Có cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc giảm đau không?
Nếu bé từ 3 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho bé uống acetaminophen theo đúng liều hướng dẫn, nhưng đừng thấy bé sốt là cho uống luôn. Trên thực tế, Sốt sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, vì vậy bạn chỉ nên hạ sốt cho bé nếu nó làm cho con quá khó chịu hoặc không thể nghỉ ngơi như bình thường. Có những trường hợp một liều acetaminophen hoặc ibuprofen sẽ giúp bé dễ chịu hơn khi bé không hề sốt, hay ốm mà đang bị đau, như khi mọc răng.
Nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên và sốt đến 39,5 độ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Và nếu bé từ 3 đến 6 tháng, hãy gọi cho bác sĩ khi bé sốt 38,3 độ. Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù những loại thuốc này có thể hạ sốt giúp bé dễ chịu hơn, nhưng chúng không có hiệu quả chữa bệnh nếu bé đang bị ốm.
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đều do virut gây ra (kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này), nhưng một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng cũng có thể do vi khuẩn gây ra và em bé cần thuốc kháng sinh để chống lại một trong số các tình trạng này. Tiếc là, nhiệt độ của bé sẽ không thể cho bạn biết được sự khác biệt giữa bệnh do virut hay vi khuẩn. Thực tế, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi có thể bị sốt ở nhiệt độ cao 39,5 ngay cả khi chỉ bị nhiễm virut nhẹ.
Một nguyên tắc dễ nhận thấy: nếu trông bé vẫn ổn, vẫn hoạt động bình thường khi nhiệt độ ở mức bình thường, nhưng khi nhiệt độ tăng cao bé tỏ ra mệt mỏi, thì có thể bé bị bệnh do nhiễm virut. Điều đó có nghĩa là bé không cần đến kháng sinh và bạn có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn bằng acetaminophen hoặc ibuprofen. Nếu bé có các triệu chứng cụ thể - như khó thở, nghẹt mũi, kéo tai, hoặc khó chịu - khi ở nhiệt độ bình thường (hoặc đã hạ so với lần đo trước nhờ thuốc hạ sốt), thì bạn nên cho bé thăm khám bác sĩ. Và tất nhiên, nếu bạn không chắc chắn con mình đang gặp phải vấn đề gì thì cũng nên gọi bác sĩ.
Quan trọng là cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp với cân nặng của bé, sử dụng xylanh hoặc ống nhỏ giọt đi kèm thuốc thay vì một thìa cà phê đong thuốc thông thường. Nếu bạn cho bé uống liều quá thấp, thuốc có thể không hiệu quả, và bạn sẽ nóng lòng muốn cho bé uống thêm trong 4 giờ sau đó, ngược lại nếu bạn cho bé uống đúng liều, hiệu quả sẽ kéo dài hơn.
Không bao giờ cho quá liều khuyến cáo mỗi ngày, hoặc là: 5 liều acetaminophen mỗi ngày hoặc 3 liều ibuprofen mỗi ngày. Tốt hơn hết là nên hạn chế chỉ một hoặc hai liều mỗi ngày. Quá nhiều chất acetaminophen có thể gây độc cho gan và ibuprofen có thể gây độc cho thận, đồng thời gây kích thích dạ dày, buồn nôn khi dùng liên tục.
Khi nào bé có thể uống thuốc giảm đau mà không cần gọi bác sĩ?
Khi nào tôi có thể cho con tôi uống thuốc giảm đau mà không cần gọi cho bác sĩ của bé? Tôi đọc thuốc giảm đau thấy có khá nhiều tác dụng phụ như gây viêm loét dạ dày,... nên hơi lo lắng.
- 1 trả lời
- 770 lượt xem
Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn, ví dụ như acetaminophen không?
Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn người lớn, ví dụ như acetaminophen không? Bé nhà tôi năm nay 4 tuổi rồi!
- 1 trả lời
- 813 lượt xem
Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không?
Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 880 lượt xem
Độ tuổi nào không nên cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh bán tự do?
Bé nhà tôi hiện giờ được 2 tuổi. Tôi có nên cho bé uống thuốc trị ho và thuốc cảm lạnh bán tự do không ạ?
- 1 trả lời
- 937 lượt xem
Đang cho trẻ 7 tháng tuổi bú sữa mẹ thì có thể uống thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh được không?
Tôi đang chăm con nhỏ được hơn 7 tháng. Bé vẫn đang bú mẹ. Tuy nhiên tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Bác sĩ có kê các loại thuốc: trinopast 75mg và Arcoxia cho tôi uống. Khi đang cho con bú thì tôi có thể uống các loại thuốc này được không? Có ảnh hưởng đến em bé không ạ?
- 1 trả lời
- 829 lượt xem
Luôn phải tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.
Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.
Acetaminophen là một trong những loại thuốc khó kê liều lượng nhất, vì nó được bán dưới nhiều hình thức. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lấy đúng liều lượng cho con.
Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn. Nếu cho bé uống sai liều hoặc sai thời gian, thì ngay cả một số loại thuốc lành tính không cần kê toa cũng có thể không mang lại hiệu quả hoặc gây hại. Dưới đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ để cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Khi bé còn nhỏ, cha mẹ thường xuyên phải dùng xy lanh để cho bé uống thuốc. Dưới đây là những kiến thức cha mẹ cần lưu ý khi cho bé uống thuốc bằng xy lanh nhé!