Ghi điện tim qua chuyển đạo thực quản - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
Điện tâm đồ (ĐTĐ) chuyển đạo thực quản là một phương pháp thăm dò không chảy máu trong chẩn đoán một số rối loạn nhịp tim. Do thực quản nằm ngay sát phía sau nhĩ trái, trong trường hợp sóng P ở chuyển đạo bề mặt không xác định được, với việc đưa một dây điện cực vào thực quản, ở nơi tiếp giáp với tâm nhĩ trái để ghi được điện đồ nhĩ (tương đương sóng P ở điện tâm đồ thường quy) với biên độ lớn hơn nhằm giúp cho việc chẩn đoán một số rối loạn nhịp tim.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trong cơn nhịp nhanh có QRS giãn rộng: chẩn đoán phân biệt nhịp nhanh thất (NNT) với nhịp nhanh trên thất (NNTT) có dẫn truyền lệch hướng hoặc có block nhánh từ trước.
- Chẩn đoán cơ chế của cơn NNTT.
- Chẩn đoán phân biệt cơn cuồng nhĩ không điển hình với cơn NNTT.
- Tạo nhịp vượt tần số để cắt một số loại nhịp nhanh kịch phát, nhất là cơn NNTT và cơn cuồng nhĩ.
- Tạo nhịp tạm thời trong một số trường hợp đặc biệt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Khi có tổn thương vùng hầu họng hay thực quản.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 01 kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng nội khoa.
- 01 bác sĩ thực hiện kỹ thuật và đọc kết quả điện tâm đồ.
2. Phương tiện
- Giường bệnh: 01 chiếc.
- Máy theo dõi điện tim, có thể ghi điện tâm đồ.
- Có hệ thống chống nhiễu tốt.
- Các chất dẫn điện (gel) hoặc nước muối sinh lý 0,9%.
- Dây điện cực chuyên biệt hoặc có thể dùng dây điện cực tạm thời loại đặt qua đường tĩnh mạch.
- Ống sonde dạ dày.
- Giấy ghi điện tâm đồ tiêu chuẩn: 25 mm/s; 50 mm/s; 100 ms/s.
- Giấy dán kết quả điện tâm đồ.
3. Người bệnh
- Được giải thích về cách tiến hành kỹ thuật.
- Nằm yên tĩnh, không cử động.
- Nếu người bệnh lo lắng quá hoặc kích thích vật vã thì có thể dùng thuốc an thần.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Người bệnh nằm ngửa trên giường bệnh và được dán các điện cực để ghi ĐTĐ 12 chuyển đạo.
- Đặt ống sond dạ dày (đối với trường hợp sử dụng loại dây điện cực qua đường tĩnh mạch).
- Dây điện cực được đưa vào trong thực quản qua đường mũi, có thể đưa trực tiếp với dây điện cực chuyên dụng hoặc luồn qua ống sonde dạ dày với dây điện cực sử dụng qua đường tĩnh mạch. Dây điện cực này được đưa sao cho đầu dây điện cực vào đến chỗ nối giữa 2/3 trên với 1/3 dưới thực quản, thông thường cách lỗ mũi khoảng 40cm. Tuy nhiên khoảng cách này có thể khác nhau phụ thuộc vào chiều cao của từng người. Chiều dài dây tính từ lỗ mũi được tính dựa vào công thức OLID (cm)= 0,25 x chiều cao (cm) - 7 cm. Điều chỉnh dây điện cực sao cho điện thế nhĩ thu được là rõ và lớn nhất.
- Ghi điện tâm đồ đồng thời với điện tâm đồ 12 chuyển đạo.
- In và đọc kết quả điện tâm đồ trước khi đưa cho người bệnh.
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Thường là an toàn hầu như không có biến chứng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014
"Calo nạp vào” và “calo đốt cháy” là hai khái niệm quan trọng trong giảm cân.
Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.
Loét thực quản là một bệnh lý trong nhóm các bệnh viêm loét đường tiêu hóa.
Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Trào ngược dạ dày thực quản sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.
- 1 trả lời
- 496 lượt xem
Hiện bé nhà em đang được 5 tháng 10 ngày tuổi. Đợt 4 tháng tuổi, bé nặng 7,2kg, cao 65cm. Từ lúc sinh ra tới giờ, em cho bé bú mẹ và bú thêm cả sữa công thức vì sữa mẹ rất ít. 10 ngày nay, em mới chuyển bé từ Bình Dương về Nghệ An. Tuy nhiên, về Nghệ An không hiểu sao bé lại không chịu bú sữa công thức nữa, chỉ đòi ti mẹ. Trước đây bé chỉ ti mẹ vào ban đêm thôi. Thế nên 5 tháng 10 ngày bé sụt xuống còn 7kg, và cao 65cm. Bé vẫn chơi và ngủ bình thường. Em phải làm gì đây ạ?
- 1 trả lời
- 971 lượt xem
Chào bác sĩ, chân em bị á sừng hơn 10 năm rồi. Mùa đông thì khô hanh, nứt nẻ. Mùa hè da mềm hơn tí nhưng tại vì tắm nhiều, dùng nhiều nước nên bệnh cũng không khả quan hơn là mấy. Em để ý những lần em ăn thịt gà vào thì ngay đêm hôm đó, hoặc ngày hôm sau em bị ngứa chân kinh khủng. Vậy có phải em bị dị ứng với thịt gà không ạ? Và phải làm sao ạ?
- 1 trả lời
- 815 lượt xem
- Bác sĩ ơi, có phải những loại thực phẩm có hình dáng giống cơ quan tình dục giúp tăng cường khả năng sinh sản không? Bác sĩ có thể gợi ý giúp tôi một số thực phẩm có thể làm tăng khả năng thụ thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1074 lượt xem
- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1134 lượt xem
- Thưa bác sĩ, quan hệ quá nhiều có phải làm loãng mật độ tinh trùng, làm giảm cơ hội thụ thai phải không? Liệu tôi có nên kiêng quan hệ 7 ngày trước thời điểm quan hệ với mục đích có thai?