1

Test chẩn đoán nhược cơ bằng điện sinh lý - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG 

Ghi điện cơ là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện  của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ.  

Nhược cơ là một bệnh thần kinh - cơ có đặc tính là mỏi và yếu các cơ vân xuất  hiện tăng khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi, do có sự giảm số lượng các thụ thể  acetylcholine ở màng cơ sau synap. Sự thay đổi này làm giảm hiệu lực dẫn truyền thần  kinh cơ. Sử dụng kích thích lặp lại, kích thích liên tục tác động trên thân của dây thần  kinh và ghi điện thế đáp ứng ở cơ đích. Trong bệnh nhược cơ sẽ có sự suy giảm biên độ  và diện tích điện thế đáp ứng của cơ do kích thích lặp lại. 

II. CHỈ ĐỊNH 

Chẩn đoán và theo dõi những rối loạn chỗ nối thần kinh cơ (bệnh nhược cơ, hội  chứng nhược cơ). 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

Không. 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện 

01 bác sĩ, 01 kỹ thuật viên (KTV). 

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc 

Vật tư sử dụng trong đo Điện cơ.

3. Người bệnh  

  •  Người bệnh cần ăn uống trước khi đo. 
  •  Bệnh nhi cần phải có khăn, tã lót đầy đủ. 
  •  Người bệnh nhược cơ phải ngưng thuốc kháng men trước đo EMG 24 giờ:  Mestinon, Prostigmin.  
  •  Người bệnh được thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thường quy, chuẩn  bị tư tưởng, được thông báo và giải thích về cách tiến hành thủ thuật. Hướng dẫn người  bệnh phối hợp trong khi ghi điện cơ. 

4. Hồ sơ bệnh án 

Cần ghi rõ tên tuổi địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ ghi điện cơ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH, ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO

1. Kiểm tra hồ sơ 

Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh. 

2. Kiểm tra người bệnh 

Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy (đã được cài đặt sẵn các thông  số như tốc độ quét, độ phóng đại, giới hạn tần số cao và thấp). 

3. Thực hiện kỹ thuật 

− Cách đặt điện cực kích thích và ghi giống như khi làm về đo tốc độ dẫn truyền  vận động. Cường độ kích thích trên mức tối đa (120%). Tìm vị trí điện cực để hình dạng  sóng rõ ràng nhất. Chờ vài giây sau khi kích thích thử để cho cơ phục hồi lại trạng thái  bình thường. Kích thích chuỗi xung (10 xung) và ghi sóng. Thông thường người ta chọn  3 cơ sau để làm test thử: một cơ nhỏ ở bàn tay (ô mô cái hoặc ô mô út), cơ thang hoặc  một cơ khác ở vai (ví dụ cơ delta), sau đó là một cơ ở mặt. 

− Kỹ thuật: kích thích lặp lại liên tiếp:  

  • Chuỗi 10 kích thích bằng xung điện liên tiếp ở tần số 3 Hz (3 kích thích/giây).  Nếu biên độ co cơ thứ 4 hoặc 5 so với biên độ co cơ đầu tiên giảm khoảng 5% thì nghi  ngờ bệnh nhược cơ. Nếu suy giảm trên 10% và được thấy ở ít nhất 2 cơ bắp thì coi như  chắc chắn bị bệnh nhược cơ.  
  • Nếu nghi ngờ có hội chứng nhược cơ có thể thực hiện thêm chuỗi 30-50 kích  thích liên tiếp, tần số 50Hz cũng thấy có hiện tượng suy giảm chút ít nhưng sau đó các  biên độ co cơ tăng lên (gọi là hiện tượng tăng cường), với đặc điểm càng về sau càng  cao hơn trước và sẽ cao hơn cả co cơ đầu tiên trong chuỗi đó. Nếu biên độ co cơ về sau  cao hơn biên độ co cơ ban đầu của chuỗi từ 200% trở lên thì chẩn đoán hội chứng  Eaton - Lambert.  

− Sau khi dùng kháng cholinesterase: giảm nhẹ đi hoặc biến mất, càng khẳng  định chẩn đoán nhược cơ. Dương tính rõ rệt ở cơ yếu nhất.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Test chẩn đoán nhược cơ bằng thuốc - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Test chẩn đoán chết não bằng điện não đồ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán và điều trị nhược cơ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Nội soi khớp vai chẩn đoán (có sinh thiết) - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Nội soi khớp gối sinh thiết để chẩn đoán - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?
Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?

Để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng phổ biến hơn sinh thiết vì MRI ít xâm lấn hơn và không cần thời gian nghỉ sau thủ thuật giống như sinh thiết. Nếu cần sinh thiết, các bác sĩ cũng thường sử dụng hình ảnh MRI để đưa kim sinh thiết vào chính xác khu vực đáng ngờ.

Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hãy đưa trẻ đi khám khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Trong hầu hết các trường hợp, bàng quang tăng hoạt ở trẻ em tự khỏi theo thời gian. Nhưng nếu không tự khỏi thì sẽ cần phải điều trị. Có những phương pháp điều trị y tế và biện pháp khắc phục tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán ung thư bàng quang
Các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán ung thư bàng quang

Các phương pháp để sàng lọc và chẩn đoán ung thư bàng quang gồm có khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ cũng có thể sẽ tiến hành sinh thiết hoặc nội soi bàng quang để xác nhận chẩn đoán.

Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?
Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?

Quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) thường mất nhiều thời gian. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường giống như triệu chứng của các bệnh khác như bệnh lupus hoặc các bệnh mô liên kết khác.

Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  991 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Cần làm gì khi bs chẩn đoán bị hở cổ tử cung
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  490 lượt xem

Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?

Kết quả chẩn đoán, bác sĩ ghi Z34 là gì vậy?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3682 lượt xem

Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?

Trẻ mới sinh nằm quạt điều hòa không khí bằng hơi nước có được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1089 lượt xem

Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?

Chẩn đoán đái tháo đường thai kì có đáng lo không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  453 lượt xem

Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây