1

Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bị cảm lạnh từ 8 đến 10 lần mỗi năm, và trẻ em đi nhà trẻ có thể còn nhiều hơn thế nữa.
Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Nội dung chính bài viết:

  • Cảm lạnh xảy ra ở trẻ sơ sinh do hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu. Sau mỗi lần cảm lạnh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phát triển hơn.
  • Không tự ý mua, sử dụng thuốc trị ho và cảm lạnh OTC cho trẻ từ 3 tuổi trở xuống.
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi nhiều và bổ sung đầy đủ chất lỏng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị cảm lạnh. Kết hợp làm ẩm không khí và sử dụng nước muối để làm sạch mũi của bé, giúp bé dễ thở hơn.
  • Tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh thực sự khó chịu, gây khó ngủ. Dưới đây là một số mẹo để có giấc ngủ an toàn.

Tại sao trẻ thường xuyên bị cảm lạnh?

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh bởi vì hệ thống miễn dịch của chúng vẫn chưa trưởng thành, khiến chúng dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, có đến hơn 200 loại virut khác nhau có thể gây ra cảm lạnh thông thường, và con của bạn sẽ phát triển miễn dịch với chúng mỗi lần bị cảm. Hãy nghĩ đến tất cả những lần bạn bị cảm lạnh trong cuộc đời mình - con của bạn cũng sẽ phải chịu tất cả những đợt cảm lạnh đó để tạo ra mức độ miễn dịch mà bạn có vào lúc bé ở độ tuổi của bạn.

Những đứa trẻ lớn lên rất thích khám phá và cầm nắm mọi thứ, vì vậy thật dễ bị nhiễm lây virut trên tay. Sau đó bé có thể bị ốm khi cho tay miệng hoặc mũi, hoặc dụi mắt.

Em bé của bạn có thể bị bệnh thường xuyên hơn trong những tháng mùa thu và mùa đông vì virut lạnh phổ biến rộng rãi hơn trong khoảng thời gian đó trong năm. Vì thời tiết lạnh nên bé cũng ở trong nhà và những khu vực gần nhà nhiều hơn, điều đó có nghĩa là virút có thể lây lan dễ dàng hơn từ người này sang người khác.

Làm sao biết được bé đang bị cảm lạnh, chứ không phải cúm, dị ứng, hay một số bệnh khác?

Có thể khó chẩn đoán chính xác được. Nếu con bạn bị cảm lạnh, bé có thể bị ho hoặc sổ mũi với chất nhầy mũi màu trong, có thể trở nên đặc hơn và chuyển sang màu xám, vàng hoặc xanh lá cây trong khoảng một tuần. Cùng với ho hoặc nghẹt mũi, con của bạn cũng có thể bị sốt nhẹ (nhưng tình trạng này không phải lúc nào cũng xảy ra).

Về tình trạng của bé: nếu bé vẫn chơi, ăn như bình thường thì có lẽ đó là cảm lạnh. Nhưng nếu bé ốm và có vẻ mệt mỏi, lơ mơ, khóc yếu thì có thể bé bị một bệnh gì đó nghiêm trọng hơn cảm lạnh.

Bệnh cúm và các bệnh nghiêm trọng khác thường xuất hiện đột ngột và liên quan đến sốt cao (nhiệt độ trực tràng trên 38,8 độ C). Nếu đó là bệnh đường tiêu hóa như cúm dạ dày, thì các triệu chứng sẽ bao gồm tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Mắt, mũi ngứa và chảy nước là những dấu hiệu thường gặp của chứng dị ứng - như tình trạng hắt hơi lặp đi lặp lại, và ngứa da kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Với các bệnh dị ứng, chất nhầy ra từ mũi của bé sẽ tiếp tục có màu trong, chứ không đặc vào và chuyển sang màu vàng hoặc xanh vì nó có khuynh hướng giống như ở những trẻ bị cảm. Và dị ứng không gây sốt.

Lưu ý: Nếu con bạn nhỏ hơn 3 tháng, điều quan trọng là gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh hoạn hoặc bất cứ lúc nào bé bị sốt (nhiệt độ trực tràng thừ 38,5 trở lên).

Các biện pháp để giảm bớt triệu chứng cảm lạnh cho trẻ

Không có loại thuốc nào có thể làm cho virut biến mất nhanh hơn, nhưng bạn có thể giúp con cảm thấy dễ chịu hơn và ngăn chặn tình trạng trở nên tồi tệ hơn bằng cách đảm bảo rằng trẻ sẽ được nghỉ ngơi nhiều và bổ sung, cung cấp đầy đủ chất lỏng. Đối với trẻ em từ 1 tuổi trở xuống, cho trẻ bú thường xuyên hơn.

Bạn cũng có thể giúp bé dễ thở hơn bằng cách làm theo những lời khuyên sau:

  • Sử dụng nước muối và hút. Đặt con nằm ngửa, nhỏ nước muối vào lỗ mũi để làm lỏng chất nhầy. Sau đó hút chất lỏng và chất nhầy ra vài phút sau bằng dụng cụ hút mũi hoặc ống xilanh. Nếu bé khó bú vì nghẹt mũi, hãy làm như thế khoảng 15 phút trước khi cho con bú, như thế bé sẽ dễ thở và bú hơn.
  • Làm ẩm không khí. Sử dụng máy làm ẩm hoặc máy làm mát hơi nước để làm ẩm không khí trong phòng của bé. Hoặc bế bé vào trong phòng tắm cùng với bạn, bật vòi nước nóng trong bồn tắm, đóng cửa, và ngồi trong phòng có hơi nước trong khoảng 15 phút.

Tiếp tục thực hiện các bí quyết để có giấc ngủ an toàn

Bạn có thể muốn thay đổi cách bé ngủ để giảm tình trạng nghẹt mũi của bé, nhưng quan trong vẫn phải tuân thủ các quy tắc an toàn về giấc ngủ:

  • Các chuyên gia khuyến cáo không nên để trẻ ngủ một thời gian dài trong ghế xe hơi. Những sản phẩm này có thể có đệm hoặc chèn gây rủi ro nghẹt thở, và con có thể dịch chuyển khi ngủ làm lật chiếc ghế ngồi ô tô chưa được cố định trong xe.
  • Không sử dụng gối hoặc thiết bị tạo tư thế ngủ để nâng phần mình trên của bé lên
  • Không đặt bất cứ vật gì dưới chân nôi của bé (Điều này có thể làm cho nó không ổn định.

Tự mua cho con uống thuốc ho và cảm lạnh mà không được bác sĩ kê đơn có an toàn không?

Thuốc trị ho và cảm lạnh mua tự do không nên dùng cho trẻ từ 3 tuổi trở xuống theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP). Những loại thuốc này không an toàn cho trẻ ở lứa tuổi này và có thể có những phản ứng phụ nguy hiểm hoặc thậm chí đe dọa đến mạng sống. Cũng không có bằng chứng cho thấy những loại thuốc này có hiệu quả đối với trẻ ở mọi lứa tuổi.

Nếu con của bạn sốt và có vẻ khó chịu hoặc bất thường, hãy yêu cầu bác sĩ kê cho bé acetaminophen (nếu bé ít nhất 3 tháng tuổi) hoặc ibuprofen (nếu bé ít nhất 6 tháng tuổi). Không bao giờ cho bé dùng aspirin vì thuốc này khiến bé dễ mắc hội chứng Reye, một biến chứng hiếm gặp nhưng có thể đe dọa đến mạng sống.

Những biện pháp tự nhiên hoặc thay thế nào có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh của bé?

Kathi Kemper, một bác sĩ nhi khoa đồng thời là Giám đốc của Trung tâm Y tế và Sức khoẻ Tích hợp tại Đại học bang Ohio, cho biết thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà, bạch đàn, hoặc dầu thông vào một máy xông hơi có thể giúp con bạn cảm thấy không bị nghẹt mũi.

Để biết những cách an toàn giúp làm dịu các triệu chứng của con, hãy xem bài viết về các biện pháp khắc phục cảm lạnh tại nhà.

Khi nào tôi cần gọi bác sĩ để thông báo về tình trạng cảm lạnh của con?

Nếu con dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh, đặc biệt nếu con bị sốt (nhiệt độ trực tràng là 38 độ trở lên) hoặc ho.

Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng trở lên, hãy gọi nếu:

  • Con nhỏ hơn 2 tuổi và bị sốt kéo dài hơn 24 giờ.
  • Con từ 2 tuổi trở lên và bị sốt kéo dài hơn ba ngày.
  • Con có nhiệt độ trực tràng trên 38,5 độ C.
  • Bé ho kéo dài hơn một tuần.
  • Môi bé xanh nhợt nhạt, ho nặng hơn, thở nhanh (hơn 60 lần thở mỗi phút), thở khò khè hoặc hổn hển. Những triệu chứng này có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm phổi hoặc virus hợp bào hô hấp (RSV), một bệnh hô hấp tương đối phổ biến nhưng có khả năng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
  • Con kéo hoặc chà xát tai, khóc khi bú, hoặc khóc bất thường khi nằm ngủ hoặc thức giấc khi ngủ - tất cả những dấu hiệu này đều gợi ý tình trạng nhiễm trùng tai.
  • Mắt bé bị chảy nước hoặc lờ đờ, có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc
  • Em bé cực kỳ lười biếng, buồn ngủ bất thường, hoặc bạn nhận thấy sự thay đổi đáng kể trong thói quen ăn, ngủ của bé
  • Tình trạng của em bé trở nên tồi tệ hơn thay vì tốt hơn sau bảy đến 10 ngày, hoặc các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 14 ngày.

Tôi có thể làm gì để giảm bớt số lần bị cảm lạnh của con?

Bạn không thể ngăn ngừa được hết các chứng bệnh cảm lạnh, nhưng có một số biện pháp có thể thực hiện để giảm thiểu phơi nhiễm của bé và tăng cường sức đề kháng cho bé:

  • Rửa tay. Đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình và bạn bè rửa tay trước khi bế con. (Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh). Và chắc chắn rằng bạn cũng rửa tay sạch sẽ - đặc biệt là sau khi thay tã và trước khi chuẩn bị thức ăn.
  • Tránh xa những người bị bệnh. Trong chừng mực có thể, để con tránh xa những đứa trẻ hoặc người lớn bị bệnh. Họ sẽ hiểu nếu bạn yêu cầu họ hoãn chuyến thăm cho đến khi họ không lây nhiễm.
  • Cho bé uống đủ nước. Điều này có nghĩa là đảm bảo con bạn tiếp tục thói quen ăn uống bình thường, cho dù bé bú sữa mẹ hoặc bú bình. Khi con bạn bắt đầu ăn dặm vào khoảng 4 đến 6 tháng, bạn cũng có thể cho bé uống thêm một ít nước. (Đừng cho trẻ uống nước ép. AAP khuyến cáo rằng đừng cho trẻ uống nước ép nếu bé nhỏ hơn 1 tuổi. Nếu bé tiểu dưới 5 tã một ngày, có thể bé không đủ nước.
  • Tránh khói thuốc. Khói thuốc có thể khiến con có nguy cơ cao gặp các vấn đề về hô hấp trên, do đó hãy tránh xa những người hút thuốc lá và giữ bé tránh xa những khu vực có người hút thuốc lá. Trẻ em sống với người hút thuốc lá sẽ bị cảm lạnh và tình trạng kéo dài lâu hơn những đứa trẻ khác.
  • Cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. AAP khuyến cáo nên cho con bú trong một năm để bé có được nhiều lợi ích nhất cho sức khoẻ từ sữa mẹ. Mặc dù đây không phải là một biện pháp bảo vệ an toàn chống lại bệnh nhiễm trùng, nhưng các nghiên cứu cho thấy trẻ bú sữa mẹ ít bị bệnh hơn trẻ bú sữa công thức vì các kháng thể trong sữa mẹ bảo vệ chống lại nhiều loại vi trùng, mầm bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh

Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha
Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha

Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.

Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa
Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa

“Sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?” Các cặp vợ chồng và cha mẹ của cặp song sinh luôn đặt câu hỏi này, và đó là một câu hỏi dễ trả lời. Trừ một tình huống: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  907 lượt xem

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  787 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1051 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  880 lượt xem

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5763 lượt xem

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây