1

Chọc hút nang bao hoạt dịch dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Bao khớp có 2 lớp gồm màng xơ (bên ngoài) và màng hoạt dịch (lót bên trong). Màng hoạt dịch phủ mặt trong của bao khớp cùng với các mặt của khớp giới hạn nên ổ khớp. Khi áp lực bên trong của bao khớp tăng lên do chấn thương, vi chấn thương, hay do viêm có thể tạo ra thoát vị dịch và bao hoạt dịch tại vị trí bao khớp lỏng lẻo gây ra nang bao hoạt dịch (hay u bao hoạt dịch). Thường gặp tại khớp cổ tay, khớp bàn ngón và khớp liên đốt ngón tay, bao gân, đôi khi gặp tại khớp cổ chân, khớp gối... Điều trị hiên nay gồm: Hút dịch và tiêm thuốc chống viêm corticoid sau đó băng ép, hoặc phẫu thuật cắt bỏ nang bao hoạt dịch và khâu phục hồi vị trí bao khớp lỏng lẻo để hạn chế tái phát. Chọc hút nang bao hoạt dịch dưới hướng dẫn của siêu âm giúp cho thủ thuật an toàn và dễ dàng hơn, tránh gây tổn thương các cầu trúc xung quanh: thần kinh, mạch máu,...

II. CHỈ ĐỊNH

  • Hút dịch nang bao hoạt dịch khi nang có kích thước lớn gây mất thẩm mỹ hoặc chèn ép thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng vận động khớp, hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn bội nhiễm

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Các bệnh lý rối loạn đông máu.
  •  Nhiễm khuẩn ngoài da tại vị trí khớp định chọc hút.
  •  Thận trọng với người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cần được kiểm soát tốt trước và sau khi tiến hành thủ thuật

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 bác sỹ thực hiện thủ thuật: là bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp đã được đào tạo về thủ thuật chọc hút dịch khớp
  •  01 bác sỹ siêu âm: là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh/ cơ xương khớp đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành siêu âm.
  •  01 điều dưỡng phụ.

2. Phương tiện

  •  Phòng tiêm khớp đạt tiêu chuẩn chuyên môn
  •  01 máy siêu âm, đầu dò Linear có tần số tối thiểu 5 - 9 MHZ
  •  Bộ dụng cụ tiêm khớp vô khuẩn ( săng có lỗ, kẹp có mấu, bông, gạc,...)
  •  Túi vô trùng bọc đầu dò siêu âm (hoặc có thể dùng găng vô khuẩn bọc đầu dò siêu âm)
  •  Găng vô khuẩn
  •  Kim chọc hút (18Gauge, 20Gauge), bơm tiêm 10 ml, 20 ml.
  •  Cồn 70o, cồn Iôt sát trùng, panh, băng dính vô khuẩn.
  •  Lam kính, ống nghiệm vô khuẩn, ống nghiệm có Heparin chống đông
  •  Thuốc gây tê Lidocain 2%.
  •  Hộp dụng cụ chống sốc

3. Chuẩn bị người bệnh

  •  Người bệnh được giải thích trước về thủ thuật nhằm hợp tác với bác sỹ.
  •  Bệnh án hoặc các tài liệu (đơn thuốc; xét nghiệm chú ý đông máu cơ bản; X quang,...) của người bệnh để thầy thuốc kiểm tra trước khi thực hiện thủ thuật
  •  Bác sỹ thăm khám lại người bệnh trước khi tiến hành chọc dịch.
  •  Chuẩn bị tư thế người bệnh: tùy theo vị trí nang bao hoạt dịch

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Theo mẫu quy định

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHỌC HÚT DỊCH KHỚP

Thực hiện tại phòng thủ thuật vô trùng

- Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn thuốc về chỉ định, chống chỉ định

- Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò

- Kiểm tra nang bao hoạt dịch dưới siêu âm: chọn vị trí đặt đầu dò thích hợp để hút

- Điều dưỡng sát khuẩn rộng vị trí chọc hút bằng dung dịch Betadin.

- Bác sỹ thực hiện thủ thuật sát trùng tay bằng cồn 70o, đi găng vô khuẩn, , trải săng vô khuẩn có lỗ.

- Bác sỹ siêu âm bọc đầu dò siêu âm bằng túi bọc đầu dò hoặc bằng găng vô khuẩn, đặt đầu dò đã được bọc găng vô khuẩn tại vị trí cần hút dịch

- Đưa kim qua da, mũi kim song song với đầu dò siêu âm, đồng thời quan sát trên màn hình siêu âm, chọc kim vào bao hoạt dịch và tiến hành hút dịch, hút tới khi quan sát trên màn hình bao hoạt dịch đã xẹp hết.

- Khi lấy được dịch khớp:

  •  Đánh giá đại thể dịch khớp
  •  Làm xét nghiệm nếu cần thiết

- Nếu người bệnh có chỉ định tiêm khớp, bác sỹ làm thủ thuật đưa thuốc vào ổ khớp qua kim hút vừa dịch.

- Kết thúc thủ thuật: rút kim, sát trùng lại và băng vị trí chọc dịch bằng băng dính y tế.

- Dặn dò người bệnh giữ sạch và không để ướt vị trí chọc hút trong 24h sau tiêm, sau 24h bỏ băng và rửa nước bình thường vào chỗ tiêm, tái khám nếu chảy dịch hoặc viêm tấy tại vị trí chọc dò, sốt,...

V. THEO DÕI

  •  Chỉ số theo dõi: mạch, huyết áp, tình trạng đau, chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong vòng 24 giờ
  •  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (mục VI) sau 24 giờ

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Đau tại chỗ chọc dịch: Paracetamol.
  •  Biến chứng do kích thích phó giao cảm ( hiếm gặp) do người bệnh quá sợ hãi. Xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
  •  Chảy máu kéo dài tại chỗ chọc hút dịch: cầm máu tại chỗ và kiểm tra lại tình trạng bệnh lý rối loạn đông máu của người bệnh để xử trí tùy trường hợp
  •  Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp: do thủ thuật chọc dịch không đảm bảo vô khuẩn. Cần chọc hút dịch khớp làm xét nghiệm tế bào, nuôi cấy vi khuẩn và điều trị kháng sinh đường toàn thân.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chọc hút dịch khớp gối dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp háng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp vai dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp khuỷu dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp cổ chân dưới hướng dẫn của siêu âm- Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Các thuốc Steroid như cortisone, prednisone hoặc một số loại thuốc chống cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.

Độ tuổi của phụ nữ ảnh hưởng đến trứng và khả năng sinh sản
Độ tuổi của phụ nữ ảnh hưởng đến trứng và khả năng sinh sản

Khả năng sinh sản tự nhiên bị suy giảm khi phụ nữ có tuổi, nhưng sự suy giảm này là ít khi so với sự lão hóa đang xảy ra ở xương, da và hầu hết các cơ quan trên cơ thể.

Caffeine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Caffeine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Mối liên quan giữa tiêu thụ caffein với khả năng sinh sản

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Môi trường ảnh hưởng như nào đến khả năng sinh sản
Môi trường ảnh hưởng như nào đến khả năng sinh sản

Các chất hóa học trong môi trường góp phần làm gia tăng tỷ lệ vô sinh trong dân số nói chung, đặc biệt ở những cặp vợ chồng mới đang ở độ tuổi 20.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1052 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1126 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  926 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Nhiệt tỏa ra từ laptop có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  997 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhiều người nói rằng nhiệt lượng tỏa ra từ máy tính xách tay sẽ làm suy giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và đàn ông. Điều này có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nhiễm nấm men có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  919 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiễm nấm men có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây