1

Đo niệu dòng đồ là gì?

Kết quả đo niệu dòng đồ giúp bác sĩ xác định chức năng của bàng quang và cơ vòng. Phương pháp này còn có thể được sử dụng để phát hiện tắc nghẽn trong đường tiết niệu.
Đo niệu dòng đồ là gì? Đo niệu dòng đồ là gì?

Niệu dòng đồ là gì?

Đo niệu dòng đồ là phương pháp được sử dụng để kiểm tra lượng nước tiểu thải ra khi đi tiểu và đo tốc độ dòng tiểu. Phương pháp này giúp xác định nguyên nhân của một số rối loạn tiểu tiện.

Mục đích của đo niệu dòng đồ

Bác sĩ thường đề nghị đo niệu dòng đồ khi bệnh nhân có các triệu chứng như dòng tiểu chậm, yếu hoặc tiểu khó. Phương pháp đo niệu dòng đồ còn được sử dụng để kiểm tra tình trạng cơ vòng (cơ thắt). Cơ vòng là cơ trơn có hình dạng tròn nằm ở cổ bàng quang. Cơ này giúp giữ cho bàng quang đóng, ngăn nước tiểu rò rỉ ra ngoài khi không đi tiểu.

Kết quả đo niệu dòng đồ giúp bác sĩ xác định chức năng của bàng quang và cơ vòng. Phương pháp này còn có thể được sử dụng để phát hiện các vật cản đang cản trở dòng nước tiểu. Bằng cách đo tốc độ trung bình và tốc độ tối đa của dòng nước tiểu, niệu dòng đồ giúp ước tính mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc nghẽn. Niệu dòng đồ còn giúp xác định các vấn đề về tiết niệu khác, chẳng hạn như bàng quang bị suy yếu hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

Nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu, gồm có:

  • Phì đại tuyến tiền liệt (tăng sản tuyến tiền liệt lành tính), tình trạng này có thể gây tắc nghẽn niệu đạo hoàn toàn
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Rối loạn chức năng bàng quang do các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như khối u hoặc chấn thương tủy sống

Chuẩn bị trước khi đo niệu dòng đồ

Để đo niệu dòng đồ, người bệnh sẽ cần phải lấy mẫu nước tiểu nên trước khi đi khám hãy uống nhiều nước để có đủ lượng nước tiểu.

Nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai thì người bệnh cần cho bác sĩ biết. Người bệnh cũng cần bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc, thảo dược, vitamin và thực phẩm chức năng đang dùng. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và gây cản trở quá trình đo niệu dòng đồ hoặc khiến kết quả không chính xác.

Quy trình đo niệu dòng đồ

Không giống như xét nghiệm nước tiểu thông thường trong đó người bệnh đi tiểu vào cốc, sau đó nộp lại mẫu nước tiểu để đem đi phân tích, trong quá trình đo niệu dòng đồ, người bệnh sẽ phải đi tiểu vào một thiết bị hình phễu hoặc bồn cầu đặc biệt. Lưu ý, không được bỏ giấy vệ sinh vào bên trên hoặc bên trong thiết bị.

Hãy đi tiểu như bình thường, không cố tình điều chỉnh tốc độ dòng tiểu. Thiết bị hình phễu hoặc bồn cầu được kết nối với một máy đo niệu dòng điện tử. Máy này sẽ đo tốc độ và lượng nước tiểu. Sau khi bật máy mới bắt đầu đi tiểu.

Máy đo niệu dòng tính toán lượng nước tiểu thải ra, tốc độ dòng chảy tính bằng đơn vị mililit trên giây (ml/s) và tổng thời gian để làm trống bàng quang hoàn toàn. Máy sẽ ghi lại những thông tin này trên một biểu đồ. Trong quá trình đi tiểu bình thường, dòng nước tiểu ban đầu bắt đầu chậm, sau đó tăng tốc độ và cuối cùng lại chậm lại. Máy đo niệu dòng sẽ ghi lại những khác biệt so với tiêu chuẩn để giúp bác sĩ chẩn đoán vấn đề.

Khi người bệnh đi tiểu xong, máy sẽ báo kết quả. Sau đó bác sĩ sẽ trao đổi về kết quả với người bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh phải đo niệu dòng đồ trong nhiều ngày liên tiếp.

Kết quả đo niệu dòng đồ

Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả đo niệu dòng đồ để xác định tốc độ dòng tiểu tối đa hay Qmax. Bác sĩ thường sử dụng tốc độ dòng tiểu tối đa, cùng với kiểu đi tiểu và lượng nước tiểu để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu.

Kết quả đo niệu dòng đồ thấp hơn bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy cơ bàng quang bị suy yếu hoặc tắc nghẽn niệu đạo.

Kết quả đo niệu dòng đồ cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy các cơ kiểm soát dòng nước tiểu không còn hoạt động tốt. Đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng tiểu không tự chủ.

Sau khi đo niệu dòng đồ, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và triệu chứng của người bệnh trước khi đưa ra phương pháp điều trị. Thông thường sẽ phải tiến hành thêm một số phương pháp chẩn đoán khác. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

Hãy đi khám nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào khi đi tiểu, chẳng hạn như tiểu khó, tiểu gấp, dòng tiểu yếu, ngắt quãng, đau buốt khi đi tiểu hay tiểu ra máu. Đó có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu hoàn toàn không thể đi tiểu được thì phải đến bệnh viện ngay.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: đo niệu dòng đồ, e
Tin liên quan
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Thiểu niệu là gì? Có nguy hiểm không?
Thiểu niệu là gì? Có nguy hiểm không?

Thiểu niệu là thuật ngữ y tế để chỉ tình trạng lượng nước tiểu trong 24 giờ giảm. Tình trạng hoàn toàn không có nước tiểu được gọi là vô niệu. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây thiểu niệu và những phương pháp điều trị.

Khi nào cần xét nghiệm glucose niệu?
Khi nào cần xét nghiệm glucose niệu?

Trước đây, xét nghiệm glucose niệu từng được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ở những người mắc bệnh tiểu đường, xét nghiệm glucose niệu được thực hiện định kỳ để theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị và mức độ kiểm soát lượng đường trong máu.

Lấy nước tiểu giữa dòng như thế nào?
Lấy nước tiểu giữa dòng như thế nào?

Xét nghiệm nước tiểu là một phương pháp không xâm lấn giúp chẩn đoán nhiều vấn đề sức khỏe. Để làm xét nghiệm nước tiểu, bạn sẽ phải lấy nước tiểu giữa dòng. Phương pháp lấy nước tiểu này nhằm mục đích ngăn vi khuẩn từ vùng da xung quanh niệu đạo làm nhiễm bẩn mẫu nước tiểu và nhờ đó giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.

Xét nghiệm độ thẩm thấu niệu là gì?
Xét nghiệm độ thẩm thấu niệu là gì?

Một trong các mục đích chính của xét nghiệm độ thẩm thấu niệu là để kiểm tra lượng nước trong cơ thể. Xét nghiệm độ thẩm thấu niệu còn giúp kiểm tra khả năng tạo nước tiểu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây