1

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản- Bộ y tế 2015 

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG 

Trào ngược dạ dày thự c quản là hiện tượ ng trào ngư ợc các chất chứa trong dạ dày vào thực quản có thể là sinh lí hay bệnh lí. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) là sự có mặt của các chất trong dạ dày trào ngư ợc lên thực quản gây nên các triệu chứng khó chịu và hoặc các biến chứng (5).

2. NGUYÊN NHÂN

Bệnh TNDDTQ là do sự dãn nở bất thường của cơ thắt thực quản dưới (5). Các yếu tố nguy cơ cao với bệnh TNDDTQ:

  •  Sau mổ teo thực quản thực quản
  •  Thoát vị khe hoành trượ t
  •  Bệnh lí thần kinh
  •  Béo phì
  •  Rối loạn hô hấp mạn tính: loạn sản phế quản phổi, xơ nang, xơ hóa kẽ, xơ hóa nang.
  •  Ghép phổi, đẻ non (2)

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

Bảng 1: Các triệu chứng lâm sàng (2)

Trẻ bú mẹ Trẻ lớn
- Khóc khi ăn
- Nôn tái diễn
- Cân nặng thấp
- Quấy khóc không rõ nguyên nhân
- Rối loạn giấc ngủ
- Các biểu hiện hô hấp tái diễn: ho khò khè, khàn tiếng, thở rít
- Đau bụng hoặc ợ nóng
- Nôn tái diễn
- Nuốt khó
- Hen
- Viêm phổi tái diễn
- Biểu hiện hô hấp trên mạn tính: ho, khàn tiếng

 

Trong trường hợp nôn trớ, phải loại trừ các dấu hiệu báo động trước khi nghĩ đến bệnh TNDDTQ (2).

Bảng 2: Các dấu hiệu báo động

- Nôn dịch mật
- Chảy máu tiêu hóa
- Nôn máu
- Ỉa máu
- Nôn tốc độ mạnh
- Sốt
- Li bì
- Gan lách to
- Thóp phồng
- Não to hoặc não bé
- Co giật
- Bụng chướng
- Các số liệu hoặc bằng chứng gợi ý hội chứng di truyền hoặc chuyển hóa
- Bệnh mạn tính đi kèm

- Biểu hiện hô hấp gợi ý mối liên quan giữa bệnh TNDDTQ và hô hấp:

  •  Nôn và khò khè 3 giờ đầu khi ngủ
  • Viêm thanh quản và hen không tìm thấy nguyên nhân hoặc giảm biểu hiện hô hấp, giảm tiêu thụ corticoit khi điều trị trào ngược và sự xuất hiện lại các triệu chứng hô hấp khi ngừng điều trị chống trào ngược.

- Ngoài ra, viêm tai giữa, viêm xoang mãn tính (2) và biểu hiện khác như hơi thở hôi, sâu răng có thể liên quan đến trào ngược (4).

3.2. Cận lâm sàng

 Mặc dù , các phương pháp chẩn đoán bệnh TNDDTQ phát triển nhưng hiện nay không có một phương pháp nào có giá trị cho tất cả các tình huống. Do vậy, xét nghiệm thăm dò được chỉ định tùy theo từng bệnh nhân cụ thể.

3.2.1. Đo pH thực quản 24 giờ

  •  Đây là mộ t xét nghiệm rất qu an trọ ng trong chẩn đoán bệnh TNDDTQ (2).
  •  Khi chỉ số trào ngược (tỷ lệ % pH thự c quản dưới 4 trong cả quá trình đo) > 7% là bệnh lý (5).

Hình 1: Đường biểu diễn pH thực quản 24 giờ

3.2.2. Nội soi tiêu hóa trên:

Là phương pháp chẩn đoán viêm thực quản và phát hiện các bất thường về giải phẫu như vị trí bất thường tâm-phình vị hoặc hẹp thực quản, hẹp thực quản (4).

3.2.3. Tế bào học thực quản:

Giúp loại trừ nguyên nhân viêm thực quản do tăng bạch cầu ái toan, do nấm và chẩn đoán dị sản thực quản (2).

3.2.4. Chụp lưu thông thực quản dạ dày tá tràng:

Có giá trị loại trừ các bất thường giải phẫu (hẹp thực quản, ruột quay bất thường, thoát vị khe... (4).

3.2.5. Chụp phóng xạ, siêu âm:

Không được khuyến cáo thường qui trong bệnh TNDDTQ (2).

3.2.6. Các xét nghiệm khác:

Đo áp lực và chức năng vận động thực quản góp phần tìm hiểu nguyên nhân của trào ngược (7). Đo trở kháng nhiều kênh: phát hiện cả trào ngược axít và không axít (2). Tuy nhiên, các xét nghiệm này chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

  •  Giảm các triệu chứng để đạt cân nặng và tăng trưởng bình thường.
  •  Khỏi viêm thực quản.
  •  Dự phòng các biến chứng hô hấp và biến chứng khác phối hợp với trào ngược mạn tính (3).

4.2. Chăm sóc và thay đổi lối sống

  •  Trong 2-4 tuần, không ăn sữa mẹ, chế độ ăn hạn chế sữa và trứng ít nhất về buổi sáng. Áp dụng sữa thủy phân protein hoặc axít amin.
  •  Tăng độ quánh của thức ăn bằng cách cho thêm 1 thìa cà phê bộ t g ạo vào 30g sữa công thức hoặc sử dụng loại sữa tăng độ quánh nhưng không khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh đẻ non <37 tuần tuổi .
  •  Tránh thuốc lá thụ động và chủ động, cafein, rượu, chế độ ăn cay.
  •  Tư thế khuyến cáo chung là nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi (2).

4.3. Điều trị bằng thuốc

4.3.1. Kháng bài tiết

- Thuốc điều trị chủ đạo trong bệnh TNDDTQ là thuốc kháng bài tiết axít. Trong đo thuốc ức chế bơm Proton: có hiệu quả hơn hẳn nhóm kháng H 2 (2, 5). Thời gian điều trị trung bình từ 8-12 tuần (2).

Bảng 3: Thuốc kháng bài tiết axít

Thuốc Liều mg/kg/ngày  Lứa tuổi áp dụng
Cimetidine  30–40mg; chia 3-4 lần  ≥16 tuổi
Ranitidine  5–10mg; chia 2-3 lần  1 tháng-16 tuổi
Omeprazole  0.7–3.3 mg/kg/d  2-17 tuổi
Lansoprazole  0.7–3 mg/kg/d  1-17 tuổi
Esomeprazole 0.7–3.3 mg/kg/d  1-17 tuổi


4.3.2. Bảo vệ niêm mạc, trung hoà axít và điều hòa nhu động

  •  Ngày nay, các nhóm thuốc này không được khuyến cáo sử dụng thường qui trong bệnh TNDDTQ nữa do hiệu quả không rõ ràng và nguy cơ tác dụng phụ (2).

4.4. Điều trị ngoại khoa

  •  Điều trị nội khoa không đáp ứng
  •  Nguy cơ hít, không bảo vệ được đường thở (2).

5. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG

  •  Bệnh TNDDTQ rất thường gặp ở trẻ bú mẹ và phần lớn tự ổn định t ừ 6-18 tháng tuổi (4). Khoảng 60% trẻ bú mẹ bị trào ngược ngừng nôn ngay khi có ăn thức ăn đặc, 90% không có các biểu hiện tiêu hóa nữa sau 4 tuổi. Tuy nhiên, các biểu hiện ngoài tiêu hóa lại hay gặp hơn và t ần xuất phát hiện trào ngược chiếm khoảng 40-60% ở các bệnh nhân có biểu hiện hô hấp tái diễn (1).
  •  Nếu chẩn đoán và điều trị muộ n có thể dẫn đến viêm , loét thậm trí ung thư thự c quản hoặ c ngất xỉu và tử vong (4).
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Trào ngược dạ dày thực quản - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

Gây mê mask thanh quản phẫu thuật nội soi điều trị trào ngược thực quản
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy truyền thức ăn qua thực quản dạ dày - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Tin liên quan
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.

Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày thực quản
Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.

Giảm cân có tác động thế nào đến với chứng trào ngược dạ dày thực quản?
Giảm cân có tác động thế nào đến với chứng trào ngược dạ dày thực quản?

Thừa cân, béo phì có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, ví dụ như trầm cảm, mệt mỏi và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch và tiểu đường. Một vấn đề sức khỏe khác mà nhiều người thừa cân gặp phải là trào ngược dạ dày thực quản.

Bị Trào Ngược Dạ Dày Khi Quan Hệ Tình Dục
Bị Trào Ngược Dạ Dày Khi Quan Hệ Tình Dục

Bị trào ngược dạ dày khi quan hệ tình dục sẽ có cảm giác như thế nào? Những biểu hiện và vấn đề thường gặp là gì. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chụp bể thận – niệu quản ngược dòng được thực hiện khi nào?
Chụp bể thận – niệu quản ngược dòng được thực hiện khi nào?

Chụp bể thận - niệu quản ngược dòng (retrograde pyelogram) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng thuốc cản quang tiêm vào đường tiết niệu của người bệnh để thu được hình ảnh X-quang rõ nết hơn về hệ tiết niệu. Hệ tiết niệu gồm có thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị trào ngược dạ dày, bà bầu có nên uống tinh bột nghệ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  614 lượt xem

Bị trào ngược dạ dày + vi khuẩn HP, uống thuốc tây không khỏi, em đã dùng tinh bột nghệ vàng và sữa để uống thì thấy hết triệu chứng trào ngược. Sau đó, em mang thai khoảng 5 tuần, khi triệu chứng nghén xuất hiện, em lại bị trào ngược, rất khó chịu. Giờ, thai em đã gần 2 tháng - Em có thể uống tiếp tinh bột nghệ + sữa ông thọ được không ạ?

Trẻ 2 tháng tuổi hay ói và ói nhiều có phải bị trào ngược dạ dày không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  624 lượt xem

Em sinh bé mới được 2 tháng tuổi. Khi em sờ lên thóp trước của bé thì thấy lõm xuống, thỉnh thoảng thì cũng thấy bằng phẳng. Có phải sức khỏe không tốt nên thóp bé mới bị lõm như vậy không ạ? Ngoài ra, mấy ngày gần đây bé rất hay ói. Có khi bú xong cả tiếng vẫn ói. Có lúc đang ngủ thì tỉnh dậy khóc thét lên. Bế nghiêng không được, em phải bế thẳng lên vai thì bé bắt đầu ói sữa ra. Bé ói ra dịch nước, có khi lẫn cả lợn cợn cục sữa. Bé như vậy có phải là bị trào ngược dạ dày không ạ?

Không biết có thai, lỡ uống thuốc trào ngược dạ dày?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1432 lượt xem

Em vừa đi siêu âm mới biết là mình có thai (khoảng gần 3 tuần). Nhưng buồn một nỗi là do không biết mình có thai nên cách đây khoảng 3 tuần - em bị chứng trào ngược dạ dày, trong 8 ngày, bs đã kê cho em uống những loại thuốc sau: Cefdinir 300mg ( tenadinir 300mg), Erdosteine 300mg ( eldosin 300mg), Fexofenadin hcl (tinifast *** 120mg), Pantoprazol 40mg (platra 40mg),Vitamin b1,B6,b12 (synervit f), Vitamin C1g (upsa-C1g). Mong bs tư vấn dùm em xem các thuốc trên có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không ạ?

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1417 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Đẻ con xong có khỏi bệnh không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1072 lượt xem

Năm nay cháu 16 tuổi, cháu bị á sừng hơn 7 năm nay rồi. Đi đâu cũng tự ti, xấu hổ. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu sau khi lấy chồng, sinh con thì có khỏi được không ạ? (cháu nghe nhiều nói là sẽ thay máu là khỏi bệnh?)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây