1

HIV lây truyền qua những con đường nào?

Để giảm nguy cơ nhiễm HIV thì điều quan trọng là phải hiểu được các con đường lây truyền của virus này. HIV lây truyền qua 3 con đường là quan hệ tình dục, qua đường máu và lây từ mẹ sang con.
HIV lây truyền qua những con đường nào? HIV lây truyền qua những con đường nào?

HIV là gì và lây truyền qua những con đường nào?

HIV là viết tắt của human immunodeficiency virus, có nghĩa là virus suy giảm miễn dịch ở người. Đây là một loại virus tấn công các tế bào giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng (tế bào CD4), khiến cho người nhiễm HIV dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.
Nếu không được điều trị, HIV sẽ dẫn đến AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Lúc này, hệ miễn dịch đã quá yếu, không còn khả năng chống lại bệnh tật và nguy cơ tử vong là rất cao.

Nhận thức về HIV/AIDS đã tăng lên trong vài chục năm trở lại đây. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2019 có khoảng gần 38 triệu người trên toàn cầu đang sống chung với HIV. Nhờ phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus (thuốc ARV) mà những người nhiễm HIV đã có thể sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiễm HIV vẫn là điều mà không ai mong muốn.

Để giảm nguy cơ nhiễm HIV thì điều quan trọng là phải hiểu được các con đường lây truyền của virus này. HIV lây truyền qua 3 con đường là quan hệ tình dục, qua đường máu và lây từ mẹ sang con.

Vậy con đường nào có nguy cơ lây truyền virus cao nhất và làm thế nào để ngăn ngừa?

Lây truyền qua đường máu

Truyền máu

HIV có thể lây truyền qua đường máu theo nhiều cách thức khác nhau. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), truyền máu trực tiếp từng là con đường có nguy cơ lây truyền HIV cao nhất.

Cơ quan này đã tiến hành đánh giá tỷ lệ lây truyền HIV trong số 10.000 lần tiếp xúc. Kết quả cho thấy, cứ 10.000 lần truyền máu từ một người hiến tặng nhiễm HIV thì số lần virus lây truyền lên đến 9.250.

Tuy nhiên, nhờ quy trình sàng lọc nghiêm ngặt mà hiện nay, HIV đã gần như không còn lây qua con đường này nữa. Sau khi máu được lấy từ người hiến thì sẽ phải trải qua một quy trình xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây qua đường máu như HIV, viêm gan B, C,… Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì máu đó sẽ bị loại bỏ. Do đó, nguy cơ bị lây nhiễm HIV khi truyền máu hiện nay là rất thấp, gần như bằng 0.

Dùng chung kim tiêm

Một con đường lây truyền HIV phổ biến là sử dụng chung bơm kim tiêm để tiêm chích ma túy. Trước đây, nhiều người còn bị nhiễm HIV do việc dùng chung kim tiêm thuốc và kim truyền dịch ở các cơ sở y tế nhưng hiện nay điều này không còn xảy ra nữa vì tất cả kim tiêm chỉ được sử dụng một lần.

CDC ước tính rằng tỷ lệ lây truyền HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh là 63/10.000.

Lây truyền qua đường tình dục

Quan hệ tình dục cũng là một con đường lây truyền HIV phổ biến, bao gồm cả quan hệ qua đường âm đạo và đường hậu môn. Theo CDC, khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo thì phụ nữ có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn so với nam giới. Cụ thể, tỷ lệ lây nhiễm ở phụ nữ là 8/10.000 còn đối với nam giới chỉ là 4/10.000.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn là hình thức quan hệ có nguy cơ lây truyền HIV cao nhất. Và giống như quan hệ qua đường âm đạo, khi quan hệ qua đường hậu môn thì người ở bên "nhận" hay người được thâm nhập cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với người ở bên "cho" hay người thâm nhập, với tỷ lệ là 138/10.000.

Trong khi đó, tỷ lệ này ở những người chủ động thâm nhập chỉ là 11/10.000.

Tất cả các hình thức quan hệ tình dục bằng miệng đều có nguy cơ lây truyền HIV rất thấp.

Quan hệ tình dục an toàn

Sử dụng bao cao su đúng cách là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai... Bao cao su có tác dụng như một lớp rào cản ngăn sự tiếp xúc trực tiếp với tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Luôn sử dụng bao cao su bằng chất liệu latex, không nên dùng bao cao su bằng chất liệu tự nhiên hoặc bao cao su tự chế vì những loại này đều không có tác dụng bảo vệ hoặc hiệu quả bảo vệ chỉ ở mức độ thấp và hơn nữa còn rất dễ rách, thủng. Ngoài ra, cần chọn bao cao su có size vừa vặn, không quá rộng và cũng không quá chật để tránh bị tuột hay bục trong khi quan hệ. Nếu dùng gel bôi trơn thì nên chọn gel bôi trơn gốc nước hoặc silicone, không dùng sản phẩm bôi trơn gốc dầu vì dầu sẽ làm hỏng bao cao su.

Tuy nhiên, ngay cả khi dùng bao cao su thì không thể đảm bảo an toàn 100%. Nếu sử dụng sai cách hoặc xảy ra sự cố trong khi quan hệ thì vẫn sẽ dẫn đến lây truyền bệnh. Ngoài ra, chất dịch cơ thể có chứa mầm bệnh có thể tiếp xúc với vùng da không được bao cao su che phủ. Do đó, những người có quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác thường xuyên. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Theo CDC, khi một người không nhiễm HIV quan hệ tình dục với người nhiễm HIV thì sử dụng bao cao su sẽ làm giảm 80% nguy cơ lây truyền virus.

Ngoài dùng bao cao su, những người không nhiễm HIV nhưng có bạn tình nhiễm HIV nên sử dụng phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) để làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Khi được sử dụng đều đặn hàng ngày cùng với các biện pháp phòng ngừa khác, PrEP có thể làm giảm tới 92% nguy cơ lây nhiễm HIV.

Với những người nhiễm HIV thì việc tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh lên đến 96%. Khi kết hợp với dùng bao cao su thì hiệu quả bảo vệ sẽ còn cao hơn nữa.

Trong trường hợp nghi ngờ đã bị nhiễm HIV thì cần ngay lập tức đến bệnh viện để được cấp thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) và hướng dẫn làm xét nghiệm. Thuốc này chỉ có tác dụng nếu được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm và phải tiếp tục uống trong 28 – 30 ngày tiếp theo. Sau đó sẽ cần đi xét nghiệm HIV để kiểm tra có bị nhiễm HIV hay không.

Lây truyền từ mẹ sang con

Ngoài đường máu và quan hệ tình dục, HIV còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, trong khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi cho con bú.

Tuy nhiên, bị nhiễm HIV không có nghĩa là không thể mang thai và sinh con. Nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa cần thiết thì những phụ nữ nhiễm HIV vẫn hoàn toàn có thể sinh con ra khỏe mạnh mà không bị lây nhiễm virus.

Tất cả phụ nữ mang thai cần phải làm xét nghiệm sàng lọc HIV. Những phụ nữ bị nhiễm HIV cần điều trị bằng thuốc ARV theo đúng chỉ định của bác sĩ để ức chế virus. Khi tải lượng virus trong cơ thể được giảm xuống mức không thể phát hiện thì sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV sang thai nhi trong quá trình mang thai và sinh nở. Trong trường hợp tải lượng virus vẫn ở mức cao thì sẽ phải sinh mổ để tránh lây HIV sang cho con trong khi sinh.

Bảo vệ trẻ sau khi sinh cũng là điều rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, việc nuôi con bằng sữa mẹ không được khuyến khích, mặc dù giảm tải lượng virus có thể hạn chế nguy cơ lây truyền HIV khi cho con bú. Đôi khi, có thể phải điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng virus trong vòng 6 tuần sau khi sinh.

Nhìn chung, hiện nay đã có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con nhờ những tiến bộ trong công nghệ sàng lọc và hiệu quả của việc điều trị HIV bằng thuốc kháng virus trong thai kỳ.

Vào năm 1992, có 1.760 trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ trong thời gian mang thai hoặc trong khi sinh. Con số này đã giảm xuống chỉ còn 142 trường hợp vào năm 2005. Ngày nay, trong số những trẻ có mẹ bị HIV thì chỉ có 2% bị lây nhiễm virus.

Ngăn ngừa lây truyền HIV

HIV lây truyền qua nhiều con đường khác nhau nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ nếu tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng virus.

Những người chưa nhiễm HIV cần thực hiện những biện pháp dưới đây để ngăn ngừa lây nhiễm:

  • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đối với những người có nguy cơ lây nhiễm cao
  • Không dùng chung kim tiêm
  • Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, ví dụ như trong bệnh viện
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Không quan hệ tình dục bằng miệng nếu khi không rõ tình trạng sức khỏe tình dục của đối phương
  • Xét nghiệm HIV thường xuyên và yêu cầu bạn tình cùng xét nghiệm, đặc biệt là trước khi quan hệ với một người mới
  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm khi nghi ngờ đã tiếp xúc với HIV

Những phụ nữ mang thai và bị nhiễm HIV cần báo với bác sĩ về tình trạng của mình để được hướng dẫn các biện pháp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ lây nhiễm.

Khi có nguy cơ đã bị nhiễm HIV thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức để được kê thuốc PEP và tư vấn làm xét nghiệm. Nếu làm xét nghiệm ngay lúc này thì thường sẽ cho kết quả âm tính giả và cần xét nghiệm lại sau 2 – 3 tháng. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát virus, ngăn chặn bệnh tiến triển, giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác và giúp người bệnh sống lâu dài, khỏe mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chúng ta đã đạt được những gì trong cuộc chiến chống HIV?
Chúng ta đã đạt được những gì trong cuộc chiến chống HIV?

Hãy cùng điểm qua những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong cuộc chiến đấu chống lại HIV.

HIV Có Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng Không?
HIV Có Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng Không?

Quan hệ bằng miệng có bị HIV không? Đây không chỉ là câu hỏi mà còn là vấn đề cũng được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và chú ý. Để tìm kiếm và giải đáp câu trả lời này. Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây!

Mối liên hệ giữa tải lượng virus và nguy cơ lây truyền HIV
Mối liên hệ giữa tải lượng virus và nguy cơ lây truyền HIV

Tải lượng virus thấp hoặc không thể phát hiện được cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động tích cực để kiểm soát tình trạng bệnh. Việc biết tải lượng virus sẽ giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp.

HIV có lây truyền khi hôn không?
HIV có lây truyền khi hôn không?

Hiểu rõ hơn về các con đường lây truyền HIV sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm virus. HIV không lây qua các hình thức tiếp xúc thông thường như hôn, bắt tay, ôm hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống.

Những Điều Cần Biết Về Triệu Chứng Sốt Khi Nhiễm HIV
Những Điều Cần Biết Về Triệu Chứng Sốt Khi Nhiễm HIV

Những điều cần biết về triệu chứng sốt khi nhiễm HIV là gì? Người nhiễm HIV có thể bị sốt vì nhiều lý do. Đó có thể là tác dụng phụ của thuốc kháng virus (thuốc ARV). Sốt cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác, chẳng hạn như cúm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây