1

Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả

Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn. Nếu cho bé uống sai liều hoặc sai thời gian, thì ngay cả một số loại thuốc lành tính không cần kê toa cũng có thể không mang lại hiệu quả hoặc gây hại. Dưới đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ để cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả

Hỏi ý kiến bác sĩ

Nói chuyện với dược sĩ hoặc bác sĩ về loại thuốc bạn sẽ cho con uống. Nếu đó là một loại thuốc kê theo toa, hãy hỏi xem thuốc để điều trị tình trạng gì và những tác dụng phụ có thể xảy ra. Tìm hiểu xem nó sẽ phát huy hiệu quả trong bao lâu và liệu trình dùng thuốc trong bao lâu

Nó có tương tác với bất kỳ loại thuốc nào khác mà con bạn đang dùng hay không? Và bạn nên làm gì nếu bạn lỡ quên cho bé uống một liều? Thuốc có cần phải được cất giữ trong tủ lạnh, hoặc để ngoài ánh sáng hay không? Bạn có thể cho kèm nó vào thực phẩm hay không, hoặc tránh một số loại thực phẩm nhất định trong thời gian cho bé uống thuốc hay không?

Một số loại thuốc phải được uống sau khi ăn hoặc ngược lại, uống khi dạ dày không có gì. Những loại khác lại có thể được hấp thu vào cơ thể hiệu quả hơn nếu chúng uống kèm với một số loại thực phẩm đặc biệt nào đó.

Có phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác không, như không cho trẻ ra nắng khi dùng thuốc? Trước khi rời khỏi hiệu thuốc cần chắc chắn biết được liều lượng, cách thức và thời gian cho bé uống.

Nếu bạn đang cân nhắc cho bé uống một loại thuốc không cần toa, trước tiên hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem nó có an toàn với bé hay không. Nếu thuốc không hướng dẫn liều dùng cho trẻ, thì có thể nó không thích hợp. Một lần nữa, hãy hỏi về các phản ứng phụ có thể xảy ra và tương tác với các loại thuốc khác. Ngoài ra hãy chắc chắn nói với bác sĩ và dược sĩ về bất kỳ tình trạng dị ứng nào của con bạn.

Cho bé uống đúng liều

Trong một nghiên cứu năm 1997 được xuất bản trên tạp chí Archives of Pediatrics and Medals, 70% các bậc cha mẹ gặp khó khăn trong việc tìm ra liều lượng thuốc phù hợp với bé. Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y khoa Đại học Emory ở Atlanta nhận thấy rằng chỉ có khoảng 40% trong số 100 người chăm sóc (bao gồm cả cha và mẹ) trong nghiên cứu này có thể xác định đúng liều cho con của họ, và chỉ có 43% có thể đo liều lượng một cách chính. Nói chung, chỉ có 30% người chăm sóc có thể xác định chính xác và đo lường đúng liều lượng thuốc cho con của họ.

Làm sao chắc chắn bạn đã lấy đúng liều lượng thuốc con cần?

Đọc hướng dẫn sử dụng thật cẩn thận. Thực hiện theo các hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo tuyệt đối con mình đang nhận được đúng liều so với độ tuổi và cân nặng. Nếu có gì không hiểu hãy hỏi bác sĩ ngay.

dung lieu

Dưới đây là một số chi tiết cụ thể cần ghi nhớ:

  • Kiểm tra liều lượng thật cẩn thận để không vô tình tăng gấp đôi hoặc giảm một nửa liều. Khi bạn vội vàng sẽ rất dễ nhìn nhầm "1/2" thành "2" hoặc ngược lại.
  • Cần lưu ý rằng một số loại thuốc không cần kê đơn như thuốc acetaminophen cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, khá đậm đặc. Vì thế, nếu dùng phiên bản của trẻ sơ sinh để thay thế thì đừng lấy cho trẻ lớn hơn đúng như liều lượng bình thường của chúng.
  • Biết cân nặng của con. Một số liều dùng dựa trên cân nặng và độ tuổi. Vì thế cần biết rõ cân nặng hiện tại của con để lấy liều chính xác.
  • Đảm bảo lắc đều thuốc dạng dung dịch trước khi cho trẻ uống. Làm như thế, bạn có thể chắc chắn rằng tất cả các thành phần đều được phân phối đều, vì thế con bạn sẽ không bị quá nhiều hoặc quá ít một thành phần nào đó.
  • Không được nhầm lẫn giữa muỗng cà phê và muỗng canh. Trong hầu hết các trường hợp, các loại thuốc đều lấy muỗng cà phê làm chuẩn.
  • Không bao giờ cho con uống thuốc nhiều hơn mức khuyến cáo trên nhãn hoặc trong hướng dẫn. Ngay cả khi bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai, đau họng, hoặc sốt, liều cao hơn không có nghĩa là tốt hơn. Liều dùng được dựa trên lượng thuốc an toàn, chứ không phải mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Hãy gọi bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ phản ứng phụ bất ngờ nào ở bé
  • Nếu bạn nhầm lẫn và cho con uống quá nhiều thuốc, thì cũng không có nguy cơ để lại tác hại lâu dài, tuy nhiên để đảm bảo hãy gọi cho bác sĩ.
  • Nếu vì một lý do nào đó bé không thể hoặc không dùng đúng liều lượng thuốc, có thể vì bé nôn và không thể giữ được thuốc, hãy cho bác sĩ biết. Bác sĩ sẽ chọn một phương pháp khác - bằng cách tiêm hoặc dùng viên đạn nhét hậu môn, hoặc tiêm tĩnh mạch, để đảm bảo bé nhận đủ liều lượng điều trị cần thiết.
  • Cuối cùng không được cho trẻ uống đơn thuốc của trẻ khác, hoặc đơn thuốc cũ hoặc aspirin, loại thuốc này có thể gây ra một chứng bệnh nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.

Một trong những cách hữu hiệu nhất để đảm bảo bé nhận được đúng liều lượng thuốc là sử dụng đúng công cụ đong thuốc. Điều đó có nghĩa là dụng cụ đong đi kèm, hoặc dùng muỗng, xylanh tiêu chuẩn thường dùng. Đối với trẻ sơ sinh, việc dùng ống xylanh sẽ hiệu quả hơn vừa giúp bạn đong đúng, đủ thuốc vừa dễ dàng đưa hết thuốc vào miệng bé.

Nếu bạn sử dụng ống nhỏ giọt và khi nhỏ vào miệng bé lại cố gắng đẩy thuốc ra ngoài, hãy dùng tay và giữ miệng bé mở, đồng thời nhỏ thuốc vào góc miệng. Để tay của bạn trong miệng bé cho đến khi bé nuốt hết. Bằng cách đó, thuốc sẽ đi xuống cổ họng thay vì chảy ra ngoài.

Xem thời gian cho bé uống thuốc là việc làm hết sức quan trọng

Đọc hướng dẫn cẩn thận để xem thời gian cho bé uống thuốc. Nếu hướng dẫn nói cho uống 4 lần/ngày, thì hãy cho bé uống 4 lần trong thời gian bé thức – bạn sẽ không phải đánh thức bé dậy để uống thuốc. Nhưng nếu hướng dẫn nói rằng cho uống “mỗi 6 giờ’, thì có nghĩa là bé cần uống thuốc vào cả lúc ngủ hoặc thức. Ngoài ra cũng cần nhớ xem thuốc nên được cho uống vào lúc ăn, khi bụng đói hay thời điểm nào đó, hay có loại thực phẩm nào bạn nên tránh hoặc nên kết hợp với thuốc để phát huy tối đa hiệu quả.

Nếu dường như bạn đã cho con uống thuốc trong thời gian dài những vẫn chưa nhận thấy bất cứ hiệu quả nào, thì hãy kiểm tra lại. Nếu các triệu chứng không tốt hơn, thì việc tăng liều sẽ không tốt một chút nào. Đã đến lúc cần nói chuyện với bác sĩ. Mặt khác, cũng phải đảm bảo, bé uống hết liệu trình kháng sinh được kê, cho dù bé đã có vẻ hồi phục hoàn toàn vẫn phải uống hết liệu trình, vì bạn không thể chắc chắn được tình trạng nhiễm khuẩn đã thực sự biến mất.

Trường hợp bé không chịu uống thuốc

Bé có thể không chịu uống thuốc đặc biệt khi thuốc có mùi khó chịu. Nếu đúng như vậy, hãy hỏi bác sĩ loại có mùi thơm để bé dễ uống hơn. Tuy nhiên đừng trộn thuốc vào cả một chai sữa hoặc ly nước. Nếu bé không thể uống hết, bé sẽ không nhận đủ liều thuốc. Nếu bé đã lớn để ăn đồ thô, bạn có thể chọn thuốc dạng viên và nghiền vào món ăn của bé.

Lưu trữ thuốc an toàn

Cố gắng trữ thuốc trong bao bì đầu tiên của nó. Nhiều loại thuốc kháng sinh (hoặc một số loại khác) cần phải bảo quản trong tủ lạnh. Một số loại khác lại có thể bảo quản ở bên ngoài bình thường, trong môi trường khô, thoáng. Lưu ý, không được để tủ thuốc trong phòng tắm, chúng có thể bị ẩm.

Lưu trữ mọi loại thuốc một cách an toàn, ngoài tầm với của trẻ, đồng thời xử lý thuốc hết hạn đúng cách.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Luôn phải tham vấn ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.

Cách cất trữ thuốc
Cách cất trữ thuốc

Để thuốc ngoài tầm với của trẻ em. Hãy hỏi dược sĩ của bạn về các hộp đựng mà trẻ em không mở được để đựng tất cả các loại thuốc được kê đơn cho gia đình.

Ngộ độc chì ở trẻ: dấu hiệu nhận biết, cách xử trí và phòng ngừa
Ngộ độc chì ở trẻ: dấu hiệu nhận biết, cách xử trí và phòng ngừa

Không có mức độ an toàn nào khi nói đến phơi nhiễm chì. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị ngộ độc chì, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu, tổn thương thận và tổn thương não.

Trẻ bị ghẻ và cách điều trị
Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thuốc bổ nào mẹ có thể uống mà không ảnh hưởng đến trẻ 3 tháng tuổi bị thiếu men G6PD đang bú sữa mẹ hoàn toàn?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  788 lượt xem

Bé trai nhà em bị thiếu men G6PD. Em có tìm hiểu và muốn mua thuốc bổ để mẹ uống rồi bổ sung cho bé qua đường sữa luôn. Tuy nhiên em lại sợ thuốc có các thành phần ảnh hưởng đến bệnh của bé. Trên thị trường em thấy có 2 loại là Postnatal và Elevit, có tỉ lệ nhỏ các thành phần như vitamin K, vitamin C, đậu nành thì có uống được không ạ? Hiện bé nhà em đã được 3 tháng tuổi. Em cho bé bú sữa hoàn toàn. Bác sĩ có thể cho em xin tên loại thuốc bổ phù hợp với em và bệnh của bé nhà em không ạ?

Có cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc giảm đau không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  764 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc giảm đau không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn, ví dụ như acetaminophen không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  658 lượt xem

Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn người lớn, ví dụ như acetaminophen không? Bé nhà tôi năm nay 4 tuổi rồi!

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  720 lượt xem

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5469 lượt xem

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây