1

HIV Có Lây Qua Quan Hệ Tình Dục Không Thâm Nhập Không?

Quan hệ không thâm nhập có bị HIV không? Đây là một hình thức quan hệ tình dục khá an toàn, giúp tránh mang thai ngoài ý muốn và giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Quan hệ tình dục không thâm nhập HIV Có Lây Qua Quan Hệ Tình Dục Không Thâm Nhập Không?

Những thông tin, kiến thức về "Quan hệ không thâm nhập có bị HIV không?" phần nào giải đáp những vướng mắc đến bạn đọc quan tậm.

HIV có lây qua quan hệ tình dục không thâm nhập không?

HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) khác có thể lây khi quan hệ tình dục không thâm nhập. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ khác so với quan hệ tình dục thâm nhập. Cùng đọc tiếp để hiểu về rủi ro của hình thức quan hệ này.

Quan hệ tình dục không thâm nhập là gì?

Quan hệ tình dục không thâm nhập hay còn gọi là quan hệ tình dục bên ngoài là hình thức quan hệ mà trong đó hai người kích thích bộ phận sinh dục hoặc các vị trí khác trên cơ thể của đối phương mà không thâm nhập vào bên trong âm đạo, hậu môn hay miệng. Có rất nhiều kiểu quan hệ tình dục không thâm nhập khác nhau.

Quan hệ không thâm nhập có bị hiv không
Quan hệ không thâm nhập có bị hiv không

Có an toàn hơn quan hệ tình dục thâm nhập không?

Đúng là quan hệ tình dục không thâm nhập có nguy cơ thấp hơn so với quan hệ tình dục thâm nhập nhưng không phải hoàn toàn không có rủi ro.

Trong một số ít trường hợp, việc mang thai vẫn xảy ra khi quan hệ bên ngoài do tinh trùng lọt vào bên trong âm đạo khi cọ sát bộ phận sinh dục. Mặc dù vậy nhưng nói chung, nếu chỉ lo lắng về việc mang thai ngoài ý muốn thì đây là một lựa chọn an toàn.

Tuy nhiên, hình thức quan hệ này cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục giống như quan hệ đường âm đạo, miệng hay hậu môn.

Không nhất thiết phải thâm nhập mới có thể lây bệnh. Các bệnh này có thể lây truyền qua sự tiếp xúc da hoặc trao đổi chất dịch cơ thể.

Nếu quan hệ tình dục không thâm nhập khi mặc đồ thì sẽ an toàn nhưng một khi đã cởi bỏ quần áo thì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu đối phương bị STD.

Các bệnh này có thể lây từ bộ phận sinh dục người này sang bộ phận sinh dục người kia khi cọ xát bên ngoài hoặc lây từ tay sang bộ phận sinh dục và ngược lại.

Khả năng nhiễm HIV khi quan hệ tình dục bên ngoài có cao không?

Nếu như không thâm nhập thì nguy cơ lây truyền HIV là rất thấp, đặc biệt là khi cả hai đều còn mặc quần áo.

Để lây truyền HIV thì chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh phải chạm vào lớp niêm mạc hoặc vết thương hở của người kia.

Niêm mạc là lớp mô mỏng bao phủ bề mặt của nhiều bộ phận trên cơ thể, ví dụ như:

  • Bên trong âm đạo
  • Lỗ ở đầu dương vật
  • Trực tràng
  • Bên trong khoang miệng, bao gồm cả mặt trong của môi
  • Mũi
  • Các vết thương hở có thể là vết loét, vết cắt, vết xước,… trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.
Quan hệ tình dục xuất ngoài có nhiễm HIV không
Quan hệ tình dục xuất ngoài có nhiễm HIV không

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

Không chỉ có HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cũng có thể lây khi quan hệ tình dục không thâm nhập.

Việc tiếp xúc da giữa bộ phận sinh dục là con đường lây truyền các STD như:

  • Virus u nhú ở người (HPV)
  • Virus herpes simplex (HSV)
  • Bệnh trichomonas
  • Bệnh giang mai
  • Rận mu
  • Bệnh hạ cam

Sự trao đổi chất dịch cơ thể có thể lây truyền các bệnh như:

  • Bệnh lậu
  • Chlamydia
  • HPV
  • HSV
  • Trichomonas
  • Viêm gan siêu vi A và B

Hậu quả khi không điều trị

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không thể tự khỏi mà cần phải điều trị. Nếu không được điều trị, nhiều bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như vô sinh, gây tổn hại vĩnh viễn nhiều cơ quan trong cơ thể và thậm chí dẫn đến tử vong.

Biện pháp phòng ngừa

Mặc đồ trong khi quan hệ tình dục không xâm nhập sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Việc này giúp tránh sự tiếp xúc da trực tiếp và làm giảm sự trao đổi chất dịch cơ thể.

Ngoài ra, cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tương tự như khi quan hệ tình dục thâm nhập và sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su hay màng chắn miệng.

Biện pháp phòng ngừa khi quan hệ không an toàn
Biện pháp phòng ngừa khi quan hệ không an toàn

Cần làm gì nếu nghi ngờ nhiễm bệnh?

Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng và lây truyền bệnh cho người khác. Vì vậy cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ mình đã tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc có các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục để được tư vấn làm xét nghiệm.

Một số dấu hiệu, triệu chứng thường gặp gồm có:

  • Tiết dịch bất thường hoặc chảy máu từ âm đạo, dương vật hoặc hậu môn
  • Ngứa ngáy hoặc nóng rát ở bộ phận sinh dục
  • Sưng đau tinh hoàn
  • Đau khi đi tiểu
  • Chảy máu âm đạo bất thường, ví dụ như ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Nổi nốt sần, mụn cóc, mụn nước, vết loét, phát ban ở trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, mông hoặc đùi

Một số bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục còn gây cảm giác mệt mỏi, uể oải cùng với các triệu chứng giống như cúm và gây sưng hạch bạch huyết ở bẹn hoặc cổ.

Sưng hạch bạch huyết là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm HIV.

Đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lây qua đường tình dục khác.

Khi đi khám do có các biểu hiện bất thường, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng bước thăm khám lâm sàng (quan sát và dùng tay sờ nắn) để phát hiện các dấu hiệu. Sau đó cần tiến hành các phương pháp xét nghiệm, gồm có xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm chất dịch cơ thể để xác nhận các bệnh lây qua đường tình dục và phát hiện các bệnh khác cũng đang mắc phải nếu có.

Mỗi một bệnh lây truyền qua đường tình dục lại được phát hiện vào những thời điểm khác nhau sau khi phơi nhiễm, tùy thuộc vào thời gian ủ bệnh. Vì thế nên có thể bác sĩ sẽ hẹn lịch làm xét nghiệm vào một hôm khác.

Bước tiếp theo sau xét nghiệm

Bước tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm là âm tính hay dương tính.

Kết quả âm tính

Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính thì sau này vẫn nên tiếp tục làm xét nghiệm thường xuyên, đặc biệt là khi quan hệ với một người mới hoặc quan hệ với nhiều bạn tình.

Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về tần suất làm xét nghiệm tùy thuộc vào mức độ nguy cơ của mỗi cá nhân.

Kết quả dương tính

Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tùy thuộc vào bệnh cụ thể.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến thường là do vi khuẩn gây ra và rất dễ điều trị. Hầu hết đều có thể được chữa khỏi bằng một đợt kháng sinh.

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với các bệnh do virus, ví dụ như HPV, HSV hay HIV. Mặc dù một số có thể tự khỏi nhưng đa phần là virus sẽ tồn tại trong cơ thể người bệnh suốt đời. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng virus sẽ giúp kiểm soát, làm giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ lây truyền bệnh.

Quan hệ không thâm nhập có bị HIV không khi nào cần đi xét nghiệm
Quan hệ không thâm nhập có bị HIV không khi nào cần đi xét nghiệm

Một số bệnh lây qua đường tình dục không phải do vi khuẩn và virus gây ra, chẳng hạn như rận mu, có thể điều trị được bằng thuốc đường uống hoặc thuốc bôi đặc trị.

Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ được hẹn quay lại tái khám để kiểm tra hiệu quả điều trị và khả năng tái nhiễm.

Tóm tắt bài viết

Quan hệ không thâm nhập là một hình thức quan hệ tình dục khá an toàn, giúp tránh mang thai ngoài ý muốn và giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, hình thức quan hệ này không phải hoàn toàn không có rủi ro. Để đảm bảo an toàn thì dù là bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào, có thâm nhập hay không, cũng đều phải sử dụng các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa.

Để tìm hiểu thêm nhiều nội dung khác liên quan đến vấn đề sinh lý, sức khỏe. Hãy truy cập website:  https://suckhoe123.vn/ ngay nhé!.

>>> Tham khảo thêm: HIV Lây Truyền Qua Những Con Đường Nào?

Tổng số điểm của bài viết là: 53 trong 11 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: quan hệ tình dục
Tin liên quan
Ho khan có phải là triệu chứng của HIV không?
Ho khan có phải là triệu chứng của HIV không?

Mặc dù ho khan là một triệu chứng phổ biến của HIV nhưng không phải lúc nào bị ho khan cũng có nghĩa là đã nhiễm virus này.

Tìm Hiểu Về Nguy Cơ Lây Nhiễm HIV Khi Quan Hệ Tình Dục
Tìm Hiểu Về Nguy Cơ Lây Nhiễm HIV Khi Quan Hệ Tình Dục

Lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục có thể khi không dùng bao cao su, dùng chung kim tiêm. Hoặc nhiều lý do khác nhau. Vậy những nguy cơ nào có thể bị nhiễm bệnh, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé

Xét nghiệm HIV tại nhà có chính xác không?
Xét nghiệm HIV tại nhà có chính xác không?

Trước đây, cách duy nhất để xác định một người có bị nhiễm HIV hay không là đến bệnh viện để làm xét nghiệm. Hiện nay đã có rất nhiều lựa chọn để có thể tự kiểm tra tình trạng nhiễm HIV ngay tại nhà.

HIV có lây truyền khi hôn không?
HIV có lây truyền khi hôn không?

Hiểu rõ hơn về các con đường lây truyền HIV sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm virus. HIV không lây qua các hình thức tiếp xúc thông thường như hôn, bắt tay, ôm hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống.

HIV có lây truyền qua muỗi đốt không?
HIV có lây truyền qua muỗi đốt không?

Nhiều người cho rằng muỗi có thể hút máu của người nhiễm HIV và mang mầm bệnh truyền sang người khác. Điều này có đúng không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây