1

Dưỡng tóc mềm mượt, chắc khỏe bằng tinh dầu

Tinh dầu là một cách tự nhiên để cải thiện tình trạng của mái tóc với nguy cơ xảy ra tác dụng phụ thấp hơn so với nhiều loại thuốc và sản phẩm chăm sóc tóc chứa hóa chất.
Dưỡng tóc mềm mượt, chắc khỏe bằng tinh dầu Dưỡng tóc mềm mượt, chắc khỏe bằng tinh dầu

Tinh dầu là gì?

Tinh dầu là chất lỏng được chiết xuất từ các loài ​​thực vật bằng các phương pháp như chưng cất hoặc bay hơi. Mặc dù công dụng chính của tinh dầu là tạo mùi thơm nhưng nhiều loại tinh dầu còn chứa các chất có lợi cho sức khỏe.

Tinh dầu từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền, phương pháp điều trị thay thế và vi lượng đồng căn nhờ tính hiệu quả cao mà nguy cơ xảy ra tác dụng phụ lại thấp.

Một số loại tinh dầu còn có tác dụng dưỡng tóc dài mượt và bóng khỏe.

Các loại tinh dầu có tác dụng dưỡng tóc

1. Tinh dầu oải hương

Tinh dầu hoa oải hương (lavender oil) giúp thúc đẩy mọc tóc nhờ tác dụng tăng tốc độ phát triển của các tế bào và giảm stress. Các nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu được thực hiện trên động vật đã phát hiện ra rằng tinh dầu oải hương làm cho lông chuột mọc nhanh hơn.

Tinh dầu oải hương còn có đặc tính kháng khuẩn và điều này giúp cải thiện sức khỏe da đầu.

Cách dưỡng tóc bằng tinh dầu oải hương:

Trộn vài giọt tinh dầu oải hương với 3 thìa dầu nền như dầu ô-liu hoặc dầu dừa lỏng rồi thoa trực tiếp lên da đầu. Để nguyên trong ít nhất 10 phút và gội đầu như bình thường. Có thể thực hiện vài lần mỗi tuần.

2. Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà (peppermint oil) có thể gây ra cảm giác châm chích, tê và lạnh do làm tăng sự lưu thông máu đến vùng da được thoa tinh dầu. Điều này giúp thúc đẩy sự mọc tóc trong giai đoạn tăng trưởng của nang tóc (giai đoạn anagen).

Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột đã cho thấy rằng tinh dầu bạc hà làm tăng số lượng nang lông, độ sâu của nang và tốc độ mọc của lông.

Cách dưỡng tóc bằng tinh dầu bạc hà:

Trộn 2 giọt tinh dầu bạc hà với dầu nền tùy thích. Thoa hỗn hợp lên da đầu, mát-xa và để nguyên trong 5 phút rồi gội sạch bằng dầu gội và dầu xả.

3. Tinh dầu hương thảo

Nếu bạn muốn cải thiện cả độ dày và độ dài của tóc thì tinh dầu hương thảo (rosemary oil) là một lựa chọn tuyệt vời nhờ tác dụng thúc đẩy quá trình tạo tế bào.

Theo một nghiên cứu, tinh dầu hương thảo có hiệu quả tương đương minoxidil - một loại thuốc kích thích mọc tóc phổ biến mà lại ít gây ngứa da đầu hơn.

Cách dưỡng tóc bằng tinh dầu hương thảo:

Trộn vài giọt tinh dầu hương thảo với dầu ô-liu hoặc dầu dừa và thoa lên da đầu. Để nguyên trong ít nhất 10 phút rồi gội sạch bằng dầu gội. Thực hiện hai lần mỗi tuần để có kết quả tốt nhất.

4. Tinh dầu gỗ tuyết tùng

Tinh dầu gỗ tuyết tùng (cedarwood essential oil) có tác dụng thúc đẩy sự mọc tóc và giảm rụng tóc bằng cách cân bằng các tuyến sản xuất dầu trong da đầu. Loại tinh dầu này còn có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn nên có thể điều trị các vấn đề gây ra gàu hoặc rụng tóc.

Hỗn hợp tinh dầu gỗ tuyết tùng, oải hương và hương thảo đã được chứng minh là giúp giảm rụng tóc ở những người bị rụng tóc từng mảng.

Cách dưỡng tóc bằng tinh dầu gỗ tuyết tùng:

Trộn một vài giọt tinh dầu gỗ tuyết tùng với 2 muỗng canh dầu nền tùy thích và thoa lên da đầu. Mát xa da đầu và giữ nguyên trong 10 phút trước khi gội sạch.

5. Tinh dầu sả chanh

Gàu là một vấn đề phổ biến, có biểu hiện là nhiều mảng da chết màu trắng trên tóc và vai áo. Da đầu khỏe mạnh và không bong tróc cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của mái tóc. Tinh dầu sả chanh (lemongrass oil) là một phương pháp trị gàu hiệu quả. Một nghiên cứu vào năm 2015 đã cho thấy rằng loại tinh dầu này giúp làm giảm gàu đáng kể chỉ sau một tuần.

Tinh dầu sả chanh cho hiệu quả trị gàu cao nhất khi sử dụng hàng ngày.

Cách thực hiện như sau:

Trộn một vài giọt tinh dầu sả chanh vào dầu gội hoặc dầu xả, mát xa lên da đầu trong vài phút và xả sạch bằng nước.

6. Tinh dầu cỏ xạ hương

Tinh dầu cỏ xạ hương (thyme oil) có thể giúp thúc đẩy sự mọc tóc bằng cách kích thích da đầu và ngăn ngừa rụng tóc. Giống như tinh dầu gỗ tuyết tùng, tinh dầu cỏ xạ hương cũng đã được chứng minh là có tác dụng điều trị chứng rụng tóc từng mảng.

Tinh dầu cỏ xạ hương là một loại tinh dầu mạnh.

Cách dưỡng tóc bằng tinh dầu cỏ xạ hương:

Nhỏ 2 giọt tinh dầu nhỏ vào 2 muỗng canh dầu nền và thoa lên da đầu. Giữ nguyên trong khoảng 10 phút rồi sau đó xả sạch.

7. Tinh dầu xô thơm

Giống như tinh dầu oải hương, tinh dầu xô thơm (clary sage oil) cũng có chứa hợp chất linalyl axetat có tác dụng kích thích mọc tóc. Loại tinh dầu này giúp cải thiện độ chắc khỏe của tóc, giúp tóc mọc nhanh hơn và khó gãy rụng hơn.

Cách dưỡng tóc bằng tinh dầu xô thơm:

Trộn 3 giọt tinh dầu xô thơm với dầu xả hoặc trộn với 1 thìa dầu nền và thoa lên da đầu. Nếu sử dụng hàng ngày thì rửa sạch sau 2 phút. Nếu sử dụng 1 – 2 lần mỗi tuần thì để nguyên trong vòng 10 phút.

8. Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà (tea tree oil) có đặc tính làm sạch, kháng khuẩn và kháng vi sinh vật mạnh. Khi bôi lên da đầu, loại tinh dầu này giúp mở các nang tóc bị bít tắc và thúc đẩy mọc tóc.

Tinh dầu tràm trà có nhiều mức nồng độ nên cần sử dụng đúng theo hướng dẫn. Một số sản phẩm là tinh dầu nguyên chất trong khi một số khác được trộn với kem hoặc dầu.

Một nghiên cứu vào năm 2013 đã phát hiện ra rằng hỗn hợp tinh dầu tràm trà và minoxidil cho hiệu quả tăng tốc độ mọc tóc cao hơn so với khi chỉ dùng minoxidil. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu về hiệu quả khi chỉ dùng tinh dầu tràm trà.

Một đánh giá tài liệu vào năm 2015 đã cho thấy tinh dầu tràm trà còn có tác dụng trị gàu.

Cách dưỡng tóc bằng tinh dầu tràm trà:

Trộn 10 giọt tinh dầu tràm trà vào dầu gội hoặc dầu xả và sử dụng hàng ngày. Hoặc cũng có thể trộn 3 giọt tinh dầu với 2 muỗng canh dầu nền, thoa lên da đầu và để nguyên trong 15 phút trước khi xả sạch.

9. Tinh dầu ngọc lan tây

Tinh dầu ngọc lan tây (ylang-ylang oil) rất tốt cho những người có da đầu khô vì có tác dụng kích thích sự tiết dầu. Nhưng cũng chính vì vậy nên loại tinh dầu này không phù hợp cho những người có tóc và da đầu dầu.

Da đầu tiết quá ít dầu sẽ khiến tóc trở nên khô và dễ gãy. Tinh dầu ngọc lan tây có thể cải thiện kết cấu tóc và giảm tình trạng gãy rụng.

Cách dưỡng tóc bằng tinh dầu ngọc lan tây:

Trộn 5 giọt tinh dầu với 2 muỗng canh dầu nền ấm. Mát xa lên da đầu và quấn tóc bằng khăn ấm. Ủ trong 30 phút và sau đó xả sạch. Nhờ các lợi ích cho da đầu và mái tóc nên tinh dầu ngọc lan tây là thành phần trong một số sản phẩm dành tóc như dầu gội, dầu xả và kem ủ tóc.

10. Dầu cỏ đuôi ngựa

Dầu cỏ đuôi ngựa (horsetail plant oil) thực chất là một loại dầu chiết xuất chứ không phải tinh dầu. Loại dầu này chứa silica – một chất có tác dụng cải thiện tốc độ tăng trưởng và độ chắc khỏe của tóc, đồng thời còn giúp giảm gàu.

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của dầu cỏ đuôi ngựa khi bôi trực tiếp lên tóc nhưng một nghiên cứu vào năm 2015 đã cho thấy rằng viên uống chứa dầu cỏ đuôi ngựa giúp cải thiện tốc độ mọc và sự chắc khỏe của tóc ở những phụ nữ có mái tóc mỏng.

Dầu cỏ đuôi ngựa giúp tăng cường lưu thông máu đến da nên nếu bôi lên tóc thì có thể cũng mang lại các lợi ích tương tự như viên uống.

Có thể thử thêm dầu cỏ đuôi ngựa vào dầu gội, dầu xả hoặc thoa trực tiếp lên da đầu.

Tác dụng phụ

Các loại tinh dầu có thể gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng, đặc biệt là khi thoa tinh dầu trực tiếp lên da. Do đó, luôn phải sử dụng dầu nền để pha loãng tinh dầu.

Phản ứng dị ứng dễ xảy ra nhất ở những người có da nhạy cảm hoặc những người bị dị ứng với tinh dầu.

Các dấu hiệu kích ứng da:

  • Viêm da
  • Nóng rát, khó chịu hoặc châm chích
  • Mẩn đỏ ở vùng bị kích ứng

Các dấu hiệu dị ứng:

  • Viêm da nặng
  • Phát ban và phồng rộp
  • Khó thở
  • Sưng lưỡi hoặc cổ họng

Phương pháp dưỡng tóc bằng tinh dầu chỉ phù hợp với người lớn. Không nên sử dụng tinh dầu cho trẻ nhỏ vì làn da của trẻ rất nhạy cảm và dễ xảy ra những phản ứng tiêu cực khi tiếp xúc với tinh dầu.

Trước khi dùng một loại tinh dầu thì nên thoa lên một vùng da nhỏ và đợi vài tiếng để thử phản ứng. Nếu không xảy ra vấn đề gì thì mới dùng cho toàn bộ da đầu.

Tóm tắt bài viết

Tinh dầu là một cách tự nhiên để cải thiện tình trạng của mái tóc với nguy cơ xảy ra tác dụng phụ thấp hơn so với nhiều loại thuốc và sản phẩm chăm sóc tóc chứa hóa chất.

Cách dưỡng tóc bằng tinh dầu cũng rất đơn giản. Chỉ cần trộn một ít tinh dầu với dầu nền hoặc dầu gội và dầu xả, sau đó thoa lên da đầu và gội sạch sau vài phút. Thực hiện đều đặn sẽ giúp tóc mọc nhanh hơn, chắc khỏe và bóng mượt hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 10 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe

Thịt bò nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt và kẽm. Do đó, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải là một điều được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất và là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể.

Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hầu hết các chất mà cơ thể cần và ngoài ra còn có nhiều lợi ích như hỗ trợ giảm cân, bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Đậu Phộng: Giá Trị Dinh Dưỡng, Lợi Ích Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe
Đậu Phộng: Giá Trị Dinh Dưỡng, Lợi Ích Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe

Đậu phộng rất giàu protein, chất béo và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy đậu phộng thậm chí còn có ích cho việc giảm cân và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Quả dâu tằm: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Quả dâu tằm: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Dâu tằm giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây