1

Thiểu niệu là gì? Có nguy hiểm không?

Thiểu niệu là thuật ngữ y tế để chỉ tình trạng lượng nước tiểu trong 24 giờ giảm. Tình trạng hoàn toàn không có nước tiểu được gọi là vô niệu. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây thiểu niệu và những phương pháp điều trị.
Thiểu niệu là gì? Có nguy hiểm không? Thiểu niệu là gì? Có nguy hiểm không?

Thiểu niệu là gì?

Thiểu niệu là tình trạng thận tạo ra quá ít nước tiểu. Các nguyên nhân gây thiểu niệu gồm có mất nước, chấn thương, tắc nghẽn đường tiết niệu và một số loại thuốc. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân nhưng thường là truyền dịch tĩnh mạch để bổ sung nước cho cơ thể.

Triệu chứng

Trung bình, một người khỏe mạnh đi tiểu khoảng 6 lần trong vòng 24 giờ. Bảng dưới đây là các mức nước tiểu được coi là thiểu niệu và vô iệu.

  Lượng nước tiểu điển hình Thiểu niệu Vô niệu
Người lớn 0,5 - 1,5 cc/kg/giờ < 500 ml/ngày < 100 ml/ngày
Trẻ nhỏ Giống như người lớn < 0,5 ml/kg/giờ < 100 ml/ngày
Trẻ sơ sinh Tần suất đi tiểu của trẻ sơ sinh dao động trong khoảng từ 1 - 3 giờ đến 4 - 6 giờ một lần, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. < 1,0 cc/kg/giờ < 100 ml/ngày

Tùy vào nguyên nhân gây thiểu niệu mà người bệnh sẽ còn gặp phải các triệu chứng khác.

Nguyên nhân gây thiểu niệu

Có nhiều nguyên nhân gây thiểu niệu, từ các tình trạng bệnh lý tạm thời cho đến các bệnh lý mạn tính, nghiêm trọng.

Mất nước

Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất làm giảm lượng nước tiểu.

Mất nước có thể xảy ra do tiêu chảy, nôn mửa hoặc một bệnh lý khác và không thể bù lượng chất lỏng đã mất. Khi cơ thể không có đủ chất lỏng, thận sẽ tạo ra ít nước tiểu hơn.

Nhiễm trùng hoặc chấn thương

Nhiễm trùng hoặc chấn thương cũng là những nguyên nhân gây thiểu niệu nhưng không phổ biến. Nhiễm trùng hoặc chấn thương có thể khiến cơ thể bị sốc, điều này làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan và dẫn đến giảm lượng nước tiểu.

Sốc cần được can thiệp điều trị khẩn cấp.

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Tắc nghẽn đường tiết niệu khiến cho nước tiểu không thể rời khỏi thận. Điều này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai quả thận và dẫn đến giảm lượng nước tiểu.

Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể là do các nguyên nhân như:

  • Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt)
  • Hẹp bao quy đầu
  • Sỏi thận
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Táo bón
  • Viêm sau phúc mạc
  • Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến bàng quang

Tùy thuộc vào tốc độ xảy ra tắc nghẽn mà tình trạng này còn có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sốt
  • Buồn tiểu dù bàng quang không đầy
  • Máu trong nước tiểu

Thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và khiến thận tạo ra ít nước tiểu hơn bình thường, chẳng hạn như:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc điều trị cao huyết áp như thuốc ức chế men chuyển (ACE)
  • Thuốc kháng sinh như vancomycin

Nếu nhận thấy lượng nước tiểu giảm so với bình thường sau khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới, hãy báo cho bác sĩ để đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều dùng.

Không được tự ý thay đổi loại, liều dùng thuốc hay ngừng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy lượng nước tiểu ít hơn bình thường.

Nếu có các dấu hiệu cơ thể bị sốc thì phải đến bệnh viện ngay. Điều này có thể là do nhiễm trùng hoặc chấn thương nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời.

Nếu bị phì đại tuyến tiền liệt hoặc các vấn đề khác và có triệu chứng tắc nghẽn đường tiết niệu thì cũng phải đi khám ngay. Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể nhanh chóng dẫn đến vô niệu. Tình trạng vô niệu cần được điều trị khẩn cấp để ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng đến thận.

Nếu thiểu niệu đi kèm các triệu chứng dưới đây thì cũng phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế:

  • Chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Lâng lâng, chóng mặt

Đó có thể là dấu hiệu của sốc giảm thể tích (tình trạng xảy ra khi thể tích chất lỏng trong cơ thể bị giảm, chẳng hạn như máu hoặc nước) hoặc huyết áp không ổn định khiến máu lưu thông kém.

Chẩn đoán

Không thể tự điều trị thiểu niệu mà phải cần đến các phương pháp điều trị y tế để giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây giảm lượng nước tiểu. Do đó phải đi khám ngay khi thấy lượng nước tiểu ít hơn bình thường.

Trước tiên, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi như tình trạng này bắt đầu từ khi nào, có xảy ra đột ngột không và từ khi bắt đầu xảy ra đến nay có tăng nặng hay không.

Người bệnh nên theo dõi và cho bác sĩ biết lượng chất lỏng tiêu thụ, lượng nước tiểu hàng ngày và sự thay đổi về lượng nước tiểu khi uống nhiều nước.

Để xác định nguyên nhân gây thiểu niệu thì sẽ phải làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra màu sắc, nồng độ protein và axit uric, đồng thời tìm các dấu hiệu nhiễm trùng.

Người bệnh nên cho bác sĩ biết nếu như còn có các triệu chứng khác cũng như các loại thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng đang dùng và tiền sử bệnh thận hoặc bàng quang.

Các phương pháp chẩn đoán khác cũng được sử dụng để xác định nguyên nhân gây thiểu niệu còn có:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp CT
  • Siêu âm ổ bụng
  • Xạ hình thận

Điều trị thiểu niệu

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây thiểu niệu.

Người bệnh thường sẽ phải truyền dịch tĩnh mạch để nhanh chóng bù nước cho cơ thể hoặc lọc máu để loại bỏ chất độc và chất thải khỏi máu cho đến khi thận hoạt động bình thường trở lại.

Người bệnh cũng có thể cần uống dung dịch bù điện giải để khôi phục sự cân bằng chất điện giải và ngăn ngừa tình trạng thiểu niệu.

Nếu thiểu niệu là do loại thuốc đang dùng thì sẽ phải ngừng thuốc. Đôi khi, người bệnh sẽ phải điều chỉnh chế độ ăn uống để khắc phục và ngăn ngừa thiểu niệu.

Biến chứng của thiểu niệu

Hầu hết các trường hợp thiểu niệu đều cần phải điều trị y tế. Nếu không được điều trị, thiểu niệu có thể gây ra các biến chứng như:

  • Tăng huyết áp
  • Suy tim
  • Thiếu máu
  • Rối loạn chức năng tiểu cầu
  • Các vấn đề về dạ dày - ruột

Phòng ngừa thiểu niệu

Nói chung, nếu nguyên nhân là do tình trạng bệnh lý thì sẽ không thể ngăn ngừa được thiểu niệu. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do mất nước. Uống đủ nước là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh bị mất nước. Tăng lượng nước và uống dung dịch bù điện giải khi bị sốt, tiêu chảy hoặc các bệnh khác gây mất nước.

Một số câu hỏi thường gặp về thiểu niệu

Vô niệu, thiểu niệu và đa niệu khác nhau như thế nào?

Vô niệu là tình trạng hoàn toàn không có nước tiểu. Thiểu niệu là khi cơ thể tạo ra quá ít nước tiểu còn đa niệu là khi cơ thể tạo ra quá nhiều nước tiểu.

Một người có thể nhịn tiểu được bao lâu?

Bàng quang có thể chứa tới 500 ml nước tiểu ở phụ nữ và 700 ml ở nam giới. Trừ khi có vấn đề nghiêm trọng làm giảm lượng nước tiểu, việc nhịn tiểu sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức. Tuy nhiên, nhịn tiểu quá lâu hoặc quá thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề, chẳng hạn như tổn thương bàng quang.

Tóm tắt bài viết

Thiểu niệu có nghĩa là lượng nước tiểu ít. Có nhiều nguyên nhân khiến thận tạo ra ít nước tiểu hơn bình thường, trong đó có những bệnh lý nghiêm trọng. Nguyên nhân phổ biến nhất là do mất nước.

Để tránh bị mất nước, hãy uống nhiều nước mỗi ngày. Nếu đã uống đủ nước mà lượng nước tiểu vẫn ít, hãy đi khám ngay để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguy hiểm
Tin liên quan
Tiểu ra máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Tiểu ra máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng dưới, buồn tiểu liên tục, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi nồng và thậm chí có máu. Các triệu chứng này thường thuyên giảm nhanh chóng sau khi bắt đầu điều trị.

Ung Thư Thận Ở Tuổi Thiếu Niên Có Nguy Hiểm Không?
Ung Thư Thận Ở Tuổi Thiếu Niên Có Nguy Hiểm Không?

Ung thư thận ở tuổi thiếu niên có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ nêu ra những loại ung thư thận mà thiếu niên có thể mắc phải, nguyên nhân, chứng và tiên lượng bệnh.

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng là tình trạng vi khuẩn hiện diện trong mẫu nước tiểu mà người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.

U Nguyên Bào Thận (U Wilms) Có Nguy Hiểm Không?
U Nguyên Bào Thận (U Wilms) Có Nguy Hiểm Không?

U nguyên bào thận là loại ung thư phổ biến thứ tư ở trẻ em và là loại ung thư thận phổ biến nhất ở trẻ em.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây