháng tuổi hay không.

Nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ được cho uống nước ép táo ít có nguy cơ phải điều trị bổ sung khi bị mất nước hơn. Lý do có thể là bởi hương vị của nước ép táo ngon hơn nên trẻ uống nhiều hơn. 

Tuy nhiên, cách này có thể sẽ không hiệu quả đối với một số nhóm trẻ em (vì nghiên cứu chỉ được thực hiện ở trẻ trên 6 tháng): những trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng hoặc các vấn đề khác và những trẻ đã bị mất nước nghiêm trọng.

Theo khuyến nghị từ Viện Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia của Anh (National Institute of Health and Care Excellence - NICE) thì tốt nhất vẫn nên cho trẻ uống dung dịch bù nước điện giải khi trẻ bị mất nước và đưa trẻ đi khám nếu tình hình không có chuyển biến. Nước ép trái cây có thể làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn nên khi trẻ có vấn đề này thì không để trẻ uống nước ép. 

Giới thiệu về nghiên cứu 

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Calgary, Đại học Toronto và Bệnh viện Hospital for Sick Children and Child Health Evaluative Services ở Toronto, Canada. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Tổ chức Physician Services Incorporated Foundation.

Nghiên cứu được thực hiện hoàn toàn vì lý do khoa học, không nhằm quảng cáo cho bất kỳ sản phẩm nước ép táo nào.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (Journal of the American Medical Association - JAMA), trên cơ sở truy cập mở, có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể đọc trực tuyến miễn phí. 

Trong nghiên cứu này, nước ép táo được thử nghiệm như một phương pháp ngăn ngừa tình trạng mất nước khi trẻ mắc các vấn đề về tiêu hóa. Nước ép táo không có tác dụng ngăn ngừa hay điều trị các vấn đề về tiêu hóa này.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên mù đơn (single-blind randomised controlled trial - RCT) để xem liệu nước ép táo pha loãng – vốn là một loại thức uống ưa thích của trẻ nhỏ tại các quốc gia phương Tây - có tác dụng ngăn ngừa mất nước giống như các loại dung dịch bù nước có bán tại hiệu thuốc hay không. 

Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên mù đơn là loại thử nghiệm thường được thực hiện nhằm so sánh hai phương pháp hay hai sản phẩm nào đó và tìm ra phương pháp hay sản phẩm tốt hơn. Trong trường hợp này, hai sản phẩm được thử nghiệm là nước ép táo và dung dịch bù nước. Tuy nhiên, trong nghiên cứu nói trên thì các nhà khoa học chỉ muốn đánh giá xem liệu nước ép táo có tác dụng giống như các loại dung dịch bù nước hay không chứ không nhằm mục đích tìm ra phương pháp hiệu quả nhất.

Quy trình thực hiện nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu từ một bệnh viện nhi đã chọn ra 647 trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi trong số các trẻ được đưa vào khoa cấp cứu do rối loạn tiêu hóa. 647 trẻ này được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm và được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Một nhóm uống nước ép táo và một nhóm uống dung dịch bù nước. Sau đó, trẻ được đưa đến gặp bác sĩ để thăm khám và xem có cần đổi phương pháp điều trị hay không.

Khi về nhà, cha mẹ được yêu cầu tiếp tục cho trẻ uống loại nước được sử dụng tại bệnh viện để bù lại lượng nước bị mất đi do tiêu chảy hoặc nôn mửa. Nhóm nước ép táo còn uống thêm cả các loại đồ uống khác mà bình thường trẻ vẫn thường thích, ví dụ sữa, nước lọc hay nước ép khác. Y tá gọi điện đến hàng ngày để kiểm tra tình hình và nhắc nhở cha mẹ cho trẻ uống nước.

Sau 7 ngày, các nhà nghiên cứu đã thống kê số trẻ em cần phải điều trị bổ sung (chẳng hạn như truyền dịch qua tĩnh mạch), chuyển sang phương pháp điều trị khác, bị mất nước kéo dài, sụt cân hoặc cần quay lại bệnh viện do vẫn gặp phải vấn đề tương tự về tiêu hóa.

Tất cả những trường hợp này đều được coi là "điều trị thất bại". 

Các nhà nghiên cứu đã phân tích kết quả để xem liệu rằng nước ép táo có tác dụng giống như dung dịch bù nước hay không và tìm ra cơ chế lý giải điều đó cũng như là những yếu tố có liên quan, chẳng hạn như tuổi của trẻ.

Kết quả như thế nào?

Kết quả ở những trẻ được uống nước ép táo và những trẻ được uống dung dịch bù nước như sau:

  • 16.7% trẻ uống nước ép táo đã điều trị thất bại và 2.5% cần phải truyền nước 
  • 25% trẻ uống dung dịch bù nước đã điều trị thất bại và 9% cần phải truyền nước 
  • Không có sự khác biệt nào đáng kể giữa hai phương pháp điều trị về tần suất tiêu chảy và nôn trớ, sụt cân và phải nhập viện.

Các nhà nghiên cứu giải thích 

Các nhà nghiên cứu cho rằng nước ép táo pha loãng có thể là một sự thay thế thích hợp để bù nước cho trẻ nhỏ bị các vấn đề về tiêu hóa mức độ nhẹ. 

Tuy nhiên, cách này có thể sẽ không phù hợp với các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa nặng và bị mất nước nghiêm trọng.

Từ trước đến nay, các bậc cha mẹ được khuyên không nên cho trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa uống các loại đồ uống có đường như nước trái cây vì như thế có thể làm cho tình trạng tiêu chảy càng thêm nặng hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng ở những trẻ bị mất nước mức độ nhẹ thì việc bổ sung đủ nước sẽ quan trọng hơn là lượng đường có trong nước.

Theo các nhà nghiên cứu thì nước ép táo sẽ cho hiệu quả cao nhất ở trẻ trên 2 tuổi​​, có thể lý do là bởi lúc này trẻ đã quen với việc uống các loại đồ uống có đường và nhận biết được mùi vị rõ ràng hơn.

Tóm tắt bài viết

Nghiên cứu này cho thấy nước ép táo pha loãng có thể có hiệu quả tương đương với dung dịch bù nước trong việc ngăn ngừa tình trạng mất nước cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, cách này không dành cho tất cả trẻ nhỏ, đặc biệt không phù hợp cho những trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và những trẻ đã bị mất nước mức độ nghiêm trọng.

Điều quan trọng cần nhớ là những trẻ trong nghiên cứu này đã được đưa đến gặp bác sĩ trước khi uống nước ép táo pha loãng. Tất cả đều trên 6 tháng tuổi, không mắc các bệnh lý khác có thể khiến vấn đề tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn (chẳng hạn như bệnh tiểu đường) và đã được kiểm tra xem có mất nước hoặc các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng khác hay không.

Ngoài ra, nghiên cứu này chưa thực sự chặt chẽ và có thể kết quả chưa thực sự chính xác do một số nguyên nhân, ví dụ như phụ huynh không tiếp tục cho trẻ uống nước ép táo hoặc dung dịch bù nước theo như hướng dẫn sau khi xuất viện về nhà hay những trẻ tham gia nghiên cứu còn được điều trị bằng cả những phương pháp khác ngoài dùng dung dịch bù nước hoặc nước ép táo.

Hơn nữa, hầu hết các kết quả nghiên cứu đều đến từ cơ sở dữ liệu ghi lại các phương pháp điều trị được thực hiện và vào các buổi tái khám hoặc từ cuộc gọi kiểm tra của y tá. Không có nhiều phụ huynh ghi lại các triệu chứng của con mình trong thời gian uống dung dịch bù nước hoặc nước ép táo và cũng không rõ liệu các bậc cha mẹ có hài lòng với phương pháp điều trị hay không.

Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về công dụng bù nước của nước ép táo pha loãng. Nếu các nghiên cứu khác cũng cho thấy loại nước này có lợi cho trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nhẹ thì lúc đó các bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ sử dụng thay vì dung dịch bù nước.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì NICE vẫn khuyên nên cho trẻ uống nước lọc hoặc dung dịch bù nước khi bị nôn trớ hay tiêu chảy, tránh uống nước hoa quả. Ngoài ra cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện mất nước nghiêm trọng như lờ đờ, uể oải, da xanh tái, khóc không có nước mắt,…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
7 giải pháp an toàn làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ
7 giải pháp an toàn làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ

Lạm dụng việc mua thuốc bán tự do (thuốc OTC) tự ý điều trị cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ đôi khi có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi. Dưới đây là 7 giải pháp an toàn dễ dàng thực hiện tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo thực hiện làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi

Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.

Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng
Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 18 tháng
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 18 tháng

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 18 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ mới sinh nằm quạt điều hòa không khí bằng hơi nước có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1231 lượt xem

Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?

Trẻ 8 tuần 3 ngày tuổi bị chảy dịch ở tai thì có vệ sinh bằng nước muối sinh lý được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  662 lượt xem

Bé nhà em khi được 6 tuần 2 ngày tuổi thì tai bị chảy dịch màu vàng nhạt khiến 2 tai bị ửng đỏ lên. Em cho đi khám thì bác sĩ kết luận bị viêm tai giữa và còn bị chàm da nữa. Bác sĩ đã kê thuốc để bôi bên ngoài nhưng nay bé được 8 tuần 3 ngày tuổi thì đã khỏi chàm da, còn trong tai vẫn bị chảy ít dịch. Nếu ko lau thì nó khô lại như ráy tai bên ngoài. Em có thể vệ sinh tai cho bé bằng nước muối sinh lý không ạ? Em cho bé bú trực tiếp hoàn toàn bằng sữa mẹ ạ.

Bé khóc mà không có nước mắt thì có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2372 lượt xem

Bác sĩ ơi, cho em hỏi, bé nhà em được 3 tuần tuổi, mỗi khi cháu khóc đều không ra nước mắt. Như thế thì có bình thường không ạ?

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3380 lượt xem

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

Bé 4 tháng 20 ngày bị ho nôn chớ nhiều về đêm và đi ngoài nhiều nước
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  903 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi con em được 4 tháng 20 ngày ạ, mấy hôm nay bé bị ho nôn chớ về đêm nhiều, em đã cho bé uống húng chanh đường phèn và gừng mật ong nhưng không thấy đỡ mà bé còn nôn nhiều hơn. Bé còn bị đi ngoài nhiều nước nữa, bé đã uống rota của Việt Nam ạ. Bác sĩ cho em xin ý kiến với ạ, em ở Hải Dương nên chưa cho con đi bác sĩ ạ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây