1

Chọc hút bằng kim nhỏ để chẩn đoán tổn thương xương - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Kỹ thuật chọc hút bằng kim nhỏ để chẩn đoán tổn thương xương được chỉ định với các trường hợp người bệnh có các tổn thương xương chưa rõ bản chất với mục đích lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tế bào học, vi khuẩn học.

II. CHỈ ĐỊNH

Các tổn thương xương chưa rõ bản chất tế bào:

  •  Có phá vỡ vỏ xương xâm lấn phần mềm.
  •  Ở màng xương.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh có bệnh rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.
  •  Nhiễm khuẩn tại chỗ
  •  Dị ứng thuốc gây tê.
  •  Chỉ định thận trọng với người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cần được kiểm soát tốt trước và sau khi tiến hành thủ thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa): 01 bác sỹ, 01 điều dưỡng.

2. Phương tiện:

  •  Kim chọc hút 20-23 gauge (G) mũi vát, bơm tiêm 10ml.
  •  Bông, cồn Iôd sát trùng, panh, băng dính.
  •  Lam kính

3. Người bệnh: được giải thích về mục đích thủ thuật, tai biến có thể xảy ra của thủ thuật, đồng ý ký giấy cam kết thực hiện thủ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện trong phòng thủ thuật cơ xương khớp vô khuẩn theo quy định.

- Bác sỹ kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc phiếu yêu cầu thực hiện thủ thuật, các xét nghiệm đông máu cơ bản, HIV, HbsAg, khám lại người bệnh để xem xét chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết thực hiện thủ thuật.

- Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh tư thế nằm hoặc ngồi thuận tiện cho việc thực hiện thủ thuật. Giải thích cho người bệnh quá trình thực hiện thủ thuật nhằm người bệnh có thái độ hợp tác với người làm thủ thuật.

- Thực hiện kỹ thuật:

+ Người bệnh được hướng dẫn ngồi hoặc nằm ở tư thế thuận tiện cho việc chọc hút tổn thương, tùy theo vị trí tổn thương cụ thể (vai, đùi, cánh tay...)

+ Bác sỹ xác định vị trí tiến hành chọc hút

+ Điều dưỡng sát khuẩn vị trí chọc hút

+ Bác sỹ tiến hành thủ thuật:

  •  Đưa kim vào vị trí tổn thương.
  •  Rút nhanh piston của xilanh tạo áp lực âm hút bệnh phẩm 3-5 lần. Ngưng khi bệnh phẩm (dịch mô hoặc máu) xuất hiện ở đốc kim.
  •  Trả piston lại vị trí ban đầu để cân bằng áp lực và rút kim ra khỏi tổn thương

+ Lưu ý:

  •  Nếu hút ra trên 0,3 ml máu nên ngưng hút (do đã chọc vào mạch máu), rút kim ra và đổi kim khác tiến hành làm lại thủ thuật.
  •  Nếu chọc kim quá sâu vào vùng hoại tử nên rút kim ra, đổi kim mới và chọc lại ở ngoại vi tổn thương

+ Trải bệnh phẩm

  •  Bệnh phẩm từ bơm tiêm được xịt ra trên lam thành một giọt duy nhất, nên để mũi kim tiếp xúc với mặt lam lúc xịt, mặt vát ngửa, tránh xịt bệnh phẩm thành nhiều giọt bệnh phẩm sẽ mau khô làm tế bào và hồng cầu chồng chất lên nhau
  •  Dùng một lam thứ hai hoặc lamen đè nhẹ lên bệnh phẩm rồi kéo.

+ Chăm sóc người bệnh ngay sau thủ thuật chọc hút

  •  Băng chỗ chọc hút bằng băng dính y tế
  •  Dặn bệnh người bệnh giữ sạch và không để ướt vị trí chọc hút trong vòng 24h sau tiêm, sau 24h bỏ băng và rửa sạch nước bình thường vào chỗ tiêm, tái khám nếu chảy máu hoặc viêm tấy tại vị trí chọc dò, sốt...

VI. THEO DÕI

  •  Chỉ số: mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm.
  •  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24h

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Chảy máu: phòng ngừa bằng cách giữ bông lâu, ấn mạnh tại chỗ chọc hút sau khi rút kim khoảng 1 phút, cho đến khi không thấy máu rỉ ra.
  •  Nhiễm trùng tại vị trí chọc kim: biểu hiện bằng sưng đỏ, đau, có thể nung mủ (rất hiếm), thường nhẹ và đáp ứng tốt với thuốc giảm đau thông thường và kháng sinh đường uống.
  •  Phản ứng thần kinh thực vật: Ðôi khi người bệnh cảm thấy hơi nhức đầu hoặc xây xẩm trong lúc làm hoặc sau khi làm, một vài trường hợp (rất hiếm) có thể ngất. Khi đó cho người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nếu cần có thể cho thở oxy kính 1-2 lit/ phút đến khi tình trạng người bệnh ổn định.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để chẩn đoán tổn thương xương - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ để chẩn đoán tổn thương cơ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ để chẩn đoán tổn thương phần mềm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để chẩn đoán các tổn thương phần mềm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để chẩn đoán tổn thương hạch - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hãy đưa trẻ đi khám khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Trong hầu hết các trường hợp, bàng quang tăng hoạt ở trẻ em tự khỏi theo thời gian. Nhưng nếu không tự khỏi thì sẽ cần phải điều trị. Có những phương pháp điều trị y tế và biện pháp khắc phục tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán ung thư bàng quang
Các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán ung thư bàng quang

Các phương pháp để sàng lọc và chẩn đoán ung thư bàng quang gồm có khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ cũng có thể sẽ tiến hành sinh thiết hoặc nội soi bàng quang để xác nhận chẩn đoán.

Các phương pháp chẩn đoán loãng xương
Các phương pháp chẩn đoán loãng xương

Loãng xương là tình trạng xảy ra khi mật độ xương bị giảm đáng kể. Điều này khiến xương trở nên yếu hơn và dễ gãy. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và có thể làm giảm chiều cao theo thời gian.

Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?
Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?

Quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) thường mất nhiều thời gian. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường giống như triệu chứng của các bệnh khác như bệnh lupus hoặc các bệnh mô liên kết khác.

Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có đúng thai phụ thường bị mất cân bằng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  768 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Cần làm gì khi bs chẩn đoán bị hở cổ tử cung
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  491 lượt xem

Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?

Kết quả chẩn đoán, bác sĩ ghi Z34 là gì vậy?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3687 lượt xem

Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?

Có cần chọc ối không, khi thai nhi bị bất sản xương mũi?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1550 lượt xem

Em mang thai lần đầu 19 tuần, siêu âm độ mờ da gáy 1,3mm; double test: down 1/82, siêu âm dị tật thai nhi tuần 17: bất sản xương mũi. Em đã xét nghiệm NIPT: không có bất thường nhiếm sắc thể (NST). Vậy, với trường hợp bất sản xương mũi, em thì có cần phải chọc ối không ạ?

Chẩn đoán đái tháo đường thai kì có đáng lo không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  455 lượt xem

Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây