HIV là một loại virus tấn công hệ miễn dịch của cơ thể người. Virus này nhắm mục tiêu cụ thể đến một loại tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho T-CD4. Theo thời gian, hệ thống miễn dịch bị tổn hại khiến cơ thể ngày càng khó chống lại nhiễm trùng và các bệnh khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện tại có khoảng 38 triệu người đang sống chung với HIV. Khoảng 16 triệu người được điều trị HIV vào năm 2015. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số được thống kê chính thức. Con ca thực tế có thể còn cao hơn thế vì nhiều người bị nhiễm HIV mà không biết hoặc không đi khám.
Nếu không được điều trị, HIV sẽ tiến triển dần thành AIDS, còn gọi là HIV giai đoạn cuối. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm HIV cũng sẽ bị AIDS. Nhiều người dù nhiễm HIV nhưng không bao giờ bước sang giai đoạn này. Ở những người bị AIDS, hệ thống miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng. Điều này dẫn đến các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư, khiến cho sức khỏe người bệnh ngày càng giảm sút và cuối cùng là tử vong. Nếu tiếp tục không điều trị, những người bị HIV giai đoạn cuối thường chỉ có thể sống được thêm 3 năm.
Mặc dù ho khan là một triệu chứng phổ biến của HIV nhưng không phải lúc nào bị ho khan cũng có nghĩa là đã nhiễm virus này. Còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây ho khan, ví dụ như viêm xoang, trào ngược axit hoặc chỉ đơn giản là do thay đổi thời tiết, không khí lạnh.
Khi tình trạng ho kéo dài dai dẳng không đỡ thì nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện bằng nhiều phương pháp khác nhau, gồm có cả chụp X-quang phổi để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn gây ho. Nếu như có các yếu tố nguy cơ của HIV thì sẽ cần làm xét nghiệm HIV.
Ngoài ho khan, các dấu hiệu, triệu chứng ban đầu khác của HIV còn có:
Tuy nhiên, cũng có nhiều người không gặp phải triệu chứng nào trong giai đoạn đầu sau khi nhiễm HIV (giai đoạn cấp tính) hoặc chỉ gặp 1, 2 triệu chứng.
Sau giai đoạn đầu, người bệnh sẽ bước vào giai đoạn 2 hay giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, các triệu chứng trong giai đoạn cấp tính sẽ biến mất và người bệnh thường không còn biểu hiện bất kỳ một triệu chứng nào.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị, virus sẽ tiếp tục tàn phá cơ thể và khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi sang giai đoạn cuối hay AIDS, những người nhiễm HIV sẽ gặp phải nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội như nhiễm nấm Candida, nhiễm nấm Cryptococcus, lao phổi, nhiễm nấm Histoplasma, isosporiasis, viêm phổi, nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, nhiễm vi khuẩn Salmonella,…
HIV lây lan qua chất dịch cơ thể, gồm có:
HIV lây truyền khi một trong những chất dịch cơ thể này của người bệnh đi vào máu của người khác. Điều này có thể xảy ra khi:
HIV không có trong mồ hôi, nước bọt và nước tiểu. Một người sẽ không bị nhiễm bệnh khi đụng chạm lên vùng da lành hoặc những bề mặt mà người bị HIV đã chạm vào.
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HIV, không phân biệt chủng tộc, khuynh hướng tính dục hay tuổi tác. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn bình thường. Nhóm này gồm có:
Khi nghi ngờ mình đã bị nhiễm HIV thì cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu. Phương pháp phổ biến nhất là xét nghiệm ELISA (xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với enzyme). Xét nghiệm này phát hiện các kháng thể kháng HIV có trong máu. Nếu phát hiện thấy kháng thể thì sẽ cần tiếp tục làm thêm xét nghiệm miễn dịch để xác nhận kết quả. Nếu vẫn có kết quả dương tính thì bác sĩ sẽ kết luận nhiễm HIV.
Có thể xét nghiệm sẽ cho kết quả âm tính với HIV mặc dù đã nhiễm virus (âm tính giả). Nguyên nhân là do tại thời điểm làm xét nghiệm, cơ thể chưa sản sinh đủ kháng thể. Thông thường, khi bị nhiễm HIV thì phải sau từ 4 đến 6 tuần cơ thể mới tạo ra lượng kháng thể đủ để xét nghiệm phát hiện. Khoảng thời gian này được gọi là “giai đoạn cửa sổ”. Nếu đã tiếp xúc với HIV nhưng kết quả xét nghiệm lại âm tính thì nên đi xét nghiệm lại sau 4 đến 6 tuần.
Khi có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV thì cũng đừng quá hoảng sợ. Mặc dù hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi căn bệnh này nhưng có thể kiểm soát được bằng cách sử dụng thuốc kháng retrovirus (thuốc ARV). Khi dùng thuốc đúng theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định thì người nhiễm HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh và ngăn chặn HIV tiến triển sang giai đoạn cuối. Khi tải lượng virus (lượng virus trong cơ thể) giảm xuống mức không phát hiện được, HIV cũng không thể lây truyền sang người khác.
Ngoài việc dùng thuốc, điều quan trọng là phải thường xuyên đi tái khám để theo dõi tình trạng và cho bác sĩ biết nếu như xuất hiện các triệu chứng mới. Mặc dù khó khăn nhưng nên thông báo tình trạng của mình với bạn đời hoặc người đã từng quan hệ tình dục cùng để họ cũng đi xét nghiệm.
HIV thường lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Những người có quan hệ tình dục có thể giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây truyền HIV bằng cách thực hiện những biện pháp sau:
Nếu nghi ngờ đã tiếp xúc với HIV thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được kê thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). Thuốc này có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV sau khi tiếp xúc với virus nhưng cần phải được sử dụng trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm phơi nhiễm.
- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?
Bác sĩ tôi hỏi, yếu tố nào có thể khiến bé nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Vợ tôi bị viêm da cơ địa ở 2 bàn chân khá nặng. Đi khám, bác sĩ kê cho mấy loại thuốc có chứa corticoid. Nhưng tôi tra mạng thấy corticoid có nhiều tác dụng phụ rất hại. Vậy có nhất thiết phải dùng corticoid không?
- Thưa bác sĩ, tôi đang mắc chứng trầm cảm. Liệu tôi có mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Tìm chúng tôi trên:-
-