Nội soi khớp vai chẩn đoán (có sinh thiết) - Bộ y tế 2014
I. Đại cương:
- Nội soi khớp vai là thủ thuật đưa ống soi (camera) vào trong ổ khớp vai qua lỗ trocar để đánh giá các cấu trúc bên trong của khớp vai dưới nguồn sáng lạnh. Thủ thuật cho phép bác sỹ phát hiện, đánh giá thương tổn, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Nội soi khớp vai được tiến hành sau khi người bệnh được gây mê và cần có hệ thống bơm nước (thường là huyết thanh mặn đẳng trương) áp lực vào trong ổ khớp.
- Nội soi khớp vai là thủ thuật ít gây sang chấn cho các cấu trúc của khớp, ít đau, người bệnh có thể tập vận động sớm, rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh
II. Chỉ định
Nội soi khớp vai chẩn đoán được chỉ định cho những nhóm bệnh lý của khớp vai bao gồm:
- Nhóm bệnh lý của màng hoạt dịch: viêm màng hoạt dịch khớp (synovitis), viêm túi hoạt dịch (bursitis)...
- Nhóm bệnh lý của sụn viền: rách sụn viền trước dưới (Bankart lesion), rách sụn viền trên từ trước ra sau (SLAP)...
- Nhóm bệnh lý của xương và sụn khớp: thoái hóa khớp vai.
- Nhóm bệnh lý của đầu dài gân cơ nhị đầu: viêm bao hoạt dịch gân, viêm thoái hóa gân, đứt gân cơ nhị đầu dài, trật gân cơ nhị đầu...
- Nhóm bệnh lý của gân cơ chóp xoay (gân cơ trên gai, gan cơ dưới gai, gân cơ dưới vai, gân cơ tròn bé): rách gân cơ chóp xoay do chấn thương, viêm thoái hóa gân cơ chóp xoay.
- Nhóm bệnh lý của bao khớp: viêm dính khớp vai . Trong bệnh lý nội cơ xương khớp, nội soi khớp vai chẩn đoán chủ yếu kèm theo thủ thuật sinh thiết các tổn thương nghi ngờ để chẩn đoán xác định bệnh.
III. Chống chỉ định
- Người bệnh đang có tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ tiến triển.
- Người bệnh có rối loạn đông máu.
- Người bệnh có chống chỉ định của gây mê.
IV. Chuẩn bị
1. Người thực hiện (chuyên khoa)
- Kíp gây mê: cần 01 bác sỹ gây mê và 01 kỹ thuật viên gây mê được đào tạo và cấp chứng chỉ gây mê hồi sức.
- Kíp nội soi: cần 01 bác sỹ nội soi khớp, 01 bác sỹ hoặc kỹ thuật viên phụ nội soi khớp, 01 dụng cụ viên được đào tạo và cấp chứng chỉ phù hợp, đúng chuyên ngành.
2. Phương tiện:
- Thủ thuật được tiến hành ở phòng mổ sạch, được thiết kế khép kín, bao gồm phòng mổ nội soi, phòng rửa tay, phòng để dụng cụ.
- Dàn máy nội soi khớp chuyên dụng: Màn hình, nguồn sáng, camera, hệ thống bào, hệ thống đốt điện cầm máu, hệ thống ghi hình và chụp ảnh qua camera.
- Bàn mổ chuyên dụng.
- Máy bơm nước áp lực.
- Máy hút.
- Bộ optic với các góc nhìn 00, 300, 700.
- Trocar có nòng với kích thước tương ứng với optic.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi khớp: que thăm, kìm gắp, kìm cắt, kéo cắt...
- Dao mổ.
- Dụng cụ khâu vết mổ: Kim, chỉ khâu.
- Toan mổ vô trùng.
- Băng, gạc vô trùng, cồn iod, cồn 700.
- Hệ thống máy thở và mornitoring theo dõi người bệnh.
Thuốc:
- Thuốc tê: Lidocain, marcain.
- Adrenalin.
- Dung dịch huyết thanh mặn đẳng trương.
3. Người bệnh:
- Cần được kiểm tra các chỉ định, chống chỉ định.
- Được giải thích về thủ thuật được tiến hành, lợi ích của thủ thuật, các nguy cơ và tai biến có thể xảy ra.
- Ký giấy cam đoan đồng ý làm thủ thuật.
- Thông báo cho người nhà ngày, giờ làm thủ thuật.
- Nhịn ăn ít nhất trước khi làm thủ thuật 6h.
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết như đông máu cơ bản, nhóm máu, HIV, HbsAg, các xét nghiệm huyết học, sinh hóa cơ bản.
4. Hồ sơ bệnh án:
- Theo mẫu quy định
V. Các bước tiến hành
- Người bệnh được đưa lên bàn phẫu thuật.
- Vô cảm: gây mê toàn thân, thường dùng gây mê nội khí quản, có thể dùng gây mê qua mask thanh quản.
- Chuẩn bị tư thế người bệnh: có hai tư thế có thể tiến hành thủ thuật: tư thế nửa nằm nửa ngồi (beach chair position) và tư thế nằm nghiêng (lateral decubitus position).
- Sát trùng toàn bộ chi bên làm thủ thuật và vùng khớp vai tương ứng.
- Xác định các mốc giải phẫu và đường vào khớp vai (có 5 đường vào cơ bản tùy tổn thương mà lựa chọn vị trí đường vào thích hợp- hình dưới).
- Gây tê tại chỗ dự kiến rạch da.
- Đặt trocar phía sau vào ổ khớp qua đường rạch da, chú ý tránh làm thô bạo gây tổn thương cho các cấu trúc của khớp. Rút nòng trocar, đưa camera vào quan sát ổ khớp. Đây là trocar chính cho hầu hết các thủ thuật bên trong khớp vai.
- Cần phải kết hợp với hệ thống bơm nước áp lực liên tục trong quá trình quan sát và đánh giá thương tổn.
- Đánh giá các thương tổn của khớp, xác định vị trí cần sinh thiết nếu cần.
- Tùy vào tổn thương cần sinh thiết, bác sỹ có thể lựa chọn đường vào cho phù hợp sao cho tiếp cận với tổn thương được dễ dàng nhất. Thông thường với các tổn thương trong khớp, đặt thêm một trocar phía trước là đủ.
- Dùng kìm cắt để lấy phần tổ chức cần sinh thiết, tránh tối đa làm tổn thương thêm các cấu trúc bên trong khớp.
- Kết thúc quá trình nội soi, rút camera ra khỏi trocar, dồn tối đa lượng dịch ứ đọng trong khớp ra ngoài, rút trocar.
- Sát trùng vết rạch da.
- Khâu da.
- Băng vô khuẩn vùng làm thủ thuật.
- Cắt chỉ vết khâu sau 1 tuần.
- Trong quá trình làm nội soi chẩn đoán, nên ghi hình toàn bộ quá trình làm thủ thuật và lưu trữ.
VI. Theo dõi.
- Trong quá trình làm thủ thuật người bệnh cần được theo dõi liên tục bằng monitoring dưới sự kiểm soát của bác sỹ gây mê.
- Sau thủ thuật, người bệnh cần được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, tình trạng chảy máu, tình trạng nhiễm trùng.
VII. Tai biến và xử trí
1. Trong quá trình làm thủ thuật:
- Tai biến do gây mê: cần được xử trí theo chuyên khoa.
- Chảy máu: Kiểm soát huyết áp trong quá trình làm thủ thuật. Đốt điện cầm máu diện chảy máu và diện cắt sinh thiết.
2. Sau thủ thuật:
- Chảy máu: băng ép. Tốt nhất nên kiểm soát chảy máu trước khi kết thúc thủ thuật.
- Nhiễm trùng: Điều trị kháng sinh toàn thân kết hợp với chăm sóc vết thương tại chỗ.
Hình minh họa: nội soi khớp vai trái tư thế nằm (hình bên trái) và hình ảnh tổn thương bên trong (hình bên phải).
Nguồn: internet
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng phổ biến hơn sinh thiết vì MRI ít xâm lấn hơn và không cần thời gian nghỉ sau thủ thuật giống như sinh thiết. Nếu cần sinh thiết, các bác sĩ cũng thường sử dụng hình ảnh MRI để đưa kim sinh thiết vào chính xác khu vực đáng ngờ.
Quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) thường mất nhiều thời gian. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường giống như triệu chứng của các bệnh khác như bệnh lupus hoặc các bệnh mô liên kết khác.
Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh lý viêm mạn tính ở khớp. Viêm khớp dạng thấp có nhiều triệu chứng giống với các bệnh lý khác nhưng phương pháp điều trị lại khác nhau. Đó là lý do tại sao cần phải chẩn đoán chính xác.Ví dụ, triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp là đau khớp và cứng khớp vào buổi sáng. Một số bệnh khác cũng có các triệu chứng này là thoái hóa khớp và bệnh ung thư. Để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm máu.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các khớp, gây viêm và đau khớp. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dẫn đến tổn thương khớp. Không có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng việc điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Để việc điều trị có hiệu quả, bước đầu tiên là phải chẩn đoán đúng bệnh.
- 1 trả lời
- 627 lượt xem
Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?
- 1 trả lời
- 4581 lượt xem
Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?
- 1 trả lời
- 581 lượt xem
Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?
- 1 trả lời
- 895 lượt xem
Hiện bé nhà em đang được 3 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra tới giờ mặc dù nằm điều hòa với nhiệt độ thích hợp nhưng bé nhà em vẫn đổ mồi hôi đầu khá nhiều là bị sao ạ? Ngoài ra, khi co lên co xuống, các khớp gối của bé cứ kêu răng rắc ấy ạ. Bé như vậy có phải là bị thiếu canxi và vitamin D không ạ?
- 1 trả lời
- 1427 lượt xem
Em nghe nói quan niệm dân gian xưa khuyên là trẻ mới sinh ra phải kéo tai cho bé có đôi tai dài, dùng là trầu không vẽ chân mày để lông mày của bé mọc dày và đẹp. Ngoài ra còn phải nắn chân cho chân của bé thẳng nữa thì có đúng không ạ?