1

Giảm nguy cơ đột quỵ khi bị rung nhĩ bằng thuốc Eliquis

Eliquis là một loại thuốc chống đông máu giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim do rung nhĩ. Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất và là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Giảm nguy cơ đột quỵ khi bị rung nhĩ bằng thuốc Eliquis Giảm nguy cơ đột quỵ khi bị rung nhĩ bằng thuốc Eliquis

Rung nhĩ hay rung tâm nhĩ là một loại rối loạn nhịp tim có biểu hiện là tim đập không đều, nhanh và mạnh. Nguyên nhân là do tín hiệu điện hỗn loạn ở hai buồng trên của tim (tâm nhĩ). Tâm nhĩ co bóp không đều khiến cho máu tụ lại ở đây và hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển lên não và gây đột quỵ.

Để giảm nguy cơ đột quỵ, người bị rung nhĩ thường phải dùng thuốc chống đông máu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Eliquis (chứa hoạt chất apixaban) là một loại thuốc chống đông máu được sử dụng phổ biến cho mục đích này. Eliquis đã được chứng minh là có hiệu quả và an toàn hơn so với nhiều loại thuốc tương tự.

Rung nhĩ và nguy cơ đột quỵ

Những người mắc bệnh rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 4 đến 6 lần so với những người cùng tuổi không bị rối loạn nhịp tim. (1) Nguy cơ đột quỵ tăng theo độ tuổi ở cả những người mắc bệnh rung nhĩ và người không mắc bệnh.

Đột quỵ và suy tim là hai trong số những biến chứng nghiêm trọng nhất của rung nhĩ. Rung nhĩ khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Theo thời gian, cơ tim sẽ dần trở nên suy yếu và khả năng bơm máu của tim sẽ giảm đi.

Đánh giá nguy cơ đột quỵ ở người bị rung nhĩ

Để đánh giá nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh rung nhĩ, các bác sĩ thường sử dụng thang điểm CHADS-VASc. Thang điểm này dựa trên các yếu tố gồm có tuổi tác, tiền sử đột quỵ và huyết áp. Kết quả sẽ giúp xác định người bệnh có cần dùng thuốc chống đông máu để ngăn ngừa đột quỵ hay không

Tác dụng của Eliquis

Mặc dù Eliquis không thể chữa khỏi hay điều trị rung nhĩ nhưng sẽ giúp làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Các cục máu đông nhỏ, bất kể hình thành ở đâu trong cơ thể, thường tự tan và không gây nguy hiểm. Nhưng các cục máu đông lớn có thể gây tắc nghẽn động mạch và gián đoạn sự lưu thông máu. Cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch vành có thể dẫn dến nhồi máu cơ tim. Cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch trong não hoặc động mạch mang máu đến não sẽ gây đột quỵ (đột quỵ do thiếu máu cục bộ).

Các loại thuốc chống đông máu như Eliquis ức chế quá trình đông máu bằng cách ngăn cản hoạt động của các yếu tố đông máu.

Hiệu quả của Eliquis so với các thuốc chống đông máu khác

Một nghiên cứu so sánh Eliquis với các thuốc chống đông máu tương tự cho thấy Eliquis có hiệu quả tương đương các loại thuốc khác trong việc giảm nguy cơ đột quỵ. (2) Nghiên cứu này còn cho thấy Eliquis an toàn hơn so với nhiều loại thuốc chống đông máu khác như warfarin và dabigatran.

Một nghiên cứu khác vào năm 2021 cho thấy Eliquis giúp giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả hơn so với Rivaroxaban (cũng là một loại thuốc chống đông máu). (3)

Eliquis có thể ngăn ngừa đột quỵ một cách hoàn toàn không?

Mặc dù Eliquis có thể giúp giảm làm nguy cơ đột quỵ nhưng không thể ngăn ngừa đột quỵ một cách tuyệt đối.

Giống như các loại thuốc khác, Eliquis sẽ cho hiệu quả cao nhất khi dùng đúng cách. Dùng thuốc đúng cách còn giúp làm giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ. Eliquis là thuốc đường uống, thường được dùng hai lần một ngày. Dùng Eliquis không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Mặc dù Eliquis giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ nhưng lại làm tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết não, loại đột quỵ xảy ra khi mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc vỡ.

Đột quỵ xuất huyết não ít phổ biến hơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Các loại thuốc chống đông máu như Eliquis không ngăn ngừa được đột quỵ xuất huyết não. Trên thực tế, các loại thuốc này có thể khiến cho tình trạng chảy máu trong não trở nên nghiêm trọng hơn.

Tác dụng phụ của Eliquis

Đông máu là cơ chế giúp bảo vệ cơ thể không bị mất quá nhiều máu. Vì Eliquis khiến máu khó đông hơn nên loại thuốc này sẽ gây ra các tác dụng phụ như chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo bất thường và đại tiện ra máu.

Eliquis còn khiến cho vết thương chảy máu lâu hơn và khó cầm máu hơn.

Các tác dụng phụ khác của Eliquis:

  • Tức ngực
  • Đau đầu
  • Đau khớp hoặc sưng khớp
  • Mẩn đỏ da
  • Khó thở hoặc thở khò khè

Người dùng Eliquis cần làm xét nghiệm chức năng gan và thận định kỳ để theo dõi tác dụng phụ.

Những ai không nên dùng Eliquis?

Các loại thuốc chống đông máu như Eliquis là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị rung nhĩ.

Tuy nhiên, một số người bị rung nhĩ không thể dùng Eliquis mà phải dùng warfarin. Loại thuốc này cũng giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ.

Không dùng Eliquis nếu:

  • đang mang thai
  • uống nhiều rượu
  • mắc bệnh thận và/hoặc bệnh gan
  • bị cao huyết áp không được kiểm soát
  • có tiền sử biến chứng chảy máu
  • có van tim nhân tạo

Người bệnh cần cho bác sĩ biết về bệnh sử và các loại thuốc đang dùng để bác sĩ xác định xem có thể dùng được Eliquis hay không.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cơn thiếu máu não thoáng qua có làm giảm tuổi thọ không?
Cơn thiếu máu não thoáng qua có làm giảm tuổi thọ không?

Mặc dù cơn thiếu máu não thoáng qua có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ trong tương lai nhưng điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ và người bệnh vẫn có thể sống thọ và khỏe mạnh.

Mối liên hệ giữa rung nhĩ và đột quỵ
Mối liên hệ giữa rung nhĩ và đột quỵ

Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những người bị rung nhĩ có thể cần dùng thuốc làm loãng máu để giảm nguy cơ.

Những bệnh di truyền làm tăng nguy cơ đột quỵ
Những bệnh di truyền làm tăng nguy cơ đột quỵ

Gen có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ. Một số rối loạn di truyền có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ đột quỵ. Biết được nguy cơ của bản thân và tiền sử gia đình sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây