1

Xét nghiệm ELISA để chẩn đoán HIV

Xét nghiệm ELISA được khuyến nghị cho những trường hợp đã phơi nhiễm với HIV hoặc có nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
Xét nghiệm ELISA để chẩn đoán HIV Xét nghiệm ELISA để chẩn đoán HIV

HIV là một loại virus tấn công hệ miễn dịch – hệ thống có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Nếu bị nhiễm HIV và không được điều trị thì bệnh sẽ tiến triển thành AIDS – giai đoạn mà hệ miễn dịch đã bị tổn hại nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong rất cao. HIV lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu, lây từ mẹ sang con khi mang thai, sinh nở và lây qua đường sữa mẹ.

Có nhiều phương pháp khác nhau để phát hiện HIV, trong đó có phương pháp xét nghiệm máu ELISA. Vậy xét nghiệm này được thực hiện như thế nào? Có chính xác không? Kết quả có ý nghĩa ra sao? Và còn có những phương pháp xét nghiệm nào khác nữa?

Xét nghiệm ELISA là gì?

ELISA là viết tắt của enzyme-linked immunosorbent assay, có nghĩa là xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với enzyme, hay còn gọi là kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme. Đây là một kỹ thuật sinh hóa được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của kháng nguyên và kháng thể kháng HIV trong máu.

Kháng thể là các protein được hệ miễn dịch tạo ra nhằm giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể để phản ứng với sự hiện diện của các chất hay vi sinh vật lạ, chẳng hạn như virus. Ngược lại, kháng nguyên là những chất hay vi sinh vật lạ có mặt trong cơ thể khiến hệ miễn dịch phản ứng.

Xét nghiệm ELISA thường là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện trong trường hợp nghi nhiễm HIV. Trước đây, nếu như xét nghiệm này cho kết quả dương tính thì cần tiếp tục thực hiện phương pháp Western blot để xác nhận chẩn đoán. Western blot là một kỹ thuật phân tích được sử dụng rộng rãi trong sinh học phân tử và di truyền miễn dịch để phát hiện một loại protein cụ thể giữa một hỗn hợp các protein. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp Western blot không còn được sử dụng nữa và thay vào đó, nếu xét nghiệm ELISA cho kết quả dương tính thì sẽ thực hiện phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể HIV 1/2 để xác nhận nhiễm HIV.

Khi nào cần làm xét nghiệm ELISA?

Xét nghiệm ELISA được khuyến nghị cho những trường hợp đã phơi nhiễm với HIV hoặc có nguy cơ bị lây nhiễm HIV. Những người có nguy cơ lây nhiễm HIV gồm có:

  • Người tiêm chích ma túy
  • Người thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là với người bị nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV
  • Người có nhiều bạn tình
  • Những người đã mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
  • Người làm việc trong môi trường dễ bị lây nhiễm, ví dụ như bệnh viện

Bất cứ ai cũng có thể đến bệnh viện yêu cầu làm xét nghiệm nếu không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của mình, ngay cả khi không thuộc nhóm có nguy cơ cao. Đối với những người có các hành vi làm tăng nguy cơ, chẳng hạn như tiêm chích ma túy hoặc quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su thì nên làm xét nghiệm thường xuyên. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tất cả người trưởng thành đều nên làm xét nghiệm HIV ít nhất một lần trong đời.

Cần chuẩn bị gì trước xét nghiệm?

Không cần chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm ELISA hoặc xét nghiệm tìm kháng thể HIV1/2. Các xét nghiệm này được thực hiện trên mẫu máu và quá trình lấy máu rất nhanh chóng giống như các phương pháp xét nghiệm máu khác. Tuy nhiên, có thể phải sau vài ngày và thậm chí là vài tuần thì mới có kết quả.

Quy trình thực hiện

Trước khi làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích quy trình cụ thể. Bệnh nhân sẽ phải ký vào mẫu đơn xác nhận tình nguyện làm xét nghiệm.

Để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn trong quá trình thực hiện thì cần nói với bác sĩ nếu:

  • dễ bị bầm tím
  • bị rối loạn đông máu hay bệnh máu khó đông
  • đang dùng các loại thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu)

Lấy mẫu máu

Quy trình lấy mẫu máu của cả hai phương pháp xét nghiệm đều giống nhau, gồm có các bước sau:

  1. Buộc dây garo hoặc dây thun quanh cánh tay để làm cho các tĩnh mạch phồng lên và có thể xác định được dễ dàng hơn.
  2. Sau khi xác định được tĩnh mạch thì sát trùng vị trí lấy máu
  3. Đưa kim tiêm vào tĩnh mạch và hút lượng máu cần thiết
  4. Sau khi lấy đủ máu thì tháo dây garo, ấn bông lên vị trí lấy máu và nhanh chóng rút kim ra

Sau khi lấy máu xong, người bệnh nên nâng cao hoặc gập cánh tay lại để giảm chảy máu.

Quá trình lấy mẫu máu chỉ hơi nhói một chút khi kim đâm qua da chứ không đau đớn. Vị trí lấy máu sẽ hơi sưng và bầm tím nhưng sẽ tự hết sau vài ngày.

Làm xét nghiệm

Đối với xét nghiệm ELISA, mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ đưa mẫu máu vào một thiết bị có chứa kháng nguyên HIV và kháng thể kháng HIV.

Một loại enzyme sẽ được thêm vào mẫu bệnh phẩm. Enzyme này giúp tăng tốc độ phản ứng hóa học. Sau đó, phản ứng giữa máu và kháng nguyên sẽ được theo dõi. Nếu máu có chứa kháng thể kháng HIV hoặc kháng nguyên HIV thì sẽ liên kết với kháng nguyên hoặc kháng thể trong thiết bị. Nếu điều này xảy ra thì người đó có thể đã bị nhiễm HIV.

Xét nghiệm tìm kháng thể HIV-1/2 cũng được thực hiện tương tự nhưng thay vì sử dụng thiết bị tự động, thiết bị sẽ được vận hành bởi kỹ thuật viên phòng thí nghiệm. Các kháng thể và kháng nguyên trong máu được phân tách và xác định trong một thiết bị xét nghiệm miễn dịch khác.

Rủi ro

Các phương pháp xét nghiệm này đều rất an toàn nhưng vì cần lấy mẫu máu nên đôi khi vẫn xảy ra một số vấn đề không mong muốn như:

  • Bệnh nhân bị choáng, ngất xỉu do sợ kim tiêm hay máu
  • Nhiễm trùng tại vị trí đâm kim
  • Bị sưng tấy, bầm tím
  • Khó cầm máu

Kết quả xét nghiệm

Nếu kết quả xét nghiệm ELISA dương tính thì có thể người đó đã bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể cho kết quả dương tính giả, có nghĩa là dương tính dù người đó không hề bị nhiễm virus. Ví dụ, khi mắc một số bệnh như bệnh Lyme, giang mai hoặc lupus ban đỏ và làm xét nghiệm ELISA thì có thể sẽ nhận được kết quả dương tính giả với HIV.

Vì lý do này nên sau khi có kết quả xét nghiệm ELISA dương tính thì sẽ cần thực hiện tiếp các xét nghiệm phức tạp hơn để xác nhận chính xác. Các xét nghiệm này gồm có xét nghiệm phát hiện kháng thể HIV-1/2 và xét nghiệm axit nucleic (NAT). Nếu vẫn có kết quả dương tính thì khả năng cao là người đó đã bị nhiễm HIV.

Đôi khi, xét nghiệm ELISA không phát hiện được HIV dù người bệnh đã thực sự bị nhiễm virus. Điều này có thể xảy ra nếu tiến hành xét nghiệm quá sớm và cơ thể chưa sản sinh đủ kháng thể (để phản ứng với virus). Giai đoạn đầu khi mới nhiễm HIV được gọi là “thời kỳ cửa sổ”, trong đó một người đã bị nhiễm HIV nhưng xét nghiệm lại cho kết quả âm tính.

Theo CDC, thời kỳ cửa sổ thường kéo dài từ 3 đến 12 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, cơ thể phải mất đến 6 tháng mới tạo ra đủ lượng kháng thể.

Điều trị HIV

Mặc dù cả xét nghiệm ELISA và xét nghiệm tìm kháng thể HIV-1/2 đều là những xét nghiệm đơn giản nhưng vẫn phải sau một vài ngày đến vài tuần mới có kết quả. Trong thời gian chờ đợi, người bệnh chắc chắn sẽ có tâm lý lo lắng, thấp thỏm. Nếu có kết quả âm tính thì sẽ có thể thở phào nhẹ nhõm nhưng nếu nhận được kết quả xét nghiệm dương tính thì sẽ là một cú sốc lớn, cho dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước.

Mặc dù HIV là bệnh vẫn chưa có cách chữa trị nhưng ngày nay đã có các loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn chặn HIV tiến triển thành AIDS. Nếu điều trị sớm và tuân thủ đúng phác đồ thì người nhiễm HIV vẫn hoàn toàn có thể sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Điều này còn giúp ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe và tránh tiếp tục lây truyền bệnh cho người khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các dấu hiệu, triệu chứng HIV ở từng giai đoạn
Các dấu hiệu, triệu chứng HIV ở từng giai đoạn

Nếu không được điều trị, HIV sẽ tiến triển qua 3 giai đoạn là giai đoạn cấp tính, giai đoạn mãn tính và giai đoạn cuối hay AIDS.

Xét nghiệm đếm tế bào CD4 và đo tải lượng virus
Xét nghiệm đếm tế bào CD4 và đo tải lượng virus

Dù là ở bất kỳ giai đoạn nào của HIV thì việc theo dõi số lượng tế bào CD4 và tải lượng virus vẫn là điều rất cần thiết.

Xét nghiệm HIV tại nhà có chính xác không?
Xét nghiệm HIV tại nhà có chính xác không?

Trước đây, cách duy nhất để xác định một người có bị nhiễm HIV hay không là đến bệnh viện để làm xét nghiệm. Hiện nay đã có rất nhiều lựa chọn để có thể tự kiểm tra tình trạng nhiễm HIV ngay tại nhà.

Mỗi giai đoạn HIV ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Mỗi giai đoạn HIV ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Khi không được điều trị, HIV tiến triển qua 3 giai đoạn là HIV cấp tính, HIV mãn tính và AIDS.

Móng tay, móng chân có gì thay đổi khi nhiễm HIV/AIDS?
Móng tay, móng chân có gì thay đổi khi nhiễm HIV/AIDS?

Nhận biết những thay đổi bất thường trên móng tay, móng chân ở người nhiễm HIV sẽ rất có ích cho việc điều trị. Một số thay đổi là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm HIV đã tiến triển sang giai đoạn cuối.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây