Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy truyền thức ăn qua thực quản dạ dày - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG/ ĐỊNH NGHĨA
Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy truyền thức ăn qua thực quản dạ dày là quá trình đưa thức ăn dạng lỏng qua ống thông thực quản dạ dày vào đường tiêu hóa người bệnh liên tục bằng máy truyền/ bơm dinh dưỡng trong 20- 24 giờ/ngày.
Ưu điểm: tăng khả năng hấp thu, giảm nguy cơ hít sặc.
II. CHỈ ĐỊNH
- Chỉ định chung của nuôi ăn qua ống thông dạ dày:
- Mọi trường hợp người bệnh không ăn uống được hoặc không đủ nhu cầu nhưng không có chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch.
- Bất thường cấu trúc, chức năng đường tiêu hóa trên (bệnh lý thực quản: bỏng thực quản, dị tật, chấn thương. Bệnh lý liệt hầu họng: hội chứng Guillain- Barre, nhược cơ, chấn thương hay dị tật bẩm sinh vùng hầu họng).
- Hôn mê không có suy hô hấp nặng
- Người bệnh có hỗ trợ hô hấp: thở máy, có nội khí quản, mở khí quản.
- Tiêu chảy kéo dài do kém hấp thu.
- Nhu cầu đặc biệt về protein và năng lượng ở những trẻ bị bỏng nặng, bệnh mạn tính.
- Một số trường hợp đặc biệt của bệnh đường tiêu hóa như: hội chứng ruột ngắn, bệnh Crohn.
- Biếng ăn do tâm lý, từ chối ăn do kiệt sức, chấn thương.
- Có 3 phương pháp nuôi ăn qua ống thông dạ dày (nhỏ giọt ngắt quãng, nhỏ giọt liên tục 24/24 giờ, nhỏ giọt ban đêm).
- Chỉ định nuôi dưỡng người bệnh liên tục qua ống thông dạ dày
- Người bệnh có nhiều nguy cơ hít sặc, cần truyền chậm qua máy truyền dinh dưỡng (nutripump).
- Sơ sinh, tình trạng bệnh rất nặng
- Kém tiêu hóa, hấp thu nặng.
- Lỗ dò tiêu hóa.
- Những trẻ bị rối loạn chuyển hóa như bệnh về rối loạn chuyển hóa glycogen, acid hữu cơ trong máu, khiếm khuyết chu trình ure.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Sốc
- Hôn mê kèm suy hô hấp nặng.
- Co gồng liên tục.
- Tắc đường tiêu hóa.
- Giai đoạn đầu hậu phẫu đường tiêu hóa.
- Xuất huyết đường tiêu hóa.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 1 bác sĩ dinh dưỡng,1 điều dưỡng
2. Phương tiện
- Máy truyền dinh dưỡng
- Thức ăn lỏng được pha chế sẵn trong các túi đựng thức ăn.
- Quang truyền dịch và ống dẫn dịch
3. Người bệnh
- Thông báo cho người chăm sóc trước khi cho ăn. Cho người bệnh nằm đầu cao 30 độ.
4. Hồ sơ bệnh án
- Ghi hồ sơ bệnh án ngày giờ cho ăn, loại thức ăn, số lượng thức ăn, số lượng dịch tồn lưu trong dạ dày, phản ứng nếu có của người bệnh khi cho ăn, tên điều dưỡng cho ăn
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý.
- Tính nhu cầu năng lượng và lượng dịch cần thiết:
- Nhu cầu cho trẻ bình thường <1 tuổi: 1 - 3 tháng tuổi E= 120kcal/kg/ngày, 4 - 12 tháng tuổi; 100 kcal/kg/ngày.
- Cho trẻ bình thường và cả trẻ suy dinh dưỡng >1 tuổi: E= 1000kcal + 100 x tuổi (năm).
- Áp dụng cho trẻ suy dinh dưỡng: E= 150 - 200 kcal/kg/ngày.
- Chọn loại thức ăn: sữa mẹ, sữa công thức, sữa freelactose, sữa thủy phân, bột, cháo xay,... tùy theo lứa tuổi, tình trạng bệnh lý của trẻ.
- Thiết lập chế độ ăn và theo dõi.
- Điều chỉnh khi có biến chứng.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Điều dưỡng rửa sạch tay.
- Kiểm tra xem ống thông đã vào đúng dạ dày chưa (bơm khí và nghe vùng thượng vị hoặc bùng bơm hút thử thấy ra dịch vị).
- Kiểm tra nhiệt độ túi đựng thức ăn: Thức ăn để cho ăn nhỏ giọt liên tục không được ấm, cần lấy thức ăn ra khỏi tủ lạnh 15- 20 phút để thức ăn có nhiệt độ phòng sau đó mới sử dụng được cho người bệnh. Thức ăn không được để quá 4 giờ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Nối túi đựng thức ăn lỏng với ống thông, máy truyền dinh dưỡng, điều chỉnh tốc độ truyền sao cho phù hợp với lượng calo, lượng dịch tính toán được, có thể truyền liên tục trong 24 giờ hoặc 20 giờ (nghỉ 4 giờ).
VI. THEO DÕI
- Dấu hiệu sinh tồn
- Kiểm tra lại vị trí của ống thông mỗi 4 giờ/lần mỗi khi thay túi thức ăn lỏng mới cho người bệnh .
- Mỗi 2 giờ cần theo dõi người bệnh/lần để kiểm tra tốc độ truyền, chú ý các biểu hiện nôn, sặc, chướng bụng, khó thở, suy hô hấp ở người bệnh.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Ỉa chảy: giảm bớt khối lượng thức ăn, giảm bớt tốc độ nhỏ giọt, kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn túi đựng thức ăn, kiểm tra các thao tác của điều dưỡng đảm bảo vệ sinh.
- Nôn: để người bệnh nằm đầu nghiêng hoặc tư thế an toàn. Hút dịch ở họng và phế quản, giảm bớt khối lượng thức ăn, giảm tốc độ nhỏ giọt.
- Sặc: Kiểm tra đảm bảo ống thông nằm trong dạ dày trước khi cho ăn. Giảm bớt khối lượng thức ăn, nhỏ giọt chậm hơn, cho trẻ nằm đầu cao.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm - Bộ y tế 2019
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Đôi khi chỉ những thay đổi đơn giản trong lối sống và chế độ ăn uống cũng đủ để cải thiện vấn đề mà không cần đến các biện pháp điều trị khác.
Mặc dù các bệnh xã hội chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo và đường hậu môn nhưng một số bệnh lây qua quan hệ tình dục bằng miệng.
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, chế độ ăn quá nhiều calo hoặc chất béo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao và theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, trong đó có bệnh tim mạch. Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim mạch giúp làm giảm huyết áp, cholesterol tổng thể, LDL cholesterol (cholesterol xấu), triglyceride và lượng đường trong máu lúc đói, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn uống lành mạnh, cân bằng là điều cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, dùng một số thực phẩm chức năng và thảo dược cũng mang lại lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường.
Đã bao giờ bạn cảm thấy tự ti về kích thước “cậu nhỏ” của mình và nghĩ đến chuyện thử một biện pháp tăng kích thước vẫn thường được quảng cáo trên mạng hay chưa?
- 1 trả lời
- 681 lượt xem
Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?
- 1 trả lời
- 472 lượt xem
Hiện bé nhà em đang được 5 tháng 10 ngày tuổi. Đợt 4 tháng tuổi, bé nặng 7,2kg, cao 65cm. Từ lúc sinh ra tới giờ, em cho bé bú mẹ và bú thêm cả sữa công thức vì sữa mẹ rất ít. 10 ngày nay, em mới chuyển bé từ Bình Dương về Nghệ An. Tuy nhiên, về Nghệ An không hiểu sao bé lại không chịu bú sữa công thức nữa, chỉ đòi ti mẹ. Trước đây bé chỉ ti mẹ vào ban đêm thôi. Thế nên 5 tháng 10 ngày bé sụt xuống còn 7kg, và cao 65cm. Bé vẫn chơi và ngủ bình thường. Em phải làm gì đây ạ?
- 1 trả lời
- 946 lượt xem
Chào bác sĩ, chân em bị á sừng hơn 10 năm rồi. Mùa đông thì khô hanh, nứt nẻ. Mùa hè da mềm hơn tí nhưng tại vì tắm nhiều, dùng nhiều nước nên bệnh cũng không khả quan hơn là mấy. Em để ý những lần em ăn thịt gà vào thì ngay đêm hôm đó, hoặc ngày hôm sau em bị ngứa chân kinh khủng. Vậy có phải em bị dị ứng với thịt gà không ạ? Và phải làm sao ạ?
- 1 trả lời
- 794 lượt xem
- Bác sĩ ơi, có phải những loại thực phẩm có hình dáng giống cơ quan tình dục giúp tăng cường khả năng sinh sản không? Bác sĩ có thể gợi ý giúp tôi một số thực phẩm có thể làm tăng khả năng thụ thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1048 lượt xem
- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!