1

Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp được chia thành 4 giai đoạn, gồm giai đoạn đầu, giai đoạn trung bình, giai đoạn nặng và giai đoạn cuối. Trong nhiều trường hợp, phải đến giai đoạn trung bình, tức là giai đoạn 2 thì các triệu chứng mới xuất hiện.
Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp

Mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ở mỗi ca bệnh là khác nhau.

Sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp không có mốc thời gian chính xác. Nếu không điều trị hiệu quả, tình trạng sẽ xấu đi theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển dần từ giai đoạn đầu sang các giai đoạn sau.

Nhưng các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay rất hiệu quả và có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa tổn thương khớp và duy trì khả năng vận động cho người bệnh.

Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp

Khi bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Một số thay đổi có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy trong khi một số thay đổi lại không thể cảm nhận được. Mục tiêu điều trị ở mỗi giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp là khác nhau.

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu, nhiều người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp gặp triệu chứng đau khớp, cứng khớp và sưng khớp. Ở giai đoạn này, tình trạng viêm bên trong khớp khiến cho các mô khớp sưng lên. Ví dụ, khi bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra ở bàn tay, người bệnh sẽ bị cứng và đau ở các khớp ngón tay. Những triệu chứng này thường thuyên giảm hoặc biến mất khi cử động.

Khi các mô trong khớp bị sưng, mặc dù xương không bị tổn thương nhưng màng hoạt dịch bị viêm.

Vì giai đoạn đầu thường chưa có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường không để ý và việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn này cũng khó khăn hơn.

Tuy nhiên, nếu bệnh viêm khớp dạng thấp được phát hiện ngay ở giai đoạn đầu và điều trị thích hợp trong vòng 12 tuần sau chẩn đoán thì khả năng bệnh thuyên giảm là rất cao.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 là giai đoạn trung bình. Ở giai đoạn này, tình trạng viêm ở màng hoạt dịch gây tổn thương sụn khớp và xương. Sụn là mô bao phủ đầu xương trong khớp. Phần xương ở rìa sụn thường là khu vực đầu tiên bị tổn thương do viêm khớp dạng thấp.

Sụn bị hỏng sẽ gây đau và giảm khả năng vận động. Phạm vi chuyển động của khớp sẽ bị hạn chế. Ví dụ, nếu bị viêm khớp dạng thấp ở bàn tay, các ngón tay sẽ bị cứng và khó co duỗi.

Mặc dù các triệu chứng đã rõ ràng hơn nhưng xét nghiệm máu ở giai đoạn này có thể vẫn chưa phát hiện thấy các kháng thể đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Xét nghiệm kháng thể viêm khớp dạng thấp có thể vẫn cho kết quả âm tính.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 là giai đoạn viêm khớp dạng thấp nặng. Tại thời điểm này, tổn thương lan rộng đến sụn và xương bị phá hủy nghiêm trọng. Do không còn sụn nên các đầu xương trong khớp cọ xát vào nhau.

Ở giai đoạn này, người bệnh bị đau và sưng khớp nặng hơn. Người bệnh còn có thể bị yếu cơ và khả năng vận động bị giảm nhiều hơn.

Xương có thể bị mòn và quá trình hình thành xương có một số thay đổi. Ví dụ, các ngón tay có thể bị cong vẹo và các khớp ngón tay to lên. Các triệu chứng khác của viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn 3 gồm có chèn ép gân ở cổ tay, gây ra các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay hoặc đứt gân.

Đứt gân duỗi ở ngón tay do viêm màng hoạt dịch ở cổ tay là một vấn đề có thể xảy ra ở người bị viêm khớp dạng thấp nhưng có thể ngăn chặn được nếu phát hiện sớm.

Giai đoạn 4

Ở giai đoạn 4, khớp không còn bị viêm nữa. Đây là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp, khi các khớp không còn hoạt động bình thường.

Ở giai đoạn cuối, người bệnh vẫn bị đau, sưng, cứng khớp và mất khả năng vận động. Sức mạnh của cơ suy giảm. Các khớp bị phá hủy và xương có thể hợp nhất với nhau (dính khớp).

Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và vị trí của khớp vị viêm mà người bệnh có thể mất khả năng cử động bàn tay hoặc gặp khó khăn khi gập đầu gối hoặc cúi và nghiêng người.

Quá trình tiến triển qua cả bốn giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể kéo dài nhiều năm nhưng không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng trải qua cả 4 giai đoạn này. Ví dụ, tình trạng hợp nhất xương, hay còn gọi là dính khớp, chỉ xảy ra ở khoảng 0,8% số người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. (1)

Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường sẽ có những giai đoạn mà các triệu chứng bệnh giảm hẳn hoặc biến mất. Đây được gọi là giai đoạn thuyên giảm.

Dấu hiệu bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ngày càng trở nên trầm trọng theo thời gian. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn theo đợt, gọi là các đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính. Giữa các đợt bùng phát triệu chứng như vậy là các giai đoạn thuyên giảm. Ở giai đoạn thuyên giảm, các triệu chứng sẽ giảm nhẹ đi và dễ kiểm soát hơn.

Sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có:

  • Tiền gia đình bị viêm khớp dạng thấp
  • Độ tuổi tại thời điểm chẩn đoán
  • Giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán
  • Các tác nhân kích hoạt bệnọa
  • Sự hiện diện của một số kháng thể trong máu
  • Có hút thuốc lá không

Bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố này để đánh giá tình trạng bệnh và giúp người bệnh hiểu rõ hơn về mức độ của tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên, không thể dự đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ tiến triển như thế nào theo thời gian. Ngay cả ở trong cùng một gia đình, sự tiến triển của bệnh ở mỗi người cũng sẽ không hoàn toàn giống nhau.

Theo Trung tâm Viêm khớp Johns Hopkins, quá trình tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp thường gồm có các đợt bùng phát, trong đó mức độ hoạt động của bệnh tăng cao. Càng về các giai đoạn sau, các đợt bùng phát ngày càng xảy ra thường xuyên, kéo dài và có triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Trong nhiều trường hợp, bệnh tái phát thường xuyên và dữ dội hơn ở giai đoạn đầu, sau đó tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt tái phát mới giảm đi.

Chưa đến 10% số người bị viêm khớp dạng thấp đạt được sự thuyên giảm tự phát trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi xuất hiện các triệu chứng. (2)

Nói chung, sự thuyên giảm có nghĩa là mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp giảm đi hoặc dừng lại. Những người bị viêm khớp dạng thấp không có các chất chỉ dấu của bệnh là kháng thể anti-CCP và yếu tố dạng thấp (RF) trong máu có khả năng thuyên giảm cao hơn.

Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ phụ thuộc vào:

  • Giai đoạn bệnh
  • Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mức độ viêm
  • Người bệnh đã bị viêm khớp dạng thấp được bao lâu
  • Người bệnh có mắc các bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch hay không

Các phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm khớp dạng thấp:

  • Thuốc chống viêm không steroid và steroid để giảm viêm.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) giúp bảo vệ mô khớp bằng cách ức chế phản ứng miễn dịch và viêm trong cơ thể, từ đó làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc sinh học: tác động lên hệ miễn dịch để làm giảm phản ứng viêm
  • Phẫu thuật: thường dành cho các trường hợp viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng

Mục tiêu của phẫu thuật là:

  • cải thiện khả năng vận động cho người bệnh
  • giảm đau
  • khắc phục tổn hại do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra

Các loại phẫu thuật để điều trị viêm khớp dạng thấp:

  • Cắt bỏ màng hoạt dịch
  • Cắt bỏ nốt dạng thấp
  • Sửa chữa gân
  • Hợp nhất khớp (kết hợp xương)
  • Thay khớp

Điều chỉnh lối sống cũng là một cách để kiểm soát viêm khớp dạng thấp. Người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc với các điều chỉnh lối sống sau đây để làm giảm các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Hạn chế căng thẳng
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Ăn các loại thực phẩm chống viêm
  • Bỏ thuốc lá nếu hút

Giai đoạn thuyên giảm

Giai đoạn thuyên giảm là khoảng thời gian bệnh ít hoặc không hoạt động. Đôi khi, xét nghiệm kháng thể viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn này cho kết quả âm tính. Nếu khoảng thời gian này kéo dài nhiều tháng thì có thể được coi là giai đoạn thuyên giảm kéo dài.

Tỷ lệ thuyên giảm kéo dài ở những người bị viêm khớp dạng thấp là rất thấp nhưng đang tăng lên theo thời gian. Tỷ lệ thuyên giảm hiện nay dao động trong khoảng từ 10% đến 60%.

Tăng giai đoạn thuyên giảm kéo dài, đặc biệt là giai đoạn thuyên giảm chỉ phải dùng thuốc ở mức tối thiểu, giúp cải thiện tiên lượng bệnh và khả năng vận động cho người bệnh.

Hiện tại chưa có định nghĩa chính xác về giai đoạn thuyên giảm kéo dài. Các tiêu chí mà các chuyên gia thường sử dụng để xác định giai đoạn thuyên giảm trong các thử nghiệm lâm sàng gồm có:

  • Có ít hơn một khớp bị sưng hoặc đau
  • Người bệnh tự đánh giá mức độ viêm khớp trên thang điểm từ 0 đến 10, mức độ viêm khớp từ 1 trở xuống có thể được coi là bệnh thuyên giảm
  • Tăng ít hoặc không tăng nồng độ protein phản ứng C (CRP) - một chất chỉ dấu phản ứng viêm

Phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách có thể giúp làm tăng khả năng thuyên giảm kéo dài. Khi người bệnh đáp ứng các tiêu chí thuyên giảm kéo dài, bác sĩ có thể sẽ giảm liều hoặc đổi loại thuốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
6 xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp
6 xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các khớp, gây viêm và đau khớp. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dẫn đến tổn thương khớp. Không có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng việc điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Để việc điều trị có hiệu quả, bước đầu tiên là phải chẩn đoán đúng bệnh.

Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp
Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.

Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?
Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?

Quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) thường mất nhiều thời gian. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường giống như triệu chứng của các bệnh khác như bệnh lupus hoặc các bệnh mô liên kết khác.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp không được coi là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, việc mang một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ở móng tay, móng chân
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ở móng tay, móng chân

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra ở các khớp, có triệu chứng là sưng đau và cứng khớp. Bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và gây ra các triệu chứng khác, gồm có sự thay đổi bất thường ở móng tay, móng chân.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây