1

Tìm Hiểu Về Nguy Cơ Lây Nhiễm HIV Khi Quan Hệ Tình Dục

Lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục có thể khi không dùng bao cao su, dùng chung kim tiêm. Hoặc nhiều lý do khác nhau. Vậy những nguy cơ nào có thể bị nhiễm bệnh, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé
Lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục Tìm Hiểu Về Nguy Cơ Lây Nhiễm HIV Khi Quan Hệ Tình Dục

HIV là gì?

Nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với rất nhiều con đường khác nhau. Có thể qua đường hậu môn, âm đạo, đường miệng. Ngoài ra, những người nhận tinh dịch đều cũng có khả năng lây nhiễm cao hơn.

HIV hay virus gây suy giảm miễn dịch ở người (human immunodeficiency virus) là một loại virus tấn công và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cho một người khó chống lại bệnh tật. HIV không được điều trị sẽ dẫn đến AIDS – giai đoạn cuối của HIV. Đây là lúc mà hệ miễn dịch trở nên quá suy yếu, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và một số bệnh ung thư.

HIV/AIDS từng được coi là một đại dịch trên toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hiện nay có khoảng 38 triệu người đang sống chung với HIV. Trong số này có 36.2 triệu người lớn và 1.8 triệu trẻ em (dưới 15 tuổi). Khoảng 20% người nhiễm HIV không biết mình đang mang virus. Vào năm 2019 ước tính có khoảng 1.7 triệu ca nhiễm mới.

HIV lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, trong đó có quan hệ tình dục không dùng bao cao su và dùng chung kim tiêm. Nguy cơ lây truyền tùy thuộc vào một số yếu tố như:

  • Hình thức quan hệ tình dục và tình trạng sức khỏe tình dục của bạn tình
  • Có dùng chung bơm kim tiêm để tiêm chích ma túy hoặc xăm mình hay không?
  • Có sử dụng PrEP, PEP và bao cao su hay không?
  • Tải lượng virus trong cơ thể

HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào?

HIV lây truyền qua tinh dịch, dịch tiết âm đạo, máu và dịch tiết hậu môn. Khi một người không sử dụng bao cao su trong khi quan hệ tình dục thì những chất dịch này sẽ dễ dàng xâm nhập vào qua vết thương hở hoặc qua lớp niêm mạc của âm đạo hay hậu môn rồi đi trực tiếp vào máu.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn mà không sử dụng các biện pháp phòng ngừa là hình thức quan hệ có nguy cơ lây truyền HIV cao nhất, đặc biệt là đối với người ở bên “nhận”, có nghĩa là người được thâm nhập.

Lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục như thế nào
Lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục như thế nào

Quan hệ tình dục qua đường âm đạo không an toàn cũng là một con đường lây truyền HIV phổ biến. Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn so với nam giới.

Tuy nhiên, người thực hiện việc thâm nhập cũng có thể bị lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn và đường âm đạo với người bệnh.

Quan hệ tình dục bằng miệng là hình thức quan hệ có nguy cơ thấp. Trong số những dạng quan hệ bằng miệng thì quan hệ tình dục miệng – hậu môn có nguy cơ thấp nhất.

Bottom và top

“Top” và “bottom” là tên gọi của các vị trí trong quan hệ tình dục qua đường hậu môn giữa nam giới đồng tính. “Top” là người thực hiện việc thâm nhập và “bottom” là người được thâm nhập.

Cho dù là ở vị trí nào, top hay bottom thì cũng đều có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu quan hệ tình dục với người bị HIV/AIDS mà không sử dụng bao cao su. Nhưng người ở vị trí “bottom” sẽ có nguy cơ cao hơn. Lý do là bởi vì niêm mạc hậu môn rất mỏng manh và khu vực này cũng không có khả năng sản sinh dịch bôi trơn như âm đạo nên rất dễ bị xước, rách khi thâm nhập, ngay cả khi không nhìn thấy máu và không đau rát. Qua những vết xước siêu nhỏ này, chất dịch cơ thể chứa HIV của bạn tình, chẳng hạn như tinh dịch, sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Nam giới và nữ giới

Khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, niêm mạc âm đạo sẽ dễ bị rách hơn so với niêm mạc dương vật (bao quy đầu), đặc biệt là khi âm đạo bị khô và không tạo ra đủ chất bôi trơn tự nhiên.

Khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn giữa nam và nữ mà không sử dụng gel bôi trơn thì niêm mạc hậu môn của nữ cũng dễ bị rách hoặc xước, ngay cả khi không nhìn thấy máu và không đau rát. Qua các vết xước siêu nhỏ này, chất dịch của bạn tình nhiễm HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Nam giới cũng có thể bị nhiễm HIV khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn với một phụ nữ đang mang virus. Nếu người đó có tải lượng virus ở mức có thể phát hiện được thì dịch tiết âm đạo sẽ có chứa HIV. Và khi nam giới có vết loét hay vết thương hở trên miệng hoặc dương vật thì dịch tiết âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể khác chứa HIV sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Những nam giới không cắt bao quy đầu có nguy cơ bị lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cao hơn so với những người đã cắt bao quy đầu. Lý do là bởi lớp màng mỏng manh của bao quy đầu rất dễ bị rách khi quan hệ tình dục và tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.

Ngăn ngừa lây truyền HIV qua đường tình dục

Quan hệ tình dục an toàn

Đeo bao cao su là biện pháp bảo vệ hàng đầu để ngăn ngừa sự lây truyền HIV. Nếu sử dụng bao cao su đúng cách thì khả năng lây nhiễm HIV và một số bệnh lây qua đường tình dục khác sẽ được giảm đi đáng kể. Ngoài ra còn có các biện pháp bảo vệ khác cũng được sử dụng để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục cũng như là trong các hoạt động khác, gồm có điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) và điều trị để phòng ngừa (treatment as prevention - TasP).

PrEP

PrEP (pre-exposure prophylaxis) hay điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là phương pháp dùng thuốc kháng virus hàng ngày cho những người chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ lây nhiễm cao để giảm thiểu nguy cơ. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC, việc sử dụng PrEP đúng cách giúp làm giảm đến 99% nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục.

Ngăn ngừa lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục
Ngăn ngừa lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục

PrEP hiện được khuyến nghị cho tất cả những người thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, ví dụ như người có vợ/chồng bị HIV, người có nhiều bạn tình, người phải làm việc trong môi trường dễ lây nhiễm,…

PEP

PEP (post exposure prophylaxis) hay điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là phương pháp uống thuốc kháng virus ngay sau khi tiếp xúc với HIV. Biện pháp này được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp để giảm nguy cơ nhiễm virus và phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm.

Điều trị để phòng ngừa

“Điều trị để phòng ngừa” (treatment as prevention – TasP) là việc dùng thuốc kháng virus hàng ngày đối với những người đã dương tính với HIV để giảm tải lượng virus (số lượng virus trong cơ thể). Việc làm giảm tải lượng virus giúp những người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh và ngoài ra còn làm giảm nguy cơ lây truyền sang người khác.

Khi tải lượng virus của một người nhiễm HIV giảm xuống thấp đến mức xét nghiệm máu không thể phát hiện được (tải lượng virus không thể phát hiện) thì người đó sẽ không còn lây HIV sang bạn tình nữa. Tải lượng virus không thể phát hiện sẽ gần như loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây truyền, ngay cả khi người kia không sử dụng PrEP và không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Bị các bệnh lây qua đường tình dục khác có làm tăng nguy cơ không?

Những người bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác sẽ có nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn.

Tại sao lại như vậy?

Thứ nhất, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang maimụn rộp (herpes) tạo ra các vết lở loét ở bộ phận sinh dục hoặc miệng. Những vết loét này tạo ra vết thương hở trên da và tạo điều kiện cho HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc.

Thứ hai, khi bị một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, hệ miễn dịch sẽ gửi các tế bào bạch cầu đến để chống lại tác nhân gây bệnh. Những tế bào này là tế bào T-CD4 và chúng chính là những tế bào mà HIV nhắm tới. Khi hệ miễn dịch đang phải dồn sức chống lại một bệnh nhiễm trùng khác thì sẽ dễ bị nhiễm HIV khi tiếp xúc hơn.

Thứ ba, việc đã bị nhiễm một bệnh lây qua đường tình dục có nghĩa là người đó đã quan hệ tình dục không an toàn mà đây chính là một yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Nếu một người bị nhiễm HIV với tải lượng virus ở mức có thể phát hiện được và đồng thời còn mắc thêm một bệnh lây qua đường tình dục khác thì nguy cơ lây truyền HIV sang bạn tình cũng sẽ cao hơn. Lý do là bởi những người nhiễm cả HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác thường có nồng độ HIV cao hơn trong dịch sinh dục (tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo). Kết quả là khả năng lây truyền virus sang bạn tình sẽ tăng lên.

HIV lây truyền qua dùng chung kim tiêm

HIV không chỉ lây qua quan hệ tình dục. Dùng chung kim tiêm cũng là một con đường lây truyền HIV phổ biến.

Khi kim tiêm đâm vào cơ thể của một người, đầu kim sẽ phá vỡ lớp hàng rào bảo vệ da. Nếu trước đó kim tiêm đã được sử dụng cho người khác thì sẽ có dính máu và mang theo các mầm bệnh mà người đó mắc phải. Mầm bệnh này sẽ theo kim tiêm xâm nhập vào cơ thể người sử dụng tiếp theo.

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa xác định được liệu tải lượng virus không thể phát hiện có làm giảm nguy cơ lây truyền HIV khi dùng chung kim tiêm hay không nhưng rất có thể điều này cũng làm giảm phần nào nguy cơ.

Những ai có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất?

Bất kỳ ai cũng đều có thể bị nhiễm HIV. Cho dù ở độ tuổi, giới tính, khuynh hướng tính dục hay chủng tộc nào thì mỗi người cũng đều nên thực hiện các bước để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, một số nhóm dân số nhất định có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn bình thường và một khi nhiễm thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Những ai có nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục cao
Những ai có nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục cao

Theo CDC, một số yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV là:

  • Độ tuổi: Theo thống kê, trong số những người nhiễm mới HIV thì 37% trong độ tuổi từ 20 đến 29 và 25% trong độ tuổi 30 đến 39.
  • Khuynh hướng tính dục và chủng tộc: Những nam giới quan hệ tình dục đồng tính là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm HIV nhất. Vào năm 2016, nhóm này chiếm 67% tổng số ca nhiễm mới HIV và 83% ca nhiễm mới ở nam giới. Những nam giới Mỹ gốc Phi chiếm tỷ lệ cao nhất trong số này.

Theo CDC, phụ nữ chuyển giới cũng dễ bị lây nhiễm HIV hơn so với dân số nói chung.

Không phải cứ thuộc những nhóm đối tượng nói trên là sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm HIV. Nguy cơ của mỗi người phụ thuộc vào hành vi, lối sống chứ không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, khuynh hướng tính dục, chủng tộc hay các yếu tố khách quan khác.

Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

Để giảm nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác thì mỗi người cần:

  • Những người chưa nhiễm HIV nhưng thuộc nhóm có nguy cơ cao nên điều trị dự phòng trước phơi nhiễm. Nếu có khả năng đã tiếp xúc với HIV thì cần điều trị khẩn cấp bằng PEP.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng – dương vật. Sử dụng màng chắn miệng khi quan hệ tình dục miệng – âm đạo hay miệng – hậu môn.
  • Đi xét nghiệm thường xuyên và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu mắc. Hỏi bác sĩ về tần suất nên làm xét nghiệm cụ thể.
  • Trước khi quan hệ tình dục với một người mới thì hãy yêu cầu cùng đi làm xét nghiệm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác.
  • Không dùng chung bơm kim tiêm với người khác và khi đi xăm thì phải yêu cầu thợ xăm thay kim mới.

Đến các cơ sở y tế để được nhận thuốc PrEP nếu đang sống chung với người bị nhiễm HIV hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao.

Bất cứ ai nghĩ rằng có thể mình đã phơi nhiễm với HIV cần phải đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ kê thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) và hướng dẫn làm xét nghiệm. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ biến chứng, giảm thiểu khả năng lây truyền HIV sang người khác và giúp người bệnh sống lâu dài, khỏe mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: quan hệ tình dục
Tin liên quan
HIV Có Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng Không?
HIV Có Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng Không?

Quan hệ bằng miệng có bị HIV không? Đây không chỉ là câu hỏi mà còn là vấn đề cũng được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và chú ý. Để tìm kiếm và giải đáp câu trả lời này. Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây!

Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Những tác động của HIV lên hệ miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, bao gồm cả ung thư.

HIV giai đoạn cấp tính là gì?
HIV giai đoạn cấp tính là gì?

Trong giai đoạn cấp tính, hầu hết những người bị HIV đều chưa biết mình đã nhiễm virus do các triệu chứng ban đầu thường tự hết hoặc rất giống với một số bệnh khác ví dụ như cảm cúm.

Nguyên nhân gây loét miệng ở người nhiễm HIV
Nguyên nhân gây loét miệng ở người nhiễm HIV

Có nhiều nguyên nhân gây loét miệng ở những người nhiễm HIV. Mỗi một nguyên nhân có những đặc điểm riêng và cách điều trị khác nhau.

Các Triệu Chứng Nhiễm HIV Phổ Biến Ở Nam Giới
Các Triệu Chứng Nhiễm HIV Phổ Biến Ở Nam Giới

Triệu chứng nhiễm HIV ở nam giới phổ biến là gì? Mỗi một giai đoạn của HIV lại có những biểu hiện khác nhau.Các giai đoạn phát triển của HIV sẽ như thế nào?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây