1

Test chẩn đoán nhược cơ bằng thuốc - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh nhược cơ (Myasthenia Gravis) là bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ nguyên phát phổ biến nhất. Tỷ lệ bệnh mắc bệnh nhược cơ tại Hoa Kỳ khoảng 14/100.000 dân, nữ cao hơn nam giới (2/1). Tuổi khởi bệnh thường gặp của nữ là 20-30 tuổi, còn ở nam là 60 - 70 tuổi.

Người bệnh nhược cơ thường đến khám bệnh vì yếu những nhóm cơ đặc hiệu. Các rối loạn vận nhãn, sụp mi hoặc song thị, là triệu chứng đầu tiên của 2/3 người bệnh nhược cơ. Yếu cơ vùng hầu họng, khó nhai, khó nuốt, hoặc khó nói, là triệu chứng đầu tiên ở 1/6 người bệnh nhược cơ và yếu tay chân chỉ có ở 10% người bệnh.

Trong bệnh nhược cơ, số lượng các thụ thể acetylcholin giảm làm nghẽn quá trình dẫn truyền thần kinh cơ vân, làm yếu mỏi cơ. Edrophonium và neostigmin ức chế men cholinesterase để tăng số lượng acetylcholin đến màng sau synap, nối lại dẫn truyền thần kinh cơ, đây là nguyên lý để có test Tensilon hoặc test Prostigmin, là một trong những kỹ thuật chẩn đoán bệnh nhược cơ.

II. CHỈ ĐỊNH

Chẩn đoán bệnh nhược cơ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  •  Tắc ruột hoặc tắc đường tiết niệu do nguyên nhân cơ học.
  •  Thận trọng: động kinh, hen phế quản, nhịp tim nhanh, tắc mạch vành, loét dạ dày, rối loạn nhịp tim, block nhĩ thất, cường giáp và cường phế vị.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sĩ và 01 điều dưỡng.

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc

Bơm tiêm, bông cồn sát khuẩn, thuốc, phương tiện chống sốc, hồi sức cấp cứu.

3. Người bệnh

Nằm tại giường bệnh, giải thích động viên để người bệnh hợp tác.

4. Hồ sơ bệnh án

Ghi lại các bước tiến hành, theo dõi và xử trí.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Trước khi thử test, dừng các thuốc kháng cholinesterase khác ít nhất 8 giờ.

2. Tiêm bắp Atropin 0,011mg/kg trọng lượng người bệnh trước thử test 30 phút (phòng tai biến và tác dụng phụ).

3. Tiến hành thử test

- Test Edrophonium (Tensilon):

  • Tổng liều 10mg (1ml) Tensilon tĩnh mạch. Khởi đầu tiêm trực tiếp tĩnh mạch 2mg (0,2ml). Nếu người bệnh dung nạp thuốc tốt và không thấy cải thiện sức cơ sau 60 giây, tiêm tiếp 3-5mg. Sau 60 giây, nếu vẫn không có đáp ứng, có thể dùng nốt lượng còn lại trong vòng 1 phút. Đa số người bệnh có đáp ứng với 5mg Tensilon, và tác dụng kéo dài 4-5 phút.

- Test Prostigmin:

  • Neostigmin methylsulphat 0,022mg/kg tiêm bắp, đáp ứng thuốc sẽ xuất hiện trong 5 đến 15 phút, kéo dài 1-2 giờ.

4. Đánh giá kết quả

- Test dương tính:

  • Cải thiện rõ ràng triệu chứng bệnh: hết sụp mi, hết nhìn đôi, nuốt dễ dàng, sức cơ các chi tăng lên rõ rệt (cần đo sức cơ trước khi tiến hành thử test và so sánh sau khi thử test)... Test dương tính cao nhất đạt 95% người bệnh nhược cơ.

- Test âm tính:

  • Khi triệu chứng bệnh không cải thiện hoặc cải thiện không rõ ràng đều được coi là âm tính. Test âm tính không loại trừ được người bệnh nhược cơ bẩm sinh do thiếu acetylcholin hay các hội chứng khác gây nhược cơ.
  • Có thể thực hiện lại test Prostigmin vào ngày sau với liều 0,016mg/kg Atropin và 0,031mg/kg Prostigmin đánh giá lại.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Các biến chứng nặng (0,16%)

  • Ngất và nhịp tim chậm.
  • Xử trí: tiêm tĩnh mạch Atropin 0,4mg đến 2mg, hồi sức cấp cứu.

2. Tác dụng phụ

  • Nôn, đau dạ dày, tăng tiết nước bọt, tăng tiết dịch phế quản, vã mồ hôi và rung cơ cục bộ.
  • Xử trí: tiêm bắp thêm Atropin như liều dự phòng ban đầu.   
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Test chẩn đoán nhược cơ bằng điện sinh lý - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Test chẩn đoán chết não bằng điện não đồ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán và điều trị nhược cơ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ để chẩn đoán tổn thương cơ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ để chẩn đoán tổn thương xương - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hãy đưa trẻ đi khám khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Trong hầu hết các trường hợp, bàng quang tăng hoạt ở trẻ em tự khỏi theo thời gian. Nhưng nếu không tự khỏi thì sẽ cần phải điều trị. Có những phương pháp điều trị y tế và biện pháp khắc phục tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán ung thư bàng quang
Các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán ung thư bàng quang

Các phương pháp để sàng lọc và chẩn đoán ung thư bàng quang gồm có khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ cũng có thể sẽ tiến hành sinh thiết hoặc nội soi bàng quang để xác nhận chẩn đoán.

Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?
Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?

Quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) thường mất nhiều thời gian. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường giống như triệu chứng của các bệnh khác như bệnh lupus hoặc các bệnh mô liên kết khác.

Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.

Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Hội chứng HELLP xảy ra với dưới 1% tổng số trường hợp mang thai. Tuy nhiên, trong số những phụ nữ bị tiền sản giật nặng, khoảng 20% sẽ bị hội chứng HELLP.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cần làm gì khi bs chẩn đoán bị hở cổ tử cung
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  490 lượt xem

Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?

Kết quả chẩn đoán, bác sĩ ghi Z34 là gì vậy?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3682 lượt xem

Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?

Chẩn đoán đái tháo đường thai kì có đáng lo không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  453 lượt xem

Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?

Phá thai bằng thuốc, liệu đã an toàn chưa?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  305 lượt xem

Tuần trước, em có đến bệnh viện phá thai. Khi uống thuốc xong, em đau bụng nhiều và ra cục huyết lớn. Em dùng băng vệ sinh lớn, dày. Nửa tiếng em thay băng 1 lần...Nay được đúng 1 tuần thì hầu như ra huyết ra rất ít. Cả đêm và ngày hôm nay cũng không. Như vậy, liệu thai đã ra hết và em đã an toàn chưa ạ?

Giai đoạn đầu mang thai nên uống thuốc gì?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  796 lượt xem

Kết hôn được gần 3 tháng, giờ em mới phát hiện ra vợ mình vừa có thai. Mong vợ và em bé khỏe mạnh ngay từ giai đoạn đầu này, em muốn bổ sung chất sắt, canxi, axitfolic, sữa... Nhưng em không biết nên mua thuốc gì và thời gian ra sao cho phù hợp. Mong được bác sĩ tư vấn?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây