Tiêm nhiều mũi vắc-xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ thống miễn dịch của bé?
Hệ thống miễn dịch của trẻ mạnh hơn bạn nghĩ: Chúng được "thiết kế" để bảo vệ trẻ em khỏi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, các vật lạ thường bị phơi nhiễm mỗi ngày dưới dạng nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn và virut. Trên thực tế trẻ được tiếp xúc với nhiều kháng nguyên trong môi trường mỗi ngày hơn so với những kháng nguyên trong tất các các loại vắc xin kết hợp vào. Và vì những đổi mới trong cách tạo ra vắc xin mà những vắc xin ngày nay chứa kháng nguyên ít hơn nhiều so với những loại vắc xin trong quá khứ.
Tuy nhiên, sự quan tâm lo ngại của các chuyên gia y tế về vấn đề này đã dẫn đến việc tiến hành nhiều nghiên cứu và phân tích sâu rộng. Lý thuyết cho rằng việc làm quá tải hệ thống miễn dịch bằng các vắc xin có thể làm giảm khả năng phòng ngừa, chống lại một bệnh nhiễm trùng hoặc gây ra bệnh tự miễn ở một đứa trẻ, như bệnh tiểu đường tuýp 1. Ngoài ra cũng có một mối lo ngại rằng số lượng lớn vắc xin được khuyến cáo tiêm cho trẻ ngày nay khiến trẻ bị tiếp xúc quá nhiều kháng nguyên một lúc, có thể gây dị ứng hoặc hen.
Để khắc phục những lo ngại này, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã ủy quyền Viện Y học (IOM) nghiên cứu xem liệu tiêm nhiều loại vắc-xin có thể gây hại cho hệ thống miễn dịch của trẻ hay không.
Báo cáo IOM được công bố năm 2002 đã kết luận rằng không có bằng chứng về mối liên quan giữa nhiều loại vắc xin với tình trạng gia tăng nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn dịch. Nếu có thì các chuyên gia nói, tỷ lệ nhiễm trùng và tiểu đường ở những trẻ được tiêm phòng sẽ cao hơn so với những trẻ không được tiêm phòng và điều đó dường như không xảy ra.
Các nghiên cứu gần đây tại Đại học Louisville cũng nhận thấy rằng, trẻ nhỏ nhận được nhiều vắc-xin trong năm đầu đời không có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển hơn so với những trẻ tiêm phòng ít hơn. Trên thực tế, trẻ sơ sinh được tiêm phòng đầy đủ đã có những phát triển não tốt hơn so với nhóm trì hoãn tiêm. Đây là thông tin rất đáng tin cậy cho những phụ huynh lo lắng về vắc xin.
Về mối liên quan giữa vắc xin và dị ứng, hen suyễn thì hiện vẫn chưa rõ ràng. Các chuyên gia cho biết, các nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa đủ để loại trừ mối liên quan này. Đồng thời, trẻ em đã được tiêm vắc xin dường như không có tỷ lệ bị mắc dị ứng và hen suyễn cao hơn so với những trẻ em chưa được tiêm phòng.
Trong khi đó, lại có một mối quan tâm rất thực tế về bệnh truyền nhiễm. Hệ miễn dịch chưa trưởng thành của trẻ không có khả năng chống lại những căn bệnh nghiêm trọng và có thể gây tử vong như bệnh sởi và viêm màng não. Đó chính là lý do tại sao cho con tiêm chủng từ sớm là rất quan trọng. Đặt lên bàn cân để so sánh nguy cơ thực sự khi mắc những bệnh này so với nguy cơ từ vắc xin thì rõ ràng là những lợi ích của việc chủng ngừa cho bé vượt xa hơn nhiều so với những rủi ro tiềm ẩn.
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1176 lượt xem
Con tôi bị phát ban 1 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR, liệu có phải bé bị sởi không?
- Bác sĩ ơi, con tôi tự nhiên bị phát ban sau 1 tuần tiêm vắc xin MMR, như thế có phải cháu đã bị mắc sởi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1077 lượt xem
Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?
- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!
- 1 trả lời
- 1112 lượt xem
Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1004 lượt xem
Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1086 lượt xem
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.
Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.