1

Chẩn đoán và điều trị u sụn màng hoạt dịch - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

1. ĐỊNH NGHĨA

  • Bệnh u sụn màng hoạt dịch (Synovial Osteochondromatosis) là một dạng dị sản lành tính của bao hoạt dịch trong đó các tế bào liên kết có khả năng tự tạo sụn. Trong ổ khớp, các khối sụn nhỏ mọc chồi lên bề mặt, sau đó phát triển cuống và trở thành các u, các u này xơ cứng lại và được gọi là u sụn, một số rơi vào trong ổ khớp và trở thành các dị vật khớp.
  • U sụn màng hoạt dịch thường hay gặp ở khớp gối, chiếm 50%-60%, sau đó là các khớp khác như khớp háng và khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ chân.

2. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhất là đối với u sụn nguyên phát.

− Nguyên phát (Primary synovial osteochondromatosis): gặp ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi, nguyên nhân chưa rõ.

− Thứ phát (Secondary synovial osteochondromatosis): gặp ở người có tiền sử bệnh khớp:

  •  Thoái hóa khớp.
  •  Viêm khớp do lao.
  •  Viêm xương sụn bóc tách.
  •  Gãy đầu xương trong ổ khớp, vỡ sụn.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

Bệnh u xương sụn thường gặp ở người lớn 30-50 tuổi, nam: nữ = 2: 1

− Biểu hiện tại khớp:

  •  Đau, sưng khớp, thường có dấu hiệu kẹt khớp.
  •  Giảm khả năng vận động khớp.
  •  Khám có thể thấy u cục quanh khớp, cứng, di động hoặc không.
  •  Tràn dịch khớp: hiếm gặp.
  •  Biểu hiện viêm khớp: ít gặp.

− Dấu hiệu toàn thân ít thay đổi.

3.2. Cận lâm sàng

− Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hoá: bình thường.

− Xquang: Đặc điểm Xquang thường quy (Milgram, 1997).

  •  Dày bao khớp và màng hoạt dịch.
  •  Nốt calci hóa trong và cạnh khớp hình tròn hoặc ovan.
  •  Khe khớp không hẹp.
  •  Mật độ xương tại đầu khớp bình thường.
  • Nốt u sụn thường chỉ có thể được phát hiện trên Xquang vào giai đoạn 2, khi xuất hiện các nốt calci hóa rõ.

− Chụp cắt lớp vi tính có thể phát hiện:

  •  Nốt calci hóa cản quang.
  •  Tràn dịch khớp.

− Cộng hưởng từ: ngoài các hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính còn có thể quan sát thấy:

  •  Dày màng hoạt dịch.
  •  Thể tự do giảm tín hiệu ở T1, tăng tín hiệu T2.
  •  Nếu calci hoá nhiều: giảm tín hiệu T1 hoặc T1 và T2

− Phương pháp nội soi khớp: được chỉ định khi các bằng chứng vẫn còn chưa chắc chắn, nhằm mục đích chẩn đoán xác định và kết hợp điều trị. Ngoài ra qua nội soi khớp có thể kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch, các tổ chức u sụn, sụn khớp làm xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.

− Mô bệnh học:

  •  Hình ảnh đại thể: do sụn được nuôi dưỡng bằng dịch của màng hoạt dịch nên các u sụn có thể phát triển và tăng dần lên về kích thước. Các u sụn trong ổ khớp, túi hoạt dịch hoặc bao gân thường có cùng hình dạng và kích thước (thay đổi từ một vài mm đến một vài cm). Nếu sự gắn kết nhiều u sụn có thể tạo hình dạng khối sụn lớn (hình dạng đá tảng).
  •  Hình ảnh vi thể: chụp dưới kính hiển vi quang học thấy hình ảnh tăng sinh màng hoạt dịch, thấy nhiều tế bào hai nhân, nhân đông.

3.3. Chẩn đoán phân biệt

  •  Viêm khớp dạng thấp có hình ảnh hạt gạo.
  •  Viêm khớp nhiễm khuẩn (lao khớp).
  •  Bệnh gút.
  •  Viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố.
  •  Viêm khớp nhiễm khuẩn (lao khớp).
  •  U máu màng hoạt dịch.
  •  Chấn thương vỡ xương sụn.

3.4. Chẩn đoán các giai đoạn bệnh

Milgram chia bệnh lý u xương sụn thành ba giai đoạn:

  •  Giai đoạn 1: bệnh tiềm ẩn trong bao hoạt dịch nhưng không có các vật thể lạ tự do.
  •  Giai đoạn 2: tăng sinh màng hoạt dịch có kèm các vật thể lạ tự do.
  •  Giai đoạn 3: các u sụn tăng sinh nhiều ở bao khớp, màng hoạt dịch hoặc nhiều hạt tự do trong ổ khớp.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

  •  Giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp.
  •  Tránh tái phát bệnh.

4.2. Điều trị cụ thể

− Điều trị nội khoa:

+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs):

  • Etoricoxib 30-90mg/ngày; Meloxicam 7,5-15mg/ngày;
  • Celecoxib 200mg/ngày.

+ Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm.

  • Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate: 1500mg /ngày

+ Thuốc ức chế Interleukin 1: Diacerhein 50mg x 2 viên/ngày.

− Nội soi khớp: có thể vừa thực hiện chẩn đoán lấy vật thể lạ hoặc cắt từng phần màng hoạt dịch bị tổn thương (khi có viêm màng hoạt dịch). Chú ý: phương pháp chỉ định đối khi u sụn kích thước nhỏ dưới 2 cm.

− Chỉ định ngoại khoa: trong trường hợp bệnh nhân đến muộn, những tổ chức u sụn phát triển nhiều hoặc quá to sẽ có chỉ định cắt bỏ u sụn và phần màng hoạt dịch tổn thương qua phẫu thuật mở.

5. THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ

Cần thăm khám định kỳ cho đến khi hết triệu chứng trên lâm sàng và Xquang để đánh giá kết quả điều trị cũng như phát hiện các u sụn mới có thể xuất hiện để có biện pháp điều trị kịp thời.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán và điều trị dự phòng hen phế quản - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán - điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán và điều trị nhược cơ - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hãy đưa trẻ đi khám khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Trong hầu hết các trường hợp, bàng quang tăng hoạt ở trẻ em tự khỏi theo thời gian. Nhưng nếu không tự khỏi thì sẽ cần phải điều trị. Có những phương pháp điều trị y tế và biện pháp khắc phục tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.

Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Hội chứng HELLP xảy ra với dưới 1% tổng số trường hợp mang thai. Tuy nhiên, trong số những phụ nữ bị tiền sản giật nặng, khoảng 20% sẽ bị hội chứng HELLP.

Điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không?
Điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  975 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1326 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1133 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Siêu âm thai màng ngoài tim của bé có dịch có sao không?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  6184 lượt xem

Bác sĩ ơi, hôm qua em đi siêu âm thì bảo bé em bị màng ngoài tim có dịch. Nhờ bác xem giúp em với. Nếu mà bé cứu được thì sau này có để lại di chứng gì không ạ? Do em bé đầu nên không biết sao

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1103 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây