1

6 xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các khớp, gây viêm và đau khớp. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dẫn đến tổn thương khớp. Không có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng việc điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Để việc điều trị có hiệu quả, bước đầu tiên là phải chẩn đoán đúng bệnh.
6 xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp 6 xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Không có một xét nghiệm đơn lẻ nào có thể xác nhận chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Nhiều xét nghiệm máu sẽ được kết hợp lại với nhau để xác nhận chẩn đoán.

6 xét nghiệm máu được sử dụng phổ biến nhất để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp gồm có:

  • Xét nghiệm tốc độ máu lắng
  • Xét nghiệm protein phản ứng C
  • Công thức máu toàn bộ
  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp
  • Xét nghiệm anti-CCP
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân

Cùng tìm hiểu xem những xét nghiệm này cho biết điều gì và còn có những phương pháp nào khác để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.

1. Xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR)

Xét nghiệm tốc độ máu lắng (erythrocyte sedimentation rate - ESR) giúp đánh giá mức độ viêm trong cơ thể. Xét nghiệm này đo tốc độ hồng cầu tách khỏi các thành phần khác của máu sau khi được thêm chất ngăn đông máu.

Khi cơ thể bị viêm, hồng cầu kết tụ lại với nhau và tách khỏi các tế bào máu khác nhanh hơn nhiều so với bình thường. Kết quả xét nghiệm ESR thấp cho thấy mức độ viêm thấp còn ESR cao có nghĩa là mức độ viêm cao.

Xét nghiệm ESR được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp vì bệnh lý này gây viêm khắp cơ thể. Tuy nhiên, một mình xét nghiệm ESR là không đủ để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm và tốc độ lắng hồng cầu cao có thể do các bệnh mạn tính khác hoặc do nhiễm trùng hoặc chấn thương. Kết quả xét nghiệm ESR quá cao thường là dấu hiệu của nhiễm trùng chứ không phải bệnh viêm khớp dạng thấp.

2. Xét nghiệm protein phản ứng C (CRP)

Xét nghiệm protein phản ứng C (C-reactive protein - CRP) đo nồng độ protein phản ứng C trong máu. CRP là một loại protein do gan tạo ra. Gan giải phóng CRP khi cơ thể bị nhiễm trùng. CRP giúp kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch với nhiễm trùng. Điều này dẫn đến tình trạng viêm khắp cơ thể.

Ở người mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, nồng độ CRP trong máu thường ở mức cao. Xét nghiệm CRP giúp phát hiện tình trạng viêm trong cơ thể. Tương tự như xét nghiệm ESR, một mình xét nghiệm CRP không đủ để xác nhận bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ biết được mức độ viêm trong cơ thể và mức độ hoạt động của hệ miễn dịch.

3. Công thức máu toàn bộ (CBC)

Công thức máu toàn bộ, hay công thức máu toàn phần (complete blood count - CBC), đo số lượng các tế bào máu, gồm có bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu.

Khi khỏe mạnh, cơ thể có thể tạo ra, giải phóng và điều chỉnh số lượng các loại tế bào máu cho phù hợp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường không làm thay đổi số lượng các tế bào máu nhưng nhiều bệnh lý có triệu chứng tương tự lại có thể gây ra điều này. Nếu công thức máu toàn bộ cho kết quả quá bất thường thì bác sĩ sẽ loại trừ bệnh viêm khớp dạng thấp.

4. Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF)

Yếu tố dạng thấp (rheumatoid factor – RF) là các protein do hệ miễn dịch tạo ra, đôi khi các protein này tấn công chính mô khỏe mạnh trong cơ thể. Xét nghiệm yếu tố dạng thấp đo nồng độ protein này trong máu.

Nồng độ yếu tố dạng thấp cao thường là dấu hiệu chỉ ra bệnh viêm khớp dạng thấp, ngoài ra còn có hội chứng Sjogren và các bệnh tự miễn khác. Kết quả xét nghiệm RF ở mức cao có thể giúp xác nhận chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

Tuy nhiên, một số người dù không mắc bệnh tự miễn nhưng vẫn có lượng yếu tố dạng thấp trong máu ở mức cao và mặt khác, không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng có chỉ số RF cao.

5. Xét nghiệm anti-CCP

Kháng thể kháng CCP hay kháng thể anti-CCP (cyclic citrullinated peptide) là một loại protein của hệ miễn dịch được gọi là tự kháng thể. Tự kháng thể là các protein bất thường tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh.

Từ 60 đến 80% những người bị viêm khớp dạng thấp có kháng thể kháng CCP trong máu. Xét nghiệm kháng thể kháng CCP hay xét nghiệm anti-CCP phát hiện sự hiện diện của các kháng thể này để giúp xác nhận bệnh viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm anti-CCP còn giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Nồng độ kháng thể kháng CCP cao cho thấy nguy cơ tổn thương khớp tiến triển nhanh chóng.

Bác sĩ thường sẽ yêu cầu thực hiện cả xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) và xét nghiệm anti-CCP nếu người bệnh có các dấu hiệu viêm khớp dạng thấp. Một trong hai xét nghiệm cho kết quả dương tính cho thấy nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn và nếu cả hai xét nghiệm đều cho kết quả dương tính thì nguy cơ lại càng cao. Tuy nhiên, 50% số người mắc viêm khớp dạng thấp có kết quả xét nghiệm RF và anti-CCP âm tính và ở 20% người mắc viêm khớp dạng thấp, các xét nghiệm này vẫn âm tính khi tái khám.

6. Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA)

Kháng thể kháng nhân (antinuclear antibody - ANA) là một loại tự kháng thể được tạo ra bởi hệ miễn dịch. Các kháng thể này hoạt động bất thường và tấn công các mô và tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Sự hiện diện của kháng thể kháng nhân trong máu là dấu hiệu chỉ ra bệnh tự miễn.

Xét nghiệm ANA tìm sự hiện diện của kháng thể kháng nhân trong máu và có thể giúp xác nhận chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

Các phương pháp chẩn đoán khác

Xét nghiệm máu không phải là công cụ duy nhất để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra còn có các phương pháp chẩn đoán khác như:

  • Khám lâm sàng: Khám lâm sàng có thể giúp xác định mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng bệnh đến cuộc sống hàng ngày. Bác sĩ sẽ hỏi về việc thực hiện các hoạt động thường ngày cũng như đánh giá khả năng cần nắm, đi lại và giữ thăng của người bệnh.
  • Chụp CT khớp: giúp phát hiện tình trạng viêm và tổn thương ở khớp. Phương pháp này có thể giúp xác nhận chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang và cộng hưởng từ (MRI) tạo ra hình ảnh chi tiết về xương, cơ và khớp, từ đó có thể giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tóm tắt bài viết

Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể xác nhận bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, kết hợp nhiều xét nghiệm máu với nhau sẽ giúp chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện tình trạng viêm và một số protein do hệ miễn dịch tạo ra. Kết quả của các xét nghiệm này có thể được kết hợp cùng với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và khám lâm sàng để xác nhận chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ở móng tay, móng chân
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ở móng tay, móng chân

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra ở các khớp, có triệu chứng là sưng đau và cứng khớp. Bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và gây ra các triệu chứng khác, gồm có sự thay đổi bất thường ở móng tay, móng chân.

Chụp X-quang có giúp phát hiện được bệnh viêm khớp dạng thấp không?
Chụp X-quang có giúp phát hiện được bệnh viêm khớp dạng thấp không?

Chụp X-quang có thể giúp phát hiện những thay đổi bất thường ở xương và khớp, từ đó giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Chụp X-quang thường được kết hợp cùng với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm.

Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp
Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp được chia thành 4 giai đoạn, gồm giai đoạn đầu, giai đoạn trung bình, giai đoạn nặng và giai đoạn cuối. Trong nhiều trường hợp, phải đến giai đoạn trung bình, tức là giai đoạn 2 thì các triệu chứng mới xuất hiện.

Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp
Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp

Sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp ở mỗi ca bệnh là khác nhau chứ không theo các mốc thời gian chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn mắc căn bệnh này thì nên tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh và triệu chứng xảy ra ở từng giai đoạn. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

5 loại tinh dầu giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
5 loại tinh dầu giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Tinh dầu là chất lỏng được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của thực vật, gồm rễ, thân, lá, hoa hoặc quả. Tinh dầu có thể được sử dụng trong liệu pháp mùi hương hoặc thoa lên da. Từ lâu, tinh dầu đã được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây