1

Ghi điện cơ điện thế kích thích thị giác, thính giác - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG 

Ghi điện thế kích thích cho phép ghi và phân tích các làn sóng điện ở vỏ não và  tủy sống xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương đáp ứng với các kích thích điện ở dây  thần kinh ngoại vi hay kích thích các cơ quan giác quan (mắt, tai). Để ghi được các điện  thế kích thích, trừ điện thế kích thích vận động, thường cần kích thích vài trăm lần tới  vài nghìn lần, dùng máy ghi được điện toán hóa, nhằm lưu giữ các tín hiệu thu được, rồi  tính trung bình cộng, nhờ vậy loại bỏ các nhiễu và cho đường các sóng điện thế kích  thích ghi rõ ràng. Người ta dùng máy ghi điện cơ có gắn kèm theo các bộ phận chuyên  biệt để kích thích (âm thanh, ánh sáng, từ trường).  

II. CHỈ ĐỊNH 

- Ðiện thế kích thích thị giác 

  • Giúp đánh giá sự toàn vẹn của đường thị giác từ dây thần kinh II, qua giao thoa thị  giác và dải thị giác, tới thể gối ngoài và phóng chiếu thể gối - khe cựa cho tới vỏ não thị  giác nhưng chủ yếu là cho tổn thương trước giao thoa nhưng cũng có thể phân biệt được  những tổn thương dẫn truyền thị giác sau giao thoa.  
  • Chỉ định trong bệnh: xơ cứng rải rác, mù vỏ não, bệnh lý thần kinh thị trước giao  thoa, glaucoma, Parkinson. Còn để đo thị lực trẻ nhỏ. 

- Điện thế kích thích thính giác thân não 

  • Chẩn đoán xơ cứng rải rác, các u ở hố sau (u thính giác, u thần kinh đệm, ở thần  não), các tổn thương thân não gây hôn mê hoặc chết não,và theo dõi trong phẫu thuật.  Ngoài ra còn để khảo sát bệnh điếc trẻ nhỏ. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

Không có. 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện 

01 bác sĩ, 01 kỹ thuật viên (KTV). 

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc 

Vật tư sử dụng trong đo Điện cơ.

3. Người bệnh 

Người bệnh làm điện thế kích thích (SEP, VEP, BAEP, thần kinh V) nên gội đầu  và ăn uống, đi vệ sinh trước khi đo. 

4. Hồ sơ bệnh án 

Cần ghi rõ tên tuổi địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ ghi điện cơ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VI, ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO

1. Kiểm tra hồ sơ 

Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh. 

2. Kiểm tra người bệnh 

Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy. 

3. Thực hiện kỹ thuật 

3.1. Điện thế kích thích thị giác 

Điện thế kích thích thị giác là những sóng điện của não, ghi được khi có kích thích  ánh sáng. Kích thích ánh sáng vào một mắt, dưới dạng chớp ánh sáng hình bàn cờ, gồm  các ô vuông màu tương phản tối đa (đen và trắng) xen kẽ nhau. Chớp sáng có tần số  khoảng 2 Hz. Điện cực ghi gồm một điện cực chính giữa chẩm (Oz của điện não) và 2  điện cực hai bên cách nhau 5cm (O1 và O2 của điện não). Thực hiện 100-200 kích thích.  Thường có hai sóng một sóng âm có thời gian tiềm tàng 75ms (N75), một sóng dương tiếp sau có thời gian tiềm 100ms (P100), quan trọng nhất P100 phản ánh tính toàn vẹn  của hệ dẫn truyền thị giác.  

3.2. Điện thế kích thích thính giác thân não 

Bao gồm các điện thế (sóng) được đánh dấu bằng chữ số la mã, xuất hiện trong  vòng 10ms đầu tiên sau kích thích âm thanh. Các BAEP phản ánh tính toàn vẹn của hệ  dẫn truyền thính giác. Khi đo điện thế ta cho người bệnh đeo tai nghe, kích thích bằng  âm thanh ở riêng một tai. Âm thanh có cường độ 90-120 dB, âm thanh đều đặn lặp đi  lặp lại với tần số khoảng 8-10 lần/phút. Các điện cực ghi được đặt ở dái tai, xương  chũm hai bên và Cz. Người ta thường ghi được 5 làn sóng, đánh số từ I đến V, điện thế I  phản ánh chức năng thính giác của dây VIII, điện thế II, và III liên quan tới hành cầu,  IV, V liên quan tới chức năng cầu não trên và trung não dưới. Khi các cấu trúc này bị  tổn thương, nhất là tổn thương myelin, thì các điện thế này thay đổi. Trên người bệnh  hôn mê sâu, thay đổi BAEP chứng tỏ một tiên lượng xấu và khả năng hôn mê do căn  nguyên tổn thương giải phẫu. Ngược lại, nếu BAEP còn nguyên vẹn chứng tỏ một tiên  lượng khá hơn và nghĩ đến căn nguyên chuyển hóa hay nhiễm độc thuốc.Trong chết não,  nếu còn sóng điện não trong khi mất BAEPs cho thấy khả năng tử vong cao (chết não),  ngược lại nếu mất sóng điện não (hoặc rối loạn nặng nề điện não) trong khi BAEP còn  tốt thì chứng tỏ một tình trạng hôn mê sâu mà thôi, chưa chắc đã chết não. 

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Ghi điện cơ điện thế kích thích cảm giác thân thể - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Ghi điện não giấc ngủ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi trên - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi dưới - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Kỹ thuật kích thích xuyên sọ bằng dòng điện một chiều đều (tDCS) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.

Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt

Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.

HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt
HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề gây phiền toái. Mặc dù không thể chữa khỏi được nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Nếu đã thử thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai mà tình trạng vẫn không mấy cải thiện thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp điều trị khác, gồm có kích thích điện thần kinh.

Các quy trình kiểm tra thính giác cho trẻ
Các quy trình kiểm tra thính giác cho trẻ

Bé có thể gặp khó khăn khi ở trường và với các kỹ năng xã hội. Tùy thuộc vào mức độ thính giác, khả năng nói của bé có thể bị ảnh hưởng và âm thanh phát ra có thể “khác” với người khác.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phải làm gì nếu nghi ngờ trẻ có vấn đề về thính giác?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  616 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có cảm giác bé nhà mình gặp một vấn đề gì đó về thính giác.Tôi có cảm tưởng bé nghe không rõ. Tôi phải làm gì đây?

Khi nào nên kiểm tra thính giác của trẻ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  706 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, khi nào nên cho bé đi kiểm tra thính giác ạ? Cảm ơn bác sĩ

Trẻ 21 ngày tuổi ngủ không sâu giấc, hay vặn mình và chỉ thích nằm nghiêng là bị làm sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  354 lượt xem

Bé nhà em sinh lúc thai 37 tuần, bé nặng 3,3kg và cao 50cm. Hiện bé đã được 21 ngày tuổi và nặng 4kg, cao 55cm. Em vắt sữa ra bình cho bé bú và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Hàng ngày em có phơi nắng và bổ sung 1 giọt vitamin D cho bé. Tuy nhiên, bé nhà em toàn ngủ ngày rồi thức đêm, khi ngủ thì vặn mình, uốn éo rồi rên rặn đỏ mặt. Đặc biệt bé chỉ thích nằm nghiêng, lật ngửa ra là khóc tìm tái không chịu. Bé nhà em như vậy là bị sao ạ?

Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  990 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Cách thai kỳ ảnh hưởng đến những giấc mơ và lý do tại sao?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  734 lượt xem

- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây