Hút dịch nang bao hoạt dịch - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bao khớp có 2 lớp gồm màng xơ (bên ngoài )và màng hoạt dịch (lót bên trong). Màng hoạt dịch phủ vào mặt trong của bao khớp cùng với các mặt của khớp giới hạn nên ổ khớp. Màng hoạt dịch tiết ra dịch khớp có tác dụng bôi trơn các mặt khớp và cung cấp chất dinh dưỡng cho các cấu trúc bên trong ổ khớp giúp duy trì tính bền vững của khớp. Khi áp lực bên trong của bao khớp tăng lên do chấn thương, vi chấn thương, hay do viêm có thể tạo ra thoát vị dịch và bao hoạt dịch tại vị trí bao khớp lỏng lẻo gây ra nang bao hoạt dịch (hay u bao hoạt dịch). Thường gặp tại khớp cổ tay, khớp bàn ngón và khớp liên đốt ngón tay, bao gân, đôi khi gặp tại khớp cổ chân, khớp gối...
- Triệu chứng u nang bao hoạt dịch là một khối tròn, mềm, sờ nhẵn, ít di động, khối to dần về kích thước, tiến triển chậm hàng tháng hay hàng năm. Người bệnh cảm thấy đau, khối to dần gây vướng víu và một số triệu chứng khác gây ảnh hưởng không nhỏ về mặt tâm lý.
- Đây là bệnh lành tính, nếu u nang bao hoạt dịch không gây viêm, không đau thì chưa cần điều trị. Điều trị hiên nay gồm: Hút dịch và tiêm thuốc chống viêm corticoid sau đó băng ép, hoặc phẫu thuật cắt bỏ nang bao hoạt dịch và khâu phục hồi vị trí bao khớp lỏng lẻo để hạn chế tái phát
II. CHỈ ĐỊNH
- Hút dịch nang bao hoạt dịch khi nang có kích thước lớn gây mất thẩm mỹ hoặc chèn ép thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng vận động khớp, hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn bội nhiễm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các bệnh lý rối loạn đông máu.
- Nhiễm khuẩn ngoài da tại vị trí khớp định chọc hút.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện (chuyên khoa)
- 01 Bác sỹ: là các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp nâng cao.
- 01 Điều dưỡng phụ: là điều dưỡng đã được đào tạo.
2. Phương tiện
- Kim chọc hút (18Gauche, 20Gauche) , bơm tiêm 10ml, 20 ml.
- Bông, cồn iod sát trùng, panh, băng dính vô khuẩn.
- Thuốc gây tê Lidocain 2%.
- Lam kính, ống nghiệm vô khuẩn, ống nghiêm có heparin chống đông
- Hộp dụng cụ chống sốc
3. Chuẩn bị người bệnh
- Người bệnh được giải thích trước về thủ thuật nhằm hợp tác với bác sỹ.
- Bệnh án hoặc các tài liệu (đơn, xét nghiệm, X quang,...) để thầy thuốc kiểm tra (nếu cần thiết) trước khi thực hiện thủ thuật (chú ý xét nghiệm đông máu cơ bản, chỉ định, bệnh kết hợp,...).
- Bác sỹ thăm khám lại người bệnh trước khi tiến hành chọc dịch.
4. Hồ sơ bệnh án, đơn
- Theo mẫu quy định
XI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHỌC HÚT DỊCH KHỚP
- Thực hiện tại phòng thủ thuật vô trùng
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án, đơn hoặc phiếu chỉ định thủ thuật về chỉ định, chống chỉ định
- Hướng dẫn tư thế người bệnh và xác định các mốc giải phẫu: tùy theo từng nang bao hoạt dịch cần chọc hút dịch: với vị trí khớp cổ tay cần đặt bàn tay sấp lên mặt bàn tiêm, gấp nhẹ cổ tay để nang bao hoạt dịch nổi rõ nhất
- Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn
- Sát khuẩn rộng vùng nang có chỉ định chọc hút dịch
- Đưa kim vào vị trí đã xác định, vừa đưa kim vừa hút chân không cho tới khi thấy dịch, hút nhẹ nhàng và từ từ.
- Khi lấy được dịch khớp: cần đánh giá đại thể dịch khớp (số lượng, màu sắc, độ nhớt, độ trong ), hoặc cần làm xét nghiệm nếu có chỉ định.
- Sau khi đã hút hết dịch nang bao hoạt dịch, tiến hành tiêm thuốc nếu có chỉ định tiêm nang bao hoạt dịch
- Kết thúc thủ thuật: rút kim, sát trùng lại và băng vị trí chọc dịch bằng băng dính y tế, sau đó băng ép nhẹ (băng thun) để hạn chế sự tái phát
- Dặn dò người bệnh giữ sạch, không để ướt vị trí chọc hút trong vòng 24 h sau tiêm, sau 24 h bỏ băng và có thể rửa nước bình thường vào chỗ tiêm, tái khám nếu thấy chảy dịch hoặc viêm tấy tại vị trí chọc dò, hoặc có sốt,...
VI. THEO DÕI
- Tình trạng đau; chảy máu tại chỗ; tình trạng nhiễm trùng thứ phát nếu có
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp: do thủ thuật chọc dịch không đảm bảo vô khuẩn. Người bệnh thường có biểu hiện sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch tái phát nhanh: cần điều trị kháng sinh.
- Chảy máu kéo dài tại chỗ chọc dò: cầm máu tại chỗ và kiểm tra lại tình trạng bệnh lý rối loạn đông máu của người bệnh để xử trí tùy theo trường hợp.
- Biến chứng hiếm gặp: tai biến do người bệnh quá sợ hãi, có các biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: Người bệnh choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn,... Xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Có rất nhiều loại khoáng chất, vitamin và thảo dược có lợi đối với hệ miễn dịch, chẳng hạn như kẽm, vitamin C, vitamin D, nấm dược liệu…
Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).
Biểu đồ nhiệt độ cơ thể (BBT) và dịch nhầy cổ tử cung là một cách để ước lượng thời điểm bạn sẽ rụng trứng, do đó bạn sẽ biết khi nào nên quan hệ tình dục nếu muốn thụ thai.
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi nuốt tinh dịch trong khi đang mang thai có bị làm sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 5972 lượt xem
Mang thai được 18 tuần, đi khám, bs bảo cổ tử cung em ngắn và có hở eo nhỏ nên đặt vòng nâng cổ tử cung HOPE. Đặt xong 1 tuần, thấy ra nước và cả dịch trắng đục, em tái khám, được bs cho biết em bị ứ dịch âm đạo nhiều, Siêu âm hình thái học (lúc này thai đã 20 tuần) xong, bác sĩ kê cho em uống thuốc Utrolgestan 200mg và hẹn 4 tuần sau tái khám. Nhưng mới được 2 tuần, em thấy dịch ra nhiều và có cả màu đen (giống máu khô) nên rất lo lắng. Mong bs tư vấn giúp?
- 1 trả lời
- 1011 lượt xem
Mỗi khi trời hanh khô, sau khi tắm nước nóng là chân tôi lại bong tróc, sần sùi, thậm chí là nứt toác. Nhiều lần ngứa, tôi gãi chảy dịch. Vậy phải làm thế nào để cải thiện được tình trạng của bản thân?
- 1 trả lời
- 1117 lượt xem
Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi đang bị ốm, việc cho bé uống sữa có làm tăng dịch nhày của bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1187 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 930 lượt xem
- Thưa bác sĩ, việc sử dụng nhiều hơn một mũi vắc -xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không ạ?