1

Bí tiểu sau phẫu thuật kéo dài bao lâu?

Bí tiểu là tình trạng khá thường gặp sau phẫu thuật. Trong khi hầu hết các trường hợp, bí tiểu sau phẫu thuật tự khỏi nhưng người bệnh có thể phải tạm thời sử dụng ống thông tiểu hoặc dùng thuốc để dẫn nước tiểu trong bàng quang ra ngoài.
Bí tiểu sau phẫu thuật kéo dài bao lâu? Bí tiểu sau phẫu thuật kéo dài bao lâu?

Bí tiểu sau phẫu thuật là gì?

Bí tiểu sau phẫu thuật là tình trạng gặp khó khăn khi tiểu tiện sau phẫu thuật mặc dù bàng quang đã đầy. Đây là một tình trạng tương đối phổ biến và có thể xảy ra do các yếu tố như phương pháp vô cảm được dùng trong quá trình phẫu thuật, thuốc hoặc thủ thuật ảnh hưởng đến đường tiết niệu.

Các triệu chứng bí tiểu gồm có:

  • Tiểu khó (phải rặn mạnh mới ra nước tiểu) hoặc hoàn toàn không thể đi tiểu
  • Đau hoặc khó chịu ở bàng quang
  • Co thắt bàng quang
  • Bụng phình to

Một số người bị bí tiểu không gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu nào.

Gần như không ai có thể nhịn tiểu quá 6 – 7 tiếng liên tục. Nếu như đã qua 7 tiếng mà vẫn không thể đi tiểu thì cần phải đến bệnh viện ngay.

Bí tiểu sau phẫu thuật có thể điều trị được và thường đỡ dần trong vòng vài tuần. Thông thường, tình trạng này sẽ tự hết.

Nguyên nhân gây bí tiểu sau phẫu thuật

Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, các cơ bàng quang sẽ co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài. Điều này diễn ra nhờ sự phối hợp của các cơ, dây thần kinh, não và tủy sống. Phẫu thuật có thể tác động và làm xáo trộn hoạt động của hệ thống này.

Bí tiểu sau phẫu thuật có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Thuốc mê: Thuốc gây mê làm tê liệt các cơ hoặc dây thần kinh và khiến cơ thể không phát ra “tín hiệu” khi bàng quang đã đầy.
  • Viêm hoặc tắc nghẽn: Phẫu thuật vùng bụng, vùng chậu hoặc bất kỳ bộ phận nào trong đường tiết niệu hoặc các cơ quan, mô hoặc dây thần kinh xung quanh có thể gây viêm, khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn. Phẫu thuật tủy sống cũng có thể gây ra vấn đề với các dây thần kinh kiểm soát việc đi tiểu. Những người trải qua phẫu thuật đầu gối, hông hoặc đại tràng cũng có nguy cơ bị bí tiểu sau phẫu thuật.
  • Thuốc: Thuốc giảm đau, đặc biệt là những loại mạnh như thuốc giảm đau nhóm opioid hoặc thuốc giảm đau liều cao có thể gây bí tiểu. Giống như thuốc gây mê, các loại thuốc này cũng có thể làm tê liệt các cơ hoặc dây thần kinh. Thuốc giảm đau còn có thể gây táo bón, điều này tạo áp lực lên niệu đạo và khiến người bệnh khó đi tiểu.

Bí tiểu sau phẫu thuật có phổ biến không?

Tỷ lệ bí tiểu sau phẫu thuật được báo cáo dao động trong khoảng từ 5 đến 70%. Sở dĩ phạm vi rộng như vậy một phần là vì tỷ lệ bí tiểu sau mỗi loại phẫu thuật là khác nhau. Ngoài ra, nguy cơ bí tiểu sau phẫu thuật phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi có nguy cơ bí tiểu sau phẫu thuật cao hơn.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bí tiểu sau phẫu thuật cao hơn so với phụ nữ.
  • Các bệnh lý khác: Bệnh tiểu đường, suy thận, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính và các bệnh tâm thần như trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu sau phẫu thuật.

Trước ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ nói rõ về nguy cơ bí tiểu và những vấn đề khác có thể phát sinh.

Bí tiểu sau phẫu thuật kéo dài bao lâu?

Tình trạng bí tiểu sau phẫu thuật thường tự hết trong vòng 4 đến 6 tuần nhưng cũng có thể hết sớm hơn hoặc kéo dài lâu hơn.

Nếu sau một tháng mà tình trạng bí tiểu vẫn không cải thiện hoặc gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thì hãy đi khám.

Nếu hoàn toàn không thể đi tiểu được trong vòng 7 tiếng sau phẫu thuật hoặc đau dữ dội ở vùng bàng quang thì phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Điều trị bí tiểu sau phẫu thuật

Có một số cách để kiểm soát chứng bí tiểu sau phẫu thuật:

Đặt ống thông tiểu

Nếu bàng quang đầy nhưng lại không thể đi tiểu được sau phẫu thuật thì sẽ phải đặt ống thông tiểu.

Tùy vào tình trạng mà người bệnh có thể chỉ cần đặt ống thông tiểu trong thời gian ở lại bệnh viện hoặc cũng có thể phải sử dụng ống thông tiểu cả khi đã xuất viện về nhà cho đến khi vấn đề được giải quyết.

Thuốc chẹn alpha

Thuốc chẹn alpha có tác dụng làm giãn niệu đạo và giúp bàng quang làm rỗng dễ dàng hơn. Đôi khi người bệnh phải sử dụng kết hợp cả thuốc chẹn alpha và đặt ống thông tiểu.

Chườm ấm

Ngâm nước ấm hoặc chườm ấm lên bụng có thể giúp giảm bí tiểu nhẹ.

Tóm tắt bài viết

Bí tiểu sau phẫu thuật là vấn đề khá phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề sẽ tự hết trong vòng vài tuần. Nhưng nếu không thể đi tiểu trong vòng 7 tiếng sau phẫu thuật thì phải báo ngay cho bác sĩ.

Nếu tình trạng không cải thiện sau vài tuần hoặc gây cản trở cuộc sống hàng ngày thì cần phải đi khám. Phương pháp điều trị thường là đặt ống thông tiểu hoặc dùng thuốc chẹn alpha để đưa nước tiểu ra khỏi bàng quang.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: phẫu thuật, kéo dài
Tin liên quan
Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt
Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và cần phải điều trị. Có nhiều cách để điều trị phì đại tuyến tiền liệt và một trong số đó là phẫu thuật. Sau phẫu thuật người bệnh cần lưu ý những gì và làm thế nào để phục hồi nhanh hơn?

Các biến chứng của phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt
Các biến chứng của phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính là một vấn đề rất phổ biến và có thể điều trị được. Một trong các giải pháp điều trị là phẫu thuật. Do đây là một thủ thuật xâm lấn nên sẽ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra một số vấn đề không mông muốn.

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là giải pháp điều trị tốt nhất trong những trường hợp khối u nằm bên trong tuyến tiền liệt và chưa xâm lấn khu vực xung quanh. Ca phẫu thuật được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt nam giới còn khả năng sản xuất tinh trùng không?
Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt nam giới còn khả năng sản xuất tinh trùng không?

Những điều mà nam giới cần biết về khả năng sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt: Phẫu thuật và xạ trị
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt: Phẫu thuật và xạ trị

Xạ trị và phẫu thuật là hai trong số các lựa chọn điều trị phổ biến nhất cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Cả hai phương pháp đều có khả năng chữa khỏi bệnh. Tỷ lệ sống tương đối 5 năm ở tất cả các giai đoạn của bệnh ung thư tuyến tiền liệt là 98%.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây