1

Ghi điện cơ bằng điện cực kim - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG 

Ghi điện cơ là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện  của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. 

Điện cơ dựa trên nguyên tắc: tổn thương dây thần kinh ngoại biên có loại thoái  hóa sợi trục và loại hủy myelin. Loại thứ nhất có thể phát hiện được bằng dùng điện cực  kim đâm vào bắp cơ do dây thần kinh đó chi phối để ghi nhận các điện thế tự phát của  cơ và các đơn vị vận động (MUP) (các sợi cơ do một sợi trục chi phối thành một đơn vị  vận động. Khi một neuron vận động phát xung thì tất cả các sợi cơ do nó chi phối sẽ co  lại, tạo thành một làn sóng điện duy nhất gọi là đơn vị vận động). Loại thứ hai sẽ biểu  hiện bằng các thay đổi tốc độ dẫn truyền. Ngoài ra có thể gặp bệnh lý kiểu hỗn hợp cả  hai loại. 

II. CHỈ ĐỊNH 

Chẩn đoán các tổn thương cơ do thần kinh, do bệnh cơ hoặc các bệnh lý khác: − Tổn thương nhu mô cơ (bệnh lý cơ, viêm cơ). 

  •  Chẩn đoán và tiên lượng tổn thương dây thần kinh do chấn thương (chấn  thương cột tủy, chấn thương dây thần kinh). 
  •  Chẩn đoán hoặc khẳng định những nghi ngờ bệnh lý thần kinh ngoại biên (do  tăng ure huyết, do rối loạn chuyển hóa hoặc miễn dịch, do đái tháo đường...). 
  •  Chẩn đoán phân biệt những triệu chứng than phiền (đau ở chi, yếu chi, mỏi,  chuột rút, bồn chồn, rối loạn cảm giác da, dị cảm..). 
  •  Định khu những tổn thương thần kinh cục bộ hoặc do chèn ép (hội chứng ống  cổ tay, cổ chân, ép rễ thần kinh), viêm dây thần kinh, bệnh thần kinh vận động, bệnh  đơn dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh lý đám rối thần kinh. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

Khi ghi điện cực kim có thể không làm khi người bệnh đang điều trị bằng thuốc  chống đông như heparin. 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện 

01 bác sĩ, 01 kỹ thuật viên (KTV). 

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc 

Vật tư sử dụng trong đo Điện cơ.

− Sau khi đo: rửa điện cực dẫn truyền và lau khô, hấp kim. 

3. Người bệnh 

Hướng dẫn người bệnh phối hợp trong khi ghi điện cơ. 

4. Hồ sơ bệnh án 

Cần ghi rõ tên tuổi địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ ghi điện cơ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Kiểm tra hồ sơ 

Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh. 

2. Kiểm tra người bệnh 

Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy.

3. Thực hiện kỹ thuật 

3.1. Bước 1 

Người bệnh thư giãn cơ, đâm điện cực kim xuyên qua da vào cơ, rồi đâm kim  từng nấc một nhằm khảo sát các hoạt động điện do kim đâm gây ra. 

3.2. Bước 2 

Để kim nằm im trong bắp cơ đang thư giãn hoàn toàn (không co cơ), nhằm tìm  các hoạt động điện tự phát của cơ đó nếu có. 

3.3. Bước 3 

Cho người bệnh co cơ một cách nhẹ nhàng để các đơn vị vận động phát xung rời  rạc, khảo sát hình ảnh của từng điện thế của đơn vị vận động. 

3.4. Bước 4 

Yêu cầu người bệnh co cơ mạnh dần lên để khảo sát hiện tượng kết tập của các  đơn vị vận động, cho tới mức người bệnh co cơ tối đa để xem hình ảnh giao thoa của  các đơn vị vận động. Chú ý khi ghi quan sát các sóng ghi được trên màn hình cần nghe  cả âm thanh các sóng phát ra.  

VI. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO 

Nhận xét kết quả:  

  • Những thay đổi do thần kinh (neurogen) là quá trình tái phân bố thần kinh và  được biểu hiện dưới 2 dạng: tái phân bố sợi trục biểu hiện là đa pha, thời khoảng rộng,  biên độ cao. Thay đổi neurogen thường gặp trong các bệnh thần kinh gây tổn thương cơ.  Khi co cơ tăng dần tới cực đại: nguyên tắc cỡ mẫu bị phá vỡ, các đơn vị vận động lớn  hơn xuất hiện sớm, có hiện tượng tăng tốc, có khoảng trống điện cơ. 
  • Những thay đổi do bệnh cơ có các đơn vị vận dộng giảm về biên độ, thời khoảng  ngắn, đa pha (hẹp, thấp và đa pha). 

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Theo dõi điện tim bằng máy ghi biến cố tim - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Test chẩn đoán nhược cơ bằng điện sinh lý - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Đo tốc độ phản xạ Hoffmann và sóng F của thần kinh ngoại vi bằng điện cơ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Test chẩn đoán chết não bằng điện não đồ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Hướng dẫn đo huyết áp bằng máy điện tử và máy cơ
Hướng dẫn đo huyết áp bằng máy điện tử và máy cơ

So sánh hai loại máy đo huyết áp và cách sử dụng từng loại máy

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện là gì?
Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện là gì?

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện là thủ thuật loại bỏ các tế bào bất thường ở cổ tử cung.

Bù nước điện giải cho trẻ bằng nước ép táo pha loãng
Bù nước điện giải cho trẻ bằng nước ép táo pha loãng

Các nhà khoa học gần đây mới tiết lộ loại trái cây có thể giúp bù nước điện giải cho trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.

Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt

Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  990 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị viêm nhiễm, có nên đốt điện CTC và truyền kháng sinh?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  538 lượt xem

Em bị viêm nhiễm âm đạo, mua thuốc đặt và Cyclindox về uống thấy đỡ, nhưng 1 tuần sau lại tái phát. Em đành tìm ra phòng khám tư Trung Quốc, bs ở đó gạt em đốt điện và tiêm truyền cho em 2 loại thuốc là Fluconazole và Tininazole (trong vòng 2 ngày). Giờ em đã khỏi vết đốt và uống khá nhiều kháng sinh. Bs cho em hỏi: việc đốt điện và thuốc mà phòng khám đó tiêm cho em có nguy hiểm không ạ?

Vì sao khi đốt điện, cần sạch kinh trước đó 2-3 ngày?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  455 lượt xem

Trước khi đốt điện, bs bảo em nên để sạch kinh 2-3 ngày rồi hãy đốt. Em sốt ruột, ngại chờ, muốn đốt luôn cho xong nên cứ thắc mắc hoài là: Vì sao lại phải chờ sạch kinh 2-3 ngày rồi mới đốt - Mong được bs giải đáp ạ?

Sau đốt điện, vết thương có mau lành và hết viêm nhiễm?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1421 lượt xem

Em bị viêm âm đạo, từng uống kháng sinh cyclindox để điều trị. Nhưng do chỉ uống có 1 ngày nên tháng sau lại tái phát. Em đi khám nhưng chẳng may bị bs người Hoa dụ đốt điện. Em đã đốt điện và uống nhiều kháng sinh mà giờ vẫn chưa khỏi vết thương. Em đang rất lo lắng - Bs cho em hỏi: sau khi thủ thuật như vậy, em có cơ hội lành vết thương và hết viêm nhiễm không ạ?

Có đúng thai phụ thường bị mất cân bằng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  766 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây