1

Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

1. ĐỊNH NGHĨA

Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua còn được gọi là viêm màng hoạt dịch do nhiễm độc (toxic synovitis) là tình trạng viêm khu trú ở màng hoạt dịch khớp háng một bên với tính chất khởi phát đột ngột, khỏi nhanh chóng trong vòng 7-10 ngày mà không để lại di chứng. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3-10 tuổi, song có thể gặp ở trẻ 3 tháng tuổi hoặc ở người trưởng thành. Trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái 2-4 lần. Trong các bệnh lý đau cấp tính của khớp háng thì viêm màng hoạt dịch thoáng qua là loại hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Có thể gặp ở người lớn.

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

  • Nguyên nhân chính xác còn chưa rõ. Có thể liên quan đến nhiễm virus đường hô hấp dưới hoặc chấn thương xảy ra ngay trước khi có triệu chứng viêm màng hoạt dịch.
  • Sinh thiết màng hoạt dịch thấy tăng sinh màng hoạt dịch và tình trạng viêm không đặc hiệu. Có hình ảnh tràn dịch khi siêu âm khớp háng và xét nghiệm dịch khớp có tăng nồng độ proteoglycan.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

  •  Bệnh khởi phát đột ngột, cấp tính với triệu chứng đau tại khớp háng hoặc đôi khi khi đau ở đùi hoặc tại khớp gối ở bên bị bệnh.
  •  Ở trẻ nhỏ, do trẻ không có khả năng mô tả, nên có thể biểu hiện bởi hiện tượng đi khập khiễng hoặc bò lết bất thường; trẻ khóc bất thường không giải thích nguyên nhân khi được thay tã.
  •  Sờ nắn vào khớp háng tổn thương khiến trẻ kêu đau hoặc khóc. Hạn chế vận động khớp háng, đặc biệt là động tác dạng và xoay trong ở bên tổn thương. Khớp háng bên đối diện, các khớp khác và cột sống không thấy dấu hiệu gì bất thường.
  •  Sốt: nhiệt độ tăng có thể vừa phải hoặc cao. Trẻ có tình trạng kích thích, khó chịu.

3.2. Cận lâm sàng

  •  Các thông số về viêm như tốc độ máu lắng, CRP, bạch cầu có thể tăng nhẹ.
  •  Chụp Xquang khớp háng thường không thấy gì đặc biệt, đôi khi thấy khe khớpnnhư rộng ra; chỏm xương đùi có vẻ như phẳng ra; mất nhẹ chất khoáng ở đầu xương. Cần chụp khớp háng hai bên để dễ quan sát và so sánh.
  •  Siêu âm có thể thấy dịch trong ổ khớp (không thường xuyên). Trong trường hợp phải phân biệt với viêm khớp nhiễm khuẩn, cần chọc hút dịch dưới hướng dẫn của siêu âm, nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
  •  Chụp MRI đôi khi được chỉ định trong trường hợp khó, khi cần phải phân biệt với viêm khớp nhiễm trùng (CT không có giá trị trong trường hợp này).

3.3. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định dựa vào các thông tin sau:

− Các triệu chứng viêm khớp háng một bên với biểu hiện:

  •  Đau, hạn chế vận động khớp háng một bên.
  •  Tràn dịch khớp (thường phát hiện trên siêu âm), có thể có tăng sinh màng hoạt dịch khớp thấy trên siêu âm hoặc cộng hưởng từ.
  •  Tăng các thông số viêm trên xét nghiệm.

− Đáp ứng tốt với thuốc chống viêm không steroid và kéo dài không quá 2 tuần.

Điều cần chú ý là chỉ chẩn đoán xác định viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua khi đã loại trừ tất cả các bệnh có thể gây đau tại khớp háng một bên, đặc biệt là viêm khớp háng nhiễm khuẩn. Trường hợp đau, viêm kéo dài trên 2 tuần cần tìm nguyên nhân khác.

3.4. Chẩn đoán phân biệt

  •  Viêm khớp háng nhiễm khuẩn: Đây là chẩn đoán phân biệt quan trọng nhất vì nếu bỏ qua một viêm khớp háng nhiễm khuẩn sẽ gây phá hủy khớp không hồi phục. Các triệu chứng gợi ý: sốt thường cao, các thông số viêm tăng mạnh, tình trạng nhiễm trùng rõ. Chẩn đoán xác định: chọc hút có dịch khớp là dịch mủ, xét nghiệm có tế bào mủ; có thể phân lập được vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
  •  Các nguyên nhân gây đau khớp háng khác như viêm xương, viêm xương tủy; chấn thương như chấn thương phần mềm ở chi dưới, sang chấn gân, dây chằng, gãy xương; bệnh Legg-Calves-Perthes; bệnh lý thần kinh ngoại biên; loạn sản khớp háng, bệnh lý khối u; áp xe cơ thắt lưng chậu, viêm tinh hoàn...
  •  Viêm khớp mạn tính thiếu niên giai đoạn đầu: triệu chứng viêm kéo dài trên 3 tháng.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

Chủ yếu là nghỉ ngơi, tránh cho khớp khỏi bị đè ép và chịu tải trọng.

4.2. Điều trị cụ thể

  •  Thuốc chống viêm giảm đau không steroid: ở trẻ em thường dùng Ibuprofen, vì thuốc ít tác dụng phụ so với các thuốc chống viêm không steroid khác. Liều lượng mỗi lần uống 5-10 mg /kg cân nặng, uống 3-4 lần trong một ngày. Trường hợp ở trẻ lớn trên 16 tuổi hoặc người trưởng thành có thể dùng một trong các thuốc chống viêm không steroid khác như diclofenac, piroxicam, meloxicam, celecoxib,... Cần chú ý các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.
  •  Kéo dãn khớp háng để làm giảm bớt áp lực trong ổ khớp và giảm đau.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Bệnh lành tính và thường khỏi trong vòng 7 – 10 ngày không để lại di chứng. Đôi khi kéo dài vài tuần. Có 4-17% bệnh nhân tái phát trong vòng 6 tháng đầu.

6. PHÒNG BỆNH

Phòng và điều trị các viêm đường hô hấp, tránh các chấn thương.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Sinh thiết màng hoạt dịch khớp dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp háng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán và điều trị u sụn màng hoạt dịch - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến khả năng mang thai và thai kỳ?
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến khả năng mang thai và thai kỳ?

Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Đài Loan đã công bố một nghiên cứu về bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ mang thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc thai nhỏ so với tuổi thai (small for gestational age - SGA).

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Viêm gan B khi mang thai
Viêm gan B khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thường xuyên được kiểm tra viêm gan B không?  Viêm gan B lây truyền qua đường nào? Các triệu chứng của viêm gan B là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu xét nghiệm dương tính với viêm gan B? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Tác dụng bất ngờ từ tập luyện: Các hoạt động đốt cháy calo hàng ngày
Tác dụng bất ngờ từ tập luyện: Các hoạt động đốt cháy calo hàng ngày

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại thở hổn hển sau khi lau nhà không? Đó là bởi vì bạn đang đốt cháy khoảng 230 calo trong một giờ!

Những hoạt động nào nên tránh khi mang thai?
Những hoạt động nào nên tránh khi mang thai?

Câu hỏi: - Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi cần tránh những hoạt động nào trong khi đang mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Siêu âm thai màng ngoài tim của bé có dịch có sao không?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  6246 lượt xem

Bác sĩ ơi, hôm qua em đi siêu âm thì bảo bé em bị màng ngoài tim có dịch. Nhờ bác xem giúp em với. Nếu mà bé cứu được thì sau này có để lại di chứng gì không ạ? Do em bé đầu nên không biết sao

Mang bầu 34w3d bị nấm và viêm ngứa có sinh thường được không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  992 lượt xem

Em mang thai được 34w3d, em bị nấm và viêm ngứa ạ. Em đã đặt thuốc rồi nhưng cứ hết thuốc là lại ngứa và ra dịch ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp giờ em phải làm như thế nào. Và trường hợp của em có sinh thường được không, vì em đọc trên mạng thấy có thông tin nói rằng nếu tháng cuối không khỏi nấm sợ bé đi qua gây ảnh hưởng bé

Viêm họng nặng khi mang bầu thì có nên uống thuốc?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  606 lượt xem

Mang thai 28 tuần, em bị viêm họng nặng nên được bs Tai mũi họng kê toa thuốc uống cho đỡ viêm. Bác sĩ nói là thuốc này không ảnh hưởng đến bé, nhưng em vấn thấy lo?

Uống thuốc trị viêm tai cấp trong lúc mang thai có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  975 lượt xem

Bị viêm amiđan cấp và viêm tai giữa cấp khi đang mang thai tuần thứ 32, em được bác sĩ kê cho thuốc: Auclanityl 875/125mg, Tatanol Acetaminophen 500mg, Taparen Cetirizine dihydrochloride 10mg, alfachim. Vậy, mấy loại thuốc trên có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Bị viêm tai giữa khi mang bầu ở tuần thứ 32
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  358 lượt xem

Đang mang thai ở tuần thứ 32 thì em bi viêm tai giữa. Đầu cứ nhức ong ong, tai thì cứ bị ù, rất khó chịu. Vậy, mẹ bầu như em có thể sử dụng những loại thuốc nào để trị viêm tai giữa mà không bị ảnh hưởng tới em bé ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây