1

Theo dõi điện tim bằng máy ghi biến cố tim - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Máy ghi biến cố tim (ĐTĐ) là một phương pháp ghi điện tâm đồ khi người bệnh có triệu chứng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 30 giây – 60 giây. Máy cho phép ghi lại ĐTĐ (thường là một chuyển đạo trước tim) thông qua việc tiếp xúc điện cực của máy với bề mặt da của người bệnh. Các dữ liệu ĐTĐ này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ dưới dạng băng cassette hoặc được ghi theo phương pháp kỹ thuật số. Kích thước của máy thường nhỏ như một máy Radio Walkman. Do đó, người bệnh có thể đeo bên hông hoặc bỏ vào túi áo khi đi lại và làm việc. Hầu hết các máy ghi đều có một nút bấm để đánh dấu thời điểm người bệnh xuất hiện triệu chứng. Nhờ đó mà người đọc có thể xác định được có phải triệu chứng trên lâm sàng là do rối loạn nhịp tim gây ra hay không.

II. CHỈ ĐỊNH

Máy ghi biến cố ĐTĐ rất có giá trị trong các trường hợp sau:

  •  Các rối loạn nhịp tim (RLNT) thoáng qua.
  •  Xác định mối liên quan giữa triệu chứng với các RLNT.
  •  Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc chống loạn nhịp tim.
  •  Góp phần chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ.

1. Các triệu chứng nghi ngờ do rối loạn nhịp tim gây nên

  •  Cơn hồi hộp trống ngực.
  •  Cơn khó thở, đau ngực, mệt không rõ nguyên nhân.
  •  Tai biến mạch não nghi ngờ do cơn rung nhĩ, hay cuồng nhĩ.

2. Đánh giá các nguy cơ tim mạch ở một số người bệnh đặc biệt

  •  Suy tim (với EF < 40%) sau NMCT.
  •  Suy tim do các nguyên nhân khác.
  •  Bệnh cơ tim phì đại.

3. Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim bằng thuốc

  •  Nghi ngờ vẫn còn RLNT mặc dù đã điều trị bằng thuốc.
  •  Phát hiện các RLNT gây ra do thuốc ở người bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ.
  •  Đánh giá hiệu quả khống chế tần số thất ở người bệnh rung nhĩ.
  •  Phát hiện các RLNT không bền bỉ, không có triệu chứng ở người bệnh đang được điều trị bằng thuốc.

4. Đánh giá chức năng của máy tạo nhịp tim và máy phá rung

  •  Phát hiện các RLNT nghi ngờ do máy gây ra hoặc do rối loạn chức năng của máy.
  •  Đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc ở những người bệnh đã cấy máy phá rung mà vẫn cần phải điều trị thêm bằng thuốc.
  •  Đánh giá sớm hiệu quả sau thủ thuật cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy phá rung.
  •  Phát hiện các rối loạn nhịp trên thất ở những người bệnh cấy máy phá rung thất giúp cho việc lập trình máy thích hợp.

5. Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ

  •  Những người bệnh nghi ngờ bị các biến thể của cơn đau thắt ngực.
  •  Đau ngực nhưng không làm được nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ.
  •  Đánh giá trước các phẫu thuật mạch máu mà người bệnh không làm được nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ.
  •  Đau ngực không điển hình ở người bệnh có bệnh động mạch vành từ trước.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định khi theo dõi điện tâm đồ bằng máy ghi biến cố, chỉ chú ý cẩn thận bảo quản thiết bị ghi tránh nước, hoặc các va chạm cơ học, hóa chất.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  01 kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng nội khoa.
  •  01 bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch.

2. Dụng cụ

  •  Đầu ghi tín hiệu.
  •  Pin Alkaline.
  •  Túi đựng đầu ghi cố định trên người bệnh.
  •  Phần mềm đọc kết quả ghi điện tâm đồ được cài đặt trong máy vi tính.

Người bệnh:

  •  Giải thích cho người bệnh bảo quản đầu ghi trong thời gian sử dụng máy.
  •  Hướng dẫn cho người bệnh cách sử dụng máy.
  •  Ghi lại những sự kiện vào phiếu theo dõi trong quá trình theo dõi.

3. Người bệnh

Được giải thích kỹ về thủ thuật và ký vào bản cam kết thực hiện thủ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  •  Hướng dẫn người bệnh trong thời gian sử dụng máy thường từ 7 ngày đến 30 ngày tùy từng trường hợp. Hướng dẫn cho người bệnh cách sử dụng máy theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại máy đảm bảo hoạt động của máy tối ưu.
  •  Sau thời gian theo dõi người bệnh được hẹn quay trở lại để trả máy. Máy sau đó sẽ được nạp các dữ liệu điện tâm đồ vào máy tính có cài phần mềm để đọc.

VI. ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

  •  Đánh giá kết quả mà máy đọc trên các thông số: nhịp tim, các rối loạn nhịp tim, sự thay đổi của đoạn ST, QT...
  •  Loại bỏ các kết quả sai, bổ sung các kết quả còn thiếu.
  •  Nhận xét và in kết quả.

VII. BIẾN CHỨNG

Không có biến chứng nào khi theo dõi bằng máy ghi biến cố tim.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bít tiểu nhĩ trái bằng dụng cụ phòng ngừa biến cố tắc mạch ở người bệnh rung nhĩ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantar flexion spasm) sau tai biến mạch máu não bằng kỹ thuật tiêm botulinum toxin A - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Điều trị chứng co cứng chi trên (Plantar flexion spasm) sau tai biến mạch máu não bằng kỹ thuật tiêm botulinum toxin A - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Ghi điện cơ bằng điện cực kim - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
7 biến chứng thai kỳ cần theo dõi
7 biến chứng thai kỳ cần theo dõi

Hầu hết các trường hợp mang thai đều không có biến chứng. Điều đó cho thấy, rất hữu ích khi biết được các vấn đề y tế nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến những bà mẹ trong tương lai. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về 7 biến chứng thai kỳ phổ biến nhất:

Hướng dẫn đo huyết áp bằng máy điện tử và máy cơ
Hướng dẫn đo huyết áp bằng máy điện tử và máy cơ

So sánh hai loại máy đo huyết áp và cách sử dụng từng loại máy

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện là gì?
Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện là gì?

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện là thủ thuật loại bỏ các tế bào bất thường ở cổ tử cung.

Bù nước điện giải cho trẻ bằng nước ép táo pha loãng
Bù nước điện giải cho trẻ bằng nước ép táo pha loãng

Các nhà khoa học gần đây mới tiết lộ loại trái cây có thể giúp bù nước điện giải cho trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa

Sàng lọc ADPKD (bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội) bằng cách nào?
Sàng lọc ADPKD (bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội) bằng cách nào?

Bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội trên nhiễm sắc thể thường (autosomal dominant polycystic kidney disease - ADPKD) là một bệnh thận di truyền. Điều đó có nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh thì con cái cũng có thể bị bệnh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên cho bé vào bồn tắm hoặc lau người bằng bọt biển để hạ sốt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  829 lượt xem

Tôi nghe mọi người mách là lau người bằng bọt biển hoặc cho bé vào bồn tắm là có thể hạ sốt cho bé. Tôi có nên làm như vậy không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ!

Có đúng thai phụ thường bị mất cân bằng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  771 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1003 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  866 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  625 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây