7 giải pháp an toàn làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ
Cha mẹ thường đến ngay hiệu thuốc để mua thuốc về cho trẻ uống khi bé có triệu chứng bị cảm. Nhưng Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cảnh báo rằng các loại thuốc mua tự do không hiệu quả trong việc điều trị ho và cảm lạnh cho trẻ, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Nhưng điều đó không có nghĩa là con của bạn sẽ phải chịu đựng các cơn đau này. Cho dù trẻ bị ho, cảm lạnh hay cúm thì bạn cũng có thể thử áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà nhẹ nhàng và an toàn dưới đây. Mặc dù không có cách nào trong số này có thể rút ngắn được thời gian bị ốm của trẻ (thường mất khoảng 10 ngày) nhưng chúng có thể giúp trẻ dễ chịu hơn.
Nghỉ ngơi nhiều (mọi lứa tuổi)
Lợi ích: Phải dành nhiều năng lượng để chiến đấu chống lại bệnh nhiễm trùng và điều đó có thể khiến một đứa trẻ, hay một người trưởng thành bị yếu dần đi. Khi đứa trẻ nghỉ ngơi, có nghĩa là nó đang chữa bệnh, đó là chính xác những gì bạn cần làm.
Các nghiên cứu cho thấy, căng thẳng cũng góp phần gây bệnh. Nếu con bạn bị áp lực – vì ở trường, hoặc bạn bè, hoặc một việc gì đó xảy ra trong nhà – thì nghỉ ngơi có thể là tất cả những gì bé cần.
Những thứ bạn cần:
- Một nơi thoải mái cho trẻ nghỉ ngơi
- Các hoạt động yên tĩnh
Những điều phải làm:
- Bây giờ là lúc để cho bé xem những video hoặc chơi một ứng dụng giải trí nhiều thêm một chút. Hoặc cung cấp cho bé một bộ bút chì màu và giấy hoặc một cuốn tập tô. Thậm chí chỉ cần một câu đố cũng có thể giúp bé vừa chơi vừa nghỉ ngơi trên giường được.
- Bé không nhất thiết phải nằm một chỗ trên giường, đôi khi việc thay đổi một số thứ sẽ rất hữu ích, vì thế nếu thời tiết đẹp, hãy tạo một vị trí thoải mái trong sân hoặc trên hiên. Ở trong nhà, hãy tạo một nơi ấm áp hơn giường ngủ của mình – ví như dựng lều trong phòng khách.
- Nếu bé khó có thể thoải mái để nghỉ ngơi, hãy lôi kéo bé bằng một vài quyền sách. Dạy cho bé một số thứ trong đó hoặc kể chuyện cho bé nghe. Hoặc cho bé trò chuyện điện thoại với ông bà hay bạn bè.
Hít thở không khí ẩm (mọi lứa tuổi)
Lợi ích: Hít thở không khí ẩm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi. Bồn tắm ấm sẽ giúp con bạn thư giãn hơn.
Những gì bạn cần: máy làm ẩm, bình xông hơi lạnh, hoặc phòng tắm hơi
Những điều cần làm: Dùng máy làm ẩm hoặc máy tạo sương trong phòng ngủ khi bé ngủ, nghỉ ngơi hoặc chơi trong phòng. Cho bé tắm trong phòng tắm hơi, xả nước trước khi bé vào bồn tắm, hãy để bé chơi trong đó nếu bé thích và tất nhiên bạn phải trông chừng cần thận, trừ khi bé đã đủ tuổi có thể tự tắm cho mình).
Nếu không thể tắm, bạn chỉ cần bật nước nóng vào bồn tắm, hoặc xả vòi hoa sen, đóng kín cửa và ngồi với bé trong nhà tắm khoảng 15 phút (mang theo vài cuốn sách để có thể xem trong khi ngồi).
Cảnh báo: cần làm sạch và làm khô máy tạo ẩm mỗi ngày. Nấm mốc và vi khuẩn có thể tích tụ bên trong, sau đó phun vào không khí khi bạn hoạt động máy.
Nước muối và ống hút mũi (mọi lứa tuổi)
Lợi ích: Khi trẻ còn quá nhỏ để có thể tự xì mũi, việc nhỏ nước mũi và ống hút mũi sẽ giúp làm sạch mũi, đặc biệt nếu tình trạng nghẹt mũi khiến bé khó bú sữa mẹ hoặc bú bình (hãy hút mũi cho bé 15 phút trước khi ti). Nếu trẻ lớn hơn muốn bạn thực hiện cho bé việc này thì không có lý do gì mà bạn không làm cho bé.
Những gì bạn cần:
- Một ống xylanh cao su
- Dung dịch muối, mua sẵn hoặc tự pha tại nhà. Hòa tan ½ muỗng cà phê muối với 113 ml nước ấm. Lưu ý chỉ sử dụng nước cất hoặc nước máy đã đun sôi từ 3 đến 5 phút và để ấm. Các sinh vật trong nước máy chưa được xử lý có thể sống sót qua đường mũi và gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Vi khuẩn có thể phát triển trong dung dịch, vì vậy đừng giữ nó trong hơn 24 giờ.
Những điều cần làm:
- Giữ đầu bé chúi xuống, hoặc đặt bé nằm ngửa kê cao đầu.
- Nhỏ hai hoặc 3 giọt nước muối vào 2 bên lỗ mũi để làm mỏng và loãng dịch nhầy. Giữ đầu ngả ra đằng sau khoảng 30 giấy (hoặc ít hơn đối với trẻ sơ sinh)
- Từ từ hút dịch nhầy và nước muối ra
- Tháo ống hút và cho dịch nhầy ra
- Lau sạch đầu hút và lặp lại với lỗ mũi bên kia
- Lặp lại nếu cần
Chỉ hút mũi cho trẻ một vài lần một ngày, nếu không bạn sẽ làm ảnh hưởng đến lớp niêm mạc mũi. Và không sử dụng xịt mũi trong hơn 4 ngày liên tiếp vì theo thời gian, chúng có thể làm khô mũi, khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Bổ sung chất lỏng (mọi lứa tuổi)
Lợi ích: uống nhiều nước giúp ngăn ngừa mất nước, giảm tiết dịch mũi và đẩy chúng ra ngoài
Những gì bạn cần:
Sữa mẹ, sữa công thức, nước hoặc các chất lỏng khác mà con bạn thích uống
Những điều cần làm:
Với trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi, đơn giản là cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, đó là cách tốt nhất để cung cấp nước cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, nước lọc là thức uống tuyệt vời nhưng bé có thể không thích thúc. Bạn cũng có thể thay thế cho bé bằng nước ép trái cây nguyên chất.
Lưu ý: chỉ sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi trừ khi bác sĩ yêu cầu khác. Trẻ sơ sinh thực tế không cần nước và quá nhiều có thể còn gây hại cho bé.
Nước ấm và súp gà (từ 6 tháng tuổi trở lên)
Chất lỏng trong, ấm có thể làm dịu và giúp giảm nghẹt mũi. Các nghiên cứu cho thấy súp gà đóng hộp và loại tự làm tại nhà thực sự làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như đau nhức, mệt mỏi, nghẹt mũi và sốt.
Kê cao đầu cho trẻ (từ 12 tháng trở lên)
Lợi ích: kê đầu khi bé nghỉ sẽ giúp bé dễ thờ hơn
Những gì bạn cần: khăn hoặc gối để kê đầu cho trẻ
Những gì cần làm: Nếu bé nằm nôi, hãy đặt một vài cái khăn hoặc gối mỏng kê bên dưới đầu bé. Đừng cố nâng chân nôi, vì như thế sẽ khiến nôi không ổn định.
Nếu bé ngủ trên giường rộng, thì chỉ cần kê một chiếc gối bên dưới. Nếu bé hay nhúc nhích khi ngủ thì an toàn hơn nên kê cao đầu giường hơn bằng cách đặt một tấm khăn tắm hoặc gối dưới nệm, như thế cũng tạo ra độ dốc thoải mái.
Cảnh báo: cho dù đó là giường hay cũi, khi kê cao hơn cũng phải hết sức cẩn thận, vì nếu bé là đứa trẻ ngủ không yên, luôn nhúc nhích xoay người, bé có thể lộn người và chân thay vào vị trí của đầu, đảo ngược hoàn toàn mục đích của bạn.
Mật ong (từ 12 tháng trở lên)
Lợi ích: mật ong tráng và làm dịu cổ họng, đồng thời giúp giảm ho, tiêu đờm. một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy mật ong có thể giúp giảm ho và giúp trẻ ngủ ngon hơn qua đêm.
Những gì bạn cần:
- Mật ong
- Chanh (tùy ý)
- Mật ong thường rắn hơn khi để ở nhiệt độ phòng. Để làm mềm, hãy cho một ít vào bình và quay trong lò vi sóng hoặc hâm nóng với nước ấm.
Các sử dụng: cho con uống từ ½ đế 1 muỗng mật ong. Một số người trộn lẫn mật ong với nước nóng và một ít nước chanh hoặc cho thêm một ít vitamin C. Vì mật ong rất dính, nên sau khi uống hãy đánh răng, đặc biệt nếu bạn cho bé uống vào trước giờ đi ngủ.
Cảnh báo:
Không bao giờ cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi uống mật ong. Trong một số ít trường hợp, nó có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh, tình trạng nguy hiểm, đôi khi gây tử vong.
Viêm nướu và miệng là một tình trạng gây đau đớn trong miệng. Bệnh này được gây ra bởi virut và thường gặp ở trẻ em. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.
Lồng ruột là một bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể đe dọa tính mạng. Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh hoàn toàn có thể điều trị được.
Mặc dù viêm da cơ địa gây khó chịu và thường khó điều trị nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ.
Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bị cảm lạnh từ 8 đến 10 lần mỗi năm, và trẻ em đi nhà trẻ có thể còn nhiều hơn thế nữa.
- 1 trả lời
- 900 lượt xem
Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?
- 1 trả lời
- 767 lượt xem
Bác sĩ tôi hỏi, yếu tố nào có thể khiến bé nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác không ạ?
- 1 trả lời
- 775 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 530 lượt xem
Bác sĩ ơi, bác sĩ có thể cho tôi biết, tầm tuổi tốt nhất và an toàn nhất để bé gái có thể xỏ lỗ tai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 875 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc giảm đau không ạ? Cảm ơn bác sĩ!