Xét nghiệm đếm số lượng tế bào T là một phương pháp xét nghiệm máu để xác định số lượng tế bào T trong cơ thể. Tế bào T là một loại tế bào lympho (một dạng bạch cầu).
Các tế bào này có vai trò giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Có 2 loại tế bào lympho là tế bào T và tế bào B. Các tế bào T giúp chống lại virus và tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào khác trong khi tế bào B chống lại vi khuẩn.
Đôi khi, cơ thể của chúng ta có quá nhiều hoặc quá ít tế bào T. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang không hoạt động bình thường.
Xét nghiệm đếm tế bào T sẽ cho biết tình trạng này. Ở những người nhiễm HIV, phương pháp xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm đếm số lượng tế bào CD4. Mỗi tế bào T chứa một thụ thể CD4. Thụ thể này chính là nơi mà HIV bám vào tế bào T.
Bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành xét nghiệm đếm số lượng tế bào T trong những trường hợp có các triệu chứng của rối loạn suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như HIV. Ngoài ra, khi có triệu chứng của các bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh bạch cầu hoặc một số bệnh ung thư thì cũng cần làm xét nghiệm đếm tế bào T.
Một số dấu hiệu, triệu chứng của rối loạn suy giảm miễn dịch gồm có:
Xét nghiệm đếm số lượng tế bào T chỉ cần một mẫu máu nhỏ và hầu như không cần chuẩn bị gì.
Trước khi xét nghiệm, hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược và thực phẩm chức năng.
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào T và làm thay đổi kết quả xét nghiệm. Nếu đang dùng những loại thuốc này thì sẽ cần tạm thời ngừng một thời gian hoặc thay đổi liều lượng trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngừng hay đổi thuốc.
Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào T gồm có:
Mới phẫu thuật gần đây hoặc bị căng thẳng quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào T trong cơ thể.
Chỉ cần lấy một mẫu máu nhỏ từ tĩnh mạch để làm xét nghiệm đếm số lượng tế bào T. Quy trình thực hiện cũng giống như xét nghiệm máu thông thường, gồm có các bước như sau:
Bạn sẽ được hẹn ngày quay lại lấy kết quả xét nghiệm. Có thể sinh hoạt bình thường ngay sau khi lấy máu.
Cũng giống như xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm đếm số lượng tế bào T là một quy trình rất an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này thường được thực hiện ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, ví dụ như nhiễm HIV. Những người này sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn so với người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Một số vấn đề không mong muốn có thể xảy ra khi lấy máu để làm xét nghiệm đếm tế bào T:
Số lượng tế bào T khỏe mạnh dao động trong khoảng từ 500 đến 1.600 tế bào/mm3 máu (tế bào trên một milimét khối máu).
Số lượng tế bào T thấp là vấn đề xảy ra phổ biến hơn số lượng tế bào T cao và thường là dấu hiệu cho thấy vấn đề với hệ miễn dịch hoặc hạch bạch huyết. Số lượng tế bào T thấp có thể là do:
Số lượng tế bào T cao là vấn đề ít gặp nhưng có thể là do một số nguyên nhân gây ra như:
Sau khi có kết quả xét nghiệm đếm số lượng tế bào T, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác nếu cần hoặc kết luận bệnh và đưa ra phương pháp điều trị.
Trong những trường hợp có quá ít tế bào T thì bác sĩ sẽ kê thuốc tăng số lượng tế bào T. Mặc dù không có loại thực phẩm nào có thể làm tăng số lượng bạch cầu trong cơ thể nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn người lớn, ví dụ như acetaminophen không? Bé nhà tôi năm nay 4 tuổi rồi!
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ cho hỏi những thử nghiệm về độ an toàn của vắc xin đã đủ nghiêm ngặt chưa ạ? Các quy trình để đo độ an toàn của vắc xin là gì ạ?
Em mới làm xét nghiệm, và nhận được kết quả như thế này. Em thai 20 tuần. Bác sĩ xem giúp em có ảnh hưởng gì nhiều không ạ? Và em cần làm gì để cải thiện vấn đề này! Và nếu phải xét nghiệm thì bao lâu em xét nghiệm lại được?
Tìm chúng tôi trên:-
-