1

Nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy ở người nhiễm HIV

Nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy ở người nhiễm HIV Nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy ở người nhiễm HIV

Tiêu chảy ở người nhiễm HIV

HIV gây suy giảm hệ miễn dịch và có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng cơ hội với nhiều triệu chứng khác nhau. Các loại thuốc điều trị HIV cũng có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn.

Tiêu chảy là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở người nhiễm HIV. Đây là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng với mức độ nặng nhẹ khác nhau, kéo dài liên tục hoặc thi thoảng mới xảy ra. Ở những người sống chung với HIV, tiêu chảy có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và tùy từng nguyên nhân mà sẽ có biện pháp điều trị thích hợp để bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở những người dương tính với HIV. Tiêu chảy có thể là một triệu chứng ban đầu của HIV, hay còn được gọi là giai đoạn nhiễm HIV cấp tính. Trong vòng 2 tháng kể từ khi bị lây nhiễm, HIV thường gây ra các triệu chứng giống như cúm, trong đó có cả tiêu chảy. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài tháng. Ngoài ra, các triệu chứng khác của giai đoạn nhiễm HIV cấp tính còn có:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi về đêm
  • Đau nhức cơ hoặc khớp
  • Đau đầu
  • Rát họng
  • Phát ban
  • Sưng hạch bạch huyết

Mặc dù những triệu chứng này giống như của bệnh cảm cúm thông thường nhưng có sự khác biệt là kéo dài dai dẳng ngay cả khi đã uống thuốc điều trị cảm cúm.

Tiêu chảy không được điều trị sẽ rất nguy hiểm. Tình trạng này sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước hoặc dẫn đến các biến chứng khác đe dọa tính mạng.

Nhiễm HIV cấp tính không phải là nguyên nhân duy nhất gây tiêu chảy. Đây cũng là một tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc kháng virus điều trị HIV. Ngoài tiêu chảy, những loại thuốc này còn gây ra nhiều tác dụng phụ khác như mệt mỏi, buồn nôn hoặc đau bụng.

Tất cả thuốc kháng virus đều có thể gây tiêu chảy nhưng nhóm thuốc ức chế protease dễ gây ra vấn đề này nhất. Tiêu chảy thường xảy ra khi dùng các loại thuốc ức chế protease được sản xuất trước đây như lopinavir/ritonavir (Kaletra) và fosamprenavir (Lexiva). Còn với những loại mới gần đây như darunavir (Prezista) và atazanavir (Reyataz) thì ít khi xảy ra tác dụng phụ này hơn.

Nếu đang dùng thuốc kháng virus điều trị HIV mà bị tiêu chảy kéo dài thì cần thông báo cho bác sĩ chứ không được tự ý ngừng thuốc.

Theo Trung tâm Y tế Đại học California, San Francisco (UCSF), các vấn đề về đường tiêu hóa rất hay xảy ra ở những người nhiễm HIV và triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy. Các vấn đề về tiêu hóa có liên quan đến HIV và có thể gây tiêu chảy gồm có:

Nhiễm trùng đường ruột

Một số bệnh nhiễm trùng chỉ xảy ra ở người nhiễm HIV, ví dụ như nhiễm phức hợp Mycobacterium avium (Mycobacterium avium complex - MAC). Những bệnh khác, ví dụ như bệnh do Cryptosporidium xảy ra ở cả những người âm tính với HIV nhưng thường gây tiêu chảy kéo dài hơn ở những người dương tính với HIV. Trước đây, tiêu chảy ở người nhiễm HIV chủ yếu là do loại nhiễm trùng này gây ra. Nhưng hiện nay có nhiều trường hợp bị tiêu chảy không phải do nhiễm trùng đường ruột.

Hội chứng loạn khuẩn ở ruột non

Hội chứng loạn khuẩn ở ruột non (small intestine bacterial overgrowth - SIBO) có thể xảy ra ở những người nhiễm HIV. Các vấn đề về đường ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn trong ruột non phát triển quá mức. Điều này sẽ dẫn đến tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Bệnh ruột non do HIV

Bản thân HIV cũng có thể là mầm bệnh trực tiếp gây tiêu chảy. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), một người nhiễm HIV nếu bị tiêu chảy quá một tháng và không tìm được nguyên nhân nào khác thì sẽ được kết luận là bị bệnh ruột non do HIV.

Cách điều trị

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài dai dẳng trong khi dùng thuốc kháng virus thì bác sĩ sẽ kê một loại thuốc khác. Không được ngừng dùng thuốc điều trị HIV trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Một khi ngừng uống thuốc, virus sẽ bắt đầu nhân lên nhanh chóng trong cơ thể. Điều này còn có thể tạo ra các bản sao đột biến của virus và dẫn đến kháng thuốc.

Có nhiều loại thuốc để điều trị tiêu chảy. Ví dụ, crofelemer là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị tiêu chảy không do nhiễm trùng. Vào năm 2012, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép sử dụng crofelemer để khắc phục tình trạng tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV.

Ngoài ra còn có thể làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa các vấn đề do tiêu chảy bằng những cách dưới đây:

  • Uống nhiều nước
  • Tránh caffeine
  • Không tiêu thụ các sản phẩm từ sữa
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như rau xanh, trái cây mỗi ngày
  • Không ăn đồ dầu mỡ và đồ cay

Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy là do nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ xác định dạng nhiễm trùng cụ thể và kê thuốc điều trị. Không nên tự ý uống thuốc trị tiêu chảy mà không có chỉ định của bác sĩ.

Biến chứng của tiêu chảy

Tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước và nếu còn không được can thiệp điều trị thì tình trạng này sẽ gây suy kiệt và đe dọa đến tính mạng. Vì thế, khi bị tiêu chảy liên tục thì cần đi khám ngay, đặc biệt là khi bị tiêu chảy ra máu hoặc tiêu chảy kèm theo sốt.

Tiêu chảy kéo dài bao lâu?

Thời gian bị tiêu chảy ở những người nhiễm HIV phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu đó là triệu chứng của nhiễm trùng cấp tính thì số lần tiêu chảy sẽ giảm dần trong vòng vài ngày.

Nếu nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc ARV thì chỉ cần đổi thuốc là tình trạng tiêu chảy sẽ hết. Có thể dùng thuốc trị tiêu chảy mà bác sĩ kê và uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ để khỏi nhanh hơn.

Thời gian bị tiêu chảy sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Những người nhiễm HIV ở giai đoạn mãn tính có thể bị suy dinh dưỡng và điều này gây tiêu chảy nặng hơn, kéo dài hơn. Vấn đề này chủ yếu xảy ra ở các quốc gia kém phát triển, nơi suy dinh dưỡng là một vấn đề ở cả những người nhiễm và không nhiễm HIV. Một nghiên cứu ước tính rằng gần 100% các trường hợp nhiễm HIV ở những vùng kém phát triển bị tiêu chảy mãn tính. Trong những trường hợp này thì cần thay đổi chế độ ăn uống để khắc phục vấn đề.

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguyên nhân
Tin liên quan
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Triệu Chứng Phát Ban HIV: Nhận Biết Và Phương Pháp Điều Trị
Triệu Chứng Phát Ban HIV: Nhận Biết Và Phương Pháp Điều Trị

Triệu chứng phát ban HIV nhận biết như thế nào? Những nguyên nhân và phương pháp điều trị ra sao. Khi gặp phải những triệu chứng phát ban thì cần đi khám ở đâu. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé

Cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV?
Cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV?

Nếu thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa như quan hệ tình dục an toàn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) thì hoàn toàn có thể chung sống một cách an toàn với người bị nhiễm HIV.

Các vấn đề về da ở người nhiễm HIV
Các vấn đề về da ở người nhiễm HIV

Sự suy giảm chức năng miễn dịch do HIV làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về da.

Điều trị sưng hạch bạch huyết khi nhiễm HIV
Điều trị sưng hạch bạch huyết khi nhiễm HIV

Sưng hạch bạch huyết là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm HIV.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây