1

Khí niệu là gì? Có nguy hiểm không?

Nếu bị khí niệu, bạn sẽ có cảm giác có khí hoặc bong bóng làm gián đoạn dòng tiểu. Nước tiểu có thể xuất hiện nhiều bọt khí nhỏ. Điều này khác với nước tiểu nổi bọt – một dấu hiệu cho thấy có quá nhiều protein trong nước tiểu.
Khí niệu là gì? Có nguy hiểm không? Khí niệu là gì? Có nguy hiểm không?

Khí niệu là gì?

Khí niệu (pneumaturia) là tình trạng nước tiểu có bọt khí. Khí niệu không phải một bệnh mà là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe.

Các nguyên nhân phổ biến khiến nước tiểu có bọt khí gồm có nhiễm trùng đường tiết niệu và rò trực tràng – bàng quang (đường thông bất thường giữa trực tràng và bàng quang).

Khí niệu có biểu hiện như thế nào?

Nếu bị khí niệu, bạn sẽ có cảm giác có khí hoặc bong bóng làm gián đoạn dòng tiểu. Nước tiểu có thể xuất hiện nhiều bọt khí nhỏ. Điều này khác với nước tiểu nổi bọt – một dấu hiệu cho thấy có quá nhiều protein trong nước tiểu.

Bản thân khí niệu không phải một bệnh mà là một triệu chứng. Khí niệu thường đi kèm các triệu chứng khác như:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Tiểu khó
  • Buồn tiểu liên tục
  • Tiểu gấp
  • Nước tiểu có màu bất thường

Tất cả những triệu chứng này có thể chỉ ra nhiễm trùng trong đường tiết niệu.

Nguyên nhân phổ biến gây khí niệu

Một nguyên nhân phổ biến của khí niệu là nhiễm vi khuẩn. Khí niệu có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu vì vi khuẩn tạo ra bong bóng khí trong nước tiểu.

Một nguyên nhân phổ biến khác là lỗ rò. Lỗ rò là lối thông bất thường ở giữa các cơ quan trong cơ thể. Lỗ rò giữa ruột và bàng quang có thể đưa không khí vào nước tiểu và tạo thành các bọt khí. Lỗ rò này có thể là do viêm túi thừa.

Khí niệu cũng có thể xảy ra sau khi lặn dưới nước một thời gian dài.

Đôi khi khí niệu là một triệu chứng của bệnh Crohn – một bệnh viêm ruột.

Cũng có những trường hợp không xác định được nguyên nhân gây khí niệu. Theo các bác sĩ, điều này không có nghĩa là khí niệu tự xảy ra mà vẫn là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó, chỉ có điều không thể xác định nguyên nhân này tại thời điểm chẩn đoán.

Chẩn đoán nguyên nhân gây khí niệu

Chỉ khi nước tiểu có bọt khí ngay từ khi chảy ra từ bàng quang thì mới được coi là khí niệu. Khí lọt vào dòng nước tiểu trong khi đi tiểu không được tính là khí niệu. Bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu và thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí mà khí bắt đầu đi vào nước tiểu:

  • Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp phát hiện vi khuẩn có hại trong đường tiết niệu
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CT giúp phát hiện lỗ rò.

Ngoài ra có thể phải tiến hành nội soi để xác nhận lỗ rò và kiểm tra bên trong bàng quang cũng như những khu vực khác trong đường tiết niệu.

Điều trị khí niệu

Việc điều trị khí niệu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu là do nhiễm trùng đường tiết niệu thì sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn trong đường tiết niệu. Đôi khi, vi khuẩn kháng lại đợt kháng sinh đầu tiên và cần phải dùng thêm một đợt kháng sinh nữa. Triệu chứng khí niệu sẽ hết khi tình trạng nhiễm trùng chấm dứt.

Lỗ rò có thể phải điều trị bằng phẫu thuật. Ca phẫu thuật được thực hiện bằng phương pháp nội soi nên sẽ xâm lấn tối thiểu.

Tuy nhiên, không phải khi nào cũng cần phải phẫu thuật. Trong những trường hợp bị viêm túi thừa – một nguyên nhân có thể dẫn đến lỗ rò, việc điều trị vấn đề gốc rễ có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Những trường hợp viêm túi thừa nhẹ có thể chỉ cần các phương pháp điều trị bảo tồn, không phẫu thuật như thực hiện chế độ ăn lỏng và ít chất xơ kết hợp nghỉ ngơi.

Khí niệu có chữa khỏi được không?

Điều này tùy thuộc vào nguyên nhân gây khí niệu. Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng đường tiết niệu thì các triệu chứng sẽ biến mất sau khi điều trị khỏi nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh.

Nếu nguyên nhân là lỗ rò do viêm túi thừa thì sẽ phải điều trị tình trạng viêm và đóng lỗ rò.

Nói chung, hầu hết các nguyên nhân gây khí niệu đều có thể điều trị được.

Mặc dù khí niệu không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng cũng không nên bỏ qua. Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo đang có vấn đề bất thường xảy ra với bàng quang hoặc ruột. Nếu thường xuyên thấy nước tiểu có bọt khí thì bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguy hiểm
Tin liên quan
Tiểu ra máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Tiểu ra máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng dưới, buồn tiểu liên tục, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi nồng và thậm chí có máu. Các triệu chứng này thường thuyên giảm nhanh chóng sau khi bắt đầu điều trị.

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng là tình trạng vi khuẩn hiện diện trong mẫu nước tiểu mà người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.

Ung Thư Thận Ở Tuổi Thiếu Niên Có Nguy Hiểm Không?
Ung Thư Thận Ở Tuổi Thiếu Niên Có Nguy Hiểm Không?

Ung thư thận ở tuổi thiếu niên có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ nêu ra những loại ung thư thận mà thiếu niên có thể mắc phải, nguyên nhân, chứng và tiên lượng bệnh.

U Nguyên Bào Thận (U Wilms) Có Nguy Hiểm Không?
U Nguyên Bào Thận (U Wilms) Có Nguy Hiểm Không?

U nguyên bào thận là loại ung thư phổ biến thứ tư ở trẻ em và là loại ung thư thận phổ biến nhất ở trẻ em.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây