1

Những điều cần biết về nhiễm HIV ở trẻ em

Phương pháp điều trị HIV đã có nhiều bước tiến lớn trong những năm gần đây. Nhờ đó mà hiện nay, nhiều trẻ em nhiễm HIV vẫn có thể phát triển khỏe mạnh.
Những điều cần biết về nhiễm HIV ở trẻ em Những điều cần biết về nhiễm HIV ở trẻ em

Tình trạng nhiễm HIV ở trẻ em

Số trẻ em bị nhiễm HIV mỗi năm đang giảm dần. Vào cuối năm 2015, ước tính có 2.6 triệu trẻ em từ 15 tuổi trở xuống trên khắp thế giới đang sống chung với HIV nhưng chỉ khoảng một phần ba trong số đó được điều trị. Hầu hết các trường hợp trẻ em bị HIV/AIDS đều tập trung ở vùng cận Sahara, châu Phi. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở lứa tuổi từ 10 – 18 tại khu vực này. Mặc dù có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với Châu Phi những các quốc gia khác trên thế giới đều có trẻ em nhiễm HIV.

HIV là một loại virus tấn công hệ miễn dịch. Điều này khiến những trẻ nhiễm HIV dễ bị mắc các bệnh khác hơn. Tuy nhiên, phương pháp điều trị HIV đã có nhiều bước tiến lớn trong những năm gần đây. Nhờ đó mà hiện nay, nhiều trẻ em nhiễm HIV vẫn có thể phát triển khỏe mạnh.

Điều trị đúng cách sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn HIV tiến triển sang giai đoạn AIDS và giảm nguy cơ bệnh tật.

Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ em bị nhiễm HIV cùng các phương pháp chẩn đoán và điều trị.

Các con đường lây truyền HIV ở trẻ em

Lây truyền dọc

Trẻ có thể bị nhiễm HIV từ trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh ra. Sự lây truyền HIV diễn ra ngay từ khi còn trong bụng mẹ được gọi là lây truyền chu sinh hay lây truyền dọc.

Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus sang con qua các con đường:

  • Qua nhau thai trong thời gian mang thai
  • Qua máu hoặc dịch tiết âm đạo trong khi sinh
  • Qua sữa mẹ khi cho con bú

Tất nhiên, không phải ai nhiễm HIV cũng sẽ truyền virus sang con, đặc biệt là khi điều trị đều đặn bằng thuốc kháng virus.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nguy cơ lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai sẽ được giảm xuống dưới 5% khi có tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Còn nếu không điều trị thì nguy cơ này là khoảng 15 đến 45%.

Trên thế giới, lây truyền dọc là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm HIV ở trẻ em dưới 13 tuổi.

Lây truyền ngang

Lây truyền thứ cấp hay lây truyền ngang xảy ra khi HIV trong các chất dịch cơ thể như tinh dịch, dịch âm đạo, dịch hậu môn và máu của người bệnh tiếp xúc với người không bị bệnh.

Ở nhiều nước trên thế giới, quan hệ tình dục là con đường lây truyền HIV phổ biến nhất ở độ tuổi 13 - 18. Sự lây truyền có thể xảy ra khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn.

Sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su là cách hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm HIV qua con đường này.

Tuy nhiên, đối tượng thanh thiếu niên thường chưa ý thức được tầm quan trọng của việc quan hệ tình dục an toàn hoặc có sử dụng bao cao su nhưng lại sử dụng không đúng cách.

Điều này không chỉ gây lây nhiễm HIV mà còn làm tăng nguy cơ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) khác. Những người mắc STD sẽ có nguy cơ lây nhiễm hoặc lây truyền HIV cao hơn.

HIV cũng thường lây truyền khi dùng chung bơm kim tiêm để tiêm chích ma túy.

Ngoài ra còn có một số con đường lây truyền HIV khác là:

  • Truyền máu, dùng chung kim truyền dịch và hiến tạng nhưng hiện nay điều này hầu như không còn xảy ra nữa.
  • Vô tình để vết thương hở tiếp xúc với máu của người bệnh
  • Dùng các vật dụng dính máu của người bệnh, ví dụ như bàn chải đánh răng, dao cạo,…
  • Lây qua kim xăm do không khử trùng giữa các lần sử dụng

HIV không lây lan qua:

  • Côn trùng cắn
  • Nước bọt
  • Mồ hôi
  • Nước mắt
  • Nước tiểu
  • Tiếp xúc da thông thường
  • Dùng chung khăn tắm hay chăn ga trải giường
  • Dụng cụ ăn uống hay ăn uống chung
  • Bồn cầu và các bề mặt khác

Các triệu chứng nhiễm HIV ở trẻ em

Khi bị nhiễm HIV, ban đầu trẻ sơ sinh thường không có bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào. Khi hệ miễn dịch dần trở nên suy yếu, trẻ sẽ có những biểu hiện như:

  • Mệt mỏi, ủ rũ
  • Chậm phát triển
  • Sốt dai dẳng, đổ mồ hôi
  • Tiêu chảy thường xuyên
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Nhiễm trùng tái đi tái lại hoặc kéo dài dai dẳng và không đáp ứng tốt với điều trị
  • Sụt cân

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác tùy từng trẻ và từng độ tuổi. Khi lớn hơn, trẻ có thể có các biểu hiện như:

  • Phát ban da
  • Thường xuyên bị nấm miệng
  • Thường xuyên bị nấm âm đạo hoặc nấm dương vật
  • Phì đại gan hoặc lá lách
  • Viêm phổi
  • Vấn đề về thận
  • Suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung
  • Hình thành khối u lành tính hoặc ác tính

Khi không được điều trị, trẻ nhiễm HIV sẽ dễ bị mắc các bệnh lý như:

  • Thủy đậu
  • Bệnh zona thần kinh
  • Mụn rộp
  • Viêm gan
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Viêm phổi
  • Viêm màng não

Phương pháp chẩn đoán HIV

HIV được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và thường phải làm xét nghiệm nhiều lần để đảm bảo chính xác.

Có ba phương pháp xét nghiệm HIV chính là xét nghiệm kháng thể, xét nghiệm kháng thể/kháng nguyên (xét nghiệm Ag/Ab) và xét nghiệm axit nucleic (NAT). Dù là phương pháp xét nghiệm nào nhưng nếu thực hiện ngay trong giai đoạn đầu mới nhiễm virus thì thường kết quả sẽ không chính xác. Khoảng thời gian kể từ khi bị nhiễm HIV cho đến khi xét nghiệm có thể phát hiện được là “thời kỳ cửa sổ”. Mỗi phương pháp xét nghiệm có thời kỳ cửa sổ khác nhau.

Các trường hợp xét nghiệm dương tính đều sẽ cần xét nghiệm lại để xác nhận. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính nhưng nghi ngờ đã phơi nhiễm với HIV thì cũng có thể xét nghiệm lại sau 3 tháng và sau 6 tháng.

Khi chắc chắn đã nhiễm HIV thì cần thông báo cho những người đã từng quan hệ tình dục cùng và người dùng chung bơm kim tiêm để họ cũng đi xét nghiệm và bắt đầu điều trị nếu nhiễm.

Điều trị HIV

Hiện tại chưa có phương pháp chữa khỏi HIV nhưng có thể kiểm soát và ngăn bệnh tiến triển nặng thêm. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong điều trị mà nhiều trẻ em và người lớn nhiễm HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh, lâu dài.

Phương pháp điều trị HIV ở trẻ em cũng giống như ở người lớn, đó là bằng thuốc kháng virus (thuốc ARV). Thuốc ARV giúp ngăn ngừa HIV tiến triển và lây truyền.

Tuy nhiên, có một số lưy ý khi điều trị cho trẻ em. Độ tuổi, mức độ tăng trưởng và giai đoạn phát triển đều là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc để đưa ra phác đồ thích hợp và phải điều chỉnh lại phác đồ khi trẻ bước sang tuổi dậy thì và trưởng thành.

Các yếu tố khác cần tính đến còn có:

  • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm HIV
  • Nguy cơ tiến triển
  • Các bệnh liên quan đến HIV
  • Độc tính ngắn hạn và dài hạn
  • Tác dụng phụ
  • Tương tác thuốc

Một bản đánh giá nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy rằng việc bắt đầu điều trị bằng thuốc ARV ngay sau khi sinh sẽ làm tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng và ngăn HIV tiến triển sang AIDS.

Phác đồ điều trị HIV thường gồm có ít nhất 3 loại thuốc ARV khác nhau.

Khi kê thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc khả năng kháng thuốc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị trong tương lai. Phác đồ điều trị sẽ được điều chỉnh theo thời gian.

Một điều rất quan trọng để ức chế HIV thành công là phải tuân thủ phác đồ điều trị, có nghĩa là dùng thuốc đều đặn và đúng liều lượng. Điều này có thể sẽ hơi khó khăn đối với trẻ em.

Bố mẹ hoặc người giám hộ cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ.

Các nghiên cứu về HIV hiện vẫn đang được tiến hành. Rất có thể trong tương lai sẽ còn có nhiều phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn.

Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng mới hoặc gặp tác dụng phụ của thuốc.

Tiêm phòng cho trẻ nhiễm HIV

Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng đang được thực hiện nhưng đến nay vẫn chưa có vắc-xin ngăn ngừa hoặc điều trị HIV.

Tuy nhiên, vì HIV gây suy giảm miễn dịch và khiến cơ thể khó chống lại bệnh tật, nhiễm trùng nên những trẻ bị nhiễm HIV cần tiêm vắc-xin ngừa các bệnh khác.

Vắc-xin sống có thể kích hoạt đáp ứng miễn dịch nên nếu có thể thì những người nhiễm HIV nên tiêm vắc-xin bất hoạt.

Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về thời điểm về những loại vắc-xin nên tiêm, ví dụ như:

  • Vắc-xin phòng thủy đậu
  • Vắc-xin phòng viêm gan B
  • Vắc-xin HPV
  • Vắc-xin phòng cúm
  • Vắc-xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR)
  • Vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu
  • Vắc-xin phòng viêm phổi
  • Vắc-xin phòng bệnh bại liệt
  • Vắc-xin phòng uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap)
  • Vắc-xin phòng viêm gan A

Tóm tắt bài viết

Nhiễm HIV sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhưng tuân thủ tốt phác đồ điều trị bằng thuốc ARV sẽ giúp trẻ vẫn có thể sống khỏe mạnh và năng động.

Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 10 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: lây nhiệm hiv
Tin liên quan
Triệu Chứng Phát Ban HIV: Nhận Biết Và Phương Pháp Điều Trị
Triệu Chứng Phát Ban HIV: Nhận Biết Và Phương Pháp Điều Trị

Triệu chứng phát ban HIV nhận biết như thế nào? Những nguyên nhân và phương pháp điều trị ra sao. Khi gặp phải những triệu chứng phát ban thì cần đi khám ở đâu. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé

Điều trị sưng hạch bạch huyết khi nhiễm HIV
Điều trị sưng hạch bạch huyết khi nhiễm HIV

Sưng hạch bạch huyết là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm HIV.

Điểm khác biệt giữa HPV và HIV
Điểm khác biệt giữa HPV và HIV

HPV và HIV đều lây truyền qua đường tình dục nhưng đây là hai loại virus khác nhau hoàn toàn.

Sự khác biệt giữa HIV và AIDS
Sự khác biệt giữa HIV và AIDS

Cụm từ HIV/AIDS thường đi liền với nhau nên khiến nhiều người hiểu nhầm. Thực chất, HIV và AIDS là hai khái niệm khác nhau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây