1

Rạn da khi mang thai

Thật khó mà đoán được điều này. Ít nhất một nửa số thai phụ có vết rạn da, nhưng không ai có thể nói chắc chắn ai sẽ bị và ai không. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị rạn da.
Rạn da khi mang thai Rạn da khi mang thai

Rạn da là gì?

Rạn da là các vết nhăn nhỏ trên da thường xuất hiện ở bụng vào các giai đoạn cuối thai khì khi bụng to lên nhanh để thích ứng với một sinh linh đang lớn từng ngày trong tử cung. Một số thai phụ còn bị rạn trên mông, đùi, hông và vú.

Các vết rạn da hình thành do những thay đổi ở các mô hỗ trợ đàn hồi nằm ngay dưới da. Chúng bắt đầu với màu hồng, nâu đỏ, tím hoặc nâu sậm, tùy thuộc vào màu da ban đầu của bạn. Sau này chúng sẽ mở đi mặc dù không bao giờ biến mất hoàn toàn.

Dấu hiệu nhận biết rạn da

Nghiên cứu cho thấy di truyền đóng vai trò quan trọng: nếu mẹ hoặc chị gái của bạn bị rạn trong thai kỳ thì bạn cũng sẽ bị. 

Ngoài ra da của bạn càng giãn rộng nhiều trong thai kỳ thì điều đó càng nhanh xảy ra, và bạn càng có nguy cơ phát triển các vết rạn da. Vì lý do này, nhiều khả năng bạn sẽ có các vết rạn da nếu:

  • Tăng cân nhanh
  • Mang đa thai
  • Mang thai một em bé to
  • Thừa nước ối

Cách ngừa rạn da

Tiếc là không có nhiều can thiệp bạn có thể làm để ngăn ngừa vấn đề này. Tuy nhiên việc tăng cân không nhiều hơn mức khuyến cáo – trong hầu hết các trường hợp là tăng từ 12,5 đến 17,5kg – và tăng cân từ từ thì có thể giảm nguy cơ bị rạn.

Hiện không có bằng chứng nào cho thấy có bất cứ loại kem dưỡng hay dầu dưỡng nào ngăn chặn rạn da thực sự có hiệu quả. Mặc dù vậy hãy luôn dưỡng ẩm cho bụng khi nó to lên để giảm ngứa.

duong am

Vết rạn có biến mất hoàn toàn không?

Tin tốt là các vết rạn da thường mờ đi và khó phát hiện hơn trong khoảng từ 6 đến 12 tháng sau khi sinh con. Các sắc tố biến mất và chúng cũng thường trở nên sáng hơn vùng da xung quanh (màu sắc sẽ thay đổi tùy thuộc vào màu da của bạn), nhưng hình dạng các vết rạn vẫn như cũ.

Cách chữa rạn da

Bạn sẽ không thể loại bỏ chúng hoàn toàn nhưng nếu các vết rạn làm phiền bạn sau khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu về cách điều trị. Hiện có rất nhiều cách điều trị.

Các loại thuốc đặc trị như tretinoin (Retin-A) và axit glycolic có thể giúp ích. (Lưu ý: Retin-A không an toàn sử dụng trong khi mang thai và không có thông tin đáng tin cậy về số lượng bài tiết trong sữa mẹ hoặc ảnh hưởng của nó đến trẻ bú mẹ, vì vậy tốt nhất tránh dùng trong khi cho con bú.)

Có một số bằng chứng cho thấy phương pháp điều trị bằng laser có thể giúp khôi phục độ đàn hồi của da và cũng thay đổi sắc tố vì vậy các vết rạn da sẽ trở nên đều màu với làn da của bạn.

Lưu ý rằng các vết rạn da được xem là một vấn đề về thẩm mỹ, do đó bảo hiểm có lẽ sẽ không chi trả cho chi phí điều trị, các lần thăm khám, thuốc và các quy trình khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: ran da
Tin liên quan
Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30

Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40
Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40

Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40

Câu chuyện mang thai tuổi 20
Câu chuyện mang thai tuổi 20

Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20

Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2172 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3696 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1423 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  967 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1016 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây