1

Khi nào cần xét nghiệm glucose niệu?

Trước đây, xét nghiệm glucose niệu từng được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ở những người mắc bệnh tiểu đường, xét nghiệm glucose niệu được thực hiện định kỳ để theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị và mức độ kiểm soát lượng đường trong máu.
Khi nào cần xét nghiệm glucose niệu? Khi nào cần xét nghiệm glucose niệu?

Xét nghiệm glucose niệu là gì?

Xét nghiệm glucose niệu là một cách nhanh chóng và đơn giản để kiểm tra lượng glucose có trong nước tiểu. Glucose là một loại đường mà cơ thể cần và sử dụng để tạo năng lượng. Cơ thể chúng ta chuyển hóa carbohydrate trong các loại thực phẩm thành glucose.

Có quá nhiều glucose trong cơ thể có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe. Nếu không được điều trị, lượng glucose trong máu cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Để làm xét nghiệm glucose niệu, bạn sẽ phải lấy mẫu nước tiểu. Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ nhúng que thử vào mẫud đo mức glucose.

Que thử sẽ thay đổi màu sắc theo lượng glucose trong nước tiểu. Nếu lượng glucose trong nước tiểu cao hơn mức bình thường, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các bước kiểm tra khác để xác định nguyên nhân.

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến lượng glucose trong máu tăng cao là bệnh tiểu đường, một tình trạng mạn tính xảy ra khi cơ thể không có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Những người bị bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường cần theo dõi sát sao lượng đường trong máu bằng cách thường xuyên đo đường huyết.

Một số triệu chứng thường gặp của tiền tiểu đường và tiểu đường gồm có khát nước, mờ mắt và mệt mỏi.

Khi không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài, gồm có suy thận và tổn thương thần kinh.

Mục đích của xét nghiệm glucose niệu

Trước đây, xét nghiệm glucose niệu từng được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ở những người mắc bệnh tiểu đường, xét nghiệm glucose niệu được thực hiện định kỳ để theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị và mức độ kiểm soát lượng đường trong máu.

Xét nghiệm glucose niệu đã từng là loại xét nghiệm chính được sử dụng để đo mức glucose ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, hiện nay xét nghiệm glucose niệu đã không còn được sử dụng phổ biến nữa. Thay vào đó, xét nghiệm máu là phương pháp chính để chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Xét nghiệm máu chính xác hơn và dễ thực hiện hơn so với xét nghiệm nước tiểu.

Tuy nhiên, xét nghiệm nước tiểu vẫn được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề về thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu – những biến chứng có thể xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường.

Chuẩn bị trước xét nghiệm glucose niệu

Trước khi xét nghiệm, bạn cần cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng đang dùng. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, không được tự ý ngừng thuốc.

Xét nghiệm glucose niệu được thực hiện như thế nào?

Bạn sẽ được phát một lọ đựng có nắp để đựng mẫu nước tiểu. Trước khi lấy mẫu nước tiểu, hãy rửa tay và dùng giấy sạch hoặc khăn lau sát khuẩn vệ sinnh khu vực xung quanh niệu đạo.

Đi tiểu một ít vào bồn cầu để loại bỏ nước tiểu đầu dòng và lấy nước tiểu giữa dòng cho đến khi lấy đủ lượng nước tiểu (thường nửa lọ là đủ). Cẩn thận đậy nắp lọ, chú ý không chạm tay vào bên trong lọ để tránh mẫu nước tiểu bị dính vi khuẩn.

Nộp lại mẫu theo hướng dẫn. Mẫu nước tiểu sẽ được đem đến phòng xét nghiệm. Tại đây, kỹ thuật viên sử dụng que thử nhúng vào trong mẫu nước tiểu. Sau khi que thử đổi màu, kỹ thuật viên sẽ đối chiếu với bảng màu để xác định lượng glucose trong nước tiểu. Quá trình này rất nhanh chóng nên có thể bạn sẽ nhận được kết quả ngay.

Các nguyên nhân làm tăng glucose trong nước tiểu

Nồng độ glucose bình thường trong nước tiểu là 0 - 0,8 mmol/L. Lượng glucose cao hơn mức này có thể chỉ ra một vấn đề về sức khỏe. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng mức glucose. Nếu xét nghiệm glucose niệu cho kết quả cao, bạn sẽ phải làm xét nghiệm máu để xác nhận chẩn đoán.

Lượng glucose cao trong nước tiểu cũng có thể là do mang thai. Phụ nữ mang thai thường có nhiều glucose trong nước tiểu hơn so với phụ nữ không mang thai. Những phụ nữ mang thai có mức glucose cao cần được theo dõi cẩn thận vì đây là một dấu hiệu hoặc yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nồng độ glucose cao trong nước tiểu cũng có thể là do glucose niệu có nguồn gốc do thận. Đây là một tình trạng hiếm gặp trong đó thận giải phóng glucose vào nước tiểu. Glucose niệu có nguồn gốc do thận có thể khiến lượng glucose trong nước tiểu tăng cao ngay cả khi lượng glucose trong máu vẫn bình thường.

Nếu xét nghiệm glucose niệu cho kết quả bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra thêm để xác định nguyên nhân. Bạn cần cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn lẫn thuốc không kê đơn. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và nước tiểu. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết nếu như đang bị stress quá mức vì điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Xét nghiệm glucose niệu và bệnh tiểu đường

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho lượng glucose trong nước tiểu tăng cao là bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mạn tính xảy ra do cơ thể không còn khả năng xử lý glucose trong máu một cách hiệu quả. Ở người không bị tiểu đường, lượng glucose trong máu được kiểm soát bởi hormone insulin.

Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Điều này dẫn dến nồng độ glucose trong máu tăng cao và gây ra các triệu chứng như:

  • Khát hoặc đói liên tục
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Vết thương chậm lành

Có hai loại bệnh tiểu đường chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1, hay còn được gọi là bệnh tiểu đường ở tuổi vị thành niên, là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Điều này khiến cho cơ thể không có hormone insulin và lượng đường trong máu tăng cao. Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 phải dùng insulin mỗi ngày để kiểm soát đường trong máu.

Bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 thường phát triển dần dần theo thời gian. Loại bệnh tiểu đường này còn được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn nhưng hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc tiểu đường type 2 đang ngày một tăng. Ở người mắc bệnh tiểu đường type 2, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin và các tế bào đáp ứng kém với tác dụng của insulin

Điều này có nghĩa là glucose trong máu không được vận chuyển một cách hiệu quả vào các tế bào để trở thành năng lượng mà thay vào đó, glucose tích tụ trong máu. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 là thừa cân và lối sống ít vận động.

Điều trị bệnh tiểu đường

Cả hai loại bệnh tiểu đường đều không thể chữa trị khỏi nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Người mắc bệnh tiểu đường thường phải kết hợp dùng thuốc với thay đổi lối sống, chẳng hạn như tập thể dục và ăn uống lành mạnh để kiểm soát tình trạng bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: khi nào
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và Covid-19 nghiêm trọng
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và Covid-19 nghiêm trọng

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng hơn so với những người không bị tiểu đường. Những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường càng có nguy cơ cao hơn nữa.

Những ai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Những ai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một phần quan trọng trong quá trình khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố nguy cơ để xác định khi nào nên làm xét nghiệm và tần suất xét nghiệm.

Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường
Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường ngay từ sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn, ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu có chẩn đoán được bệnh tiểu đường không?
Xét nghiệm nước tiểu có chẩn đoán được bệnh tiểu đường không?

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện và theo dõi nồng độ glucose cũng như là nồng độ ceton trong nước tiểu của những người mắc bệnh tiểu đường.

Glucose có vai trò gì trong cơ thể? Mức bao nhiêu là bình thường?
Glucose có vai trò gì trong cơ thể? Mức bao nhiêu là bình thường?

Có thể bạn đã từng nghe nói đến glucose dưới một cái tên khác là đường trong máu hay đường huyết. Glucose là nguồn năng lượng quan trọng để cơ thể hoạt động một cách bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây