1

Đo mật độ xương giúp phát hiện những vấn đề gì?

Đo mật độ xương là phương pháp sử dụng tia X để đo lượng khoáng chất, mà cụ thể là canxi, có trong xương. Đo mật độ xương rất quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, đặc biệt là phụ nữ và người lớn tuổi.
Đo mật độ xương giúp phát hiện những vấn đề gì? Đo mật độ xương giúp phát hiện những vấn đề gì?

Phương pháp đo mật độ xương được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là DEXA hay đo hấp thụ tia X năng lượng kép (dual energy X-ray absorptiometry, còn gọi là DXA). Đây là một công cụ quan trọng giúp phát hiện loãng xương, loại bệnh về xương phổ biến nhất. Loãng xương khiến cho xương trở nên mỏng đi và suy yếu theo thời gian, điều này làm tăng nguy cơ gãy xương.

Mục đích của đo mật độ xương

Bác sĩ có thể đề nghị đo mật độ xương nếu người bệnh có các dấu hiệu của loãng xương, xương yếu hoặc ở độ tuổi cần sàng lọc.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị những nhóm đối tượng sau đây nên đo mật độ xương:

  • Phụ nữ trên 65 tuổi
  • Phụ nữ dưới 65 tuổi có nguy cơ gãy xương cao

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới và nguy cơ sẽ càng gia tăng nếu hút thuốc hoặc uống nhiều rượu. Ngoài ra, các yếu tố khác làm tăng nguy cơ loãng xương còn có:

  • Suy thận mạn
  • Mãn kinh sớm
  • Rối loạn ăn uống dẫn đến thiếu cân
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương
  • Từng bị gãy xương khi chỉ bị chấn thương nhẹ
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Chiều cao giảm đáng kể (dấu hiệu gãy nén đốt sống)
  • Lối sống ít vận động

Chuẩn bị trước khi đo mật độ xương

Đo mật độ xương không yêu cầu phải chuẩn bị gì đặc biệt. Nếu đang dùng thực phẩm chức năng bổ sung canxi thì người bệnh nên ngừng uống 24 giờ trước khi đo mật độ xương. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc đồ có nút, khuy hoặc khóa kéo bằng kim loại vì kim loại có thể cản trở tia X.

Quá trình thực hiện

Đo mật độ xương không xâm lấn, gây đau đớn và không cần dùng thuốc. Người bệnh sẽ nằm ngửa trên bàn trong khi máy đo quét tia X qua cơ thể.

Người bệnh sẽ nằm ngửa thẳng chân hoặc gác chân lên một chiếc gối đệm vuông để giữ thẳng cột sống.

Có hai loại máy DEXA, mỗi loại được sử dụng cho những khu vực khác nhau trên cơ thể và quy trình thực hiện cũng hơi khác nhau.

Máy DEXA trung tâm

Đa số các bệnh viện đều sử dụng loại máy này. Máy DEXA trung tâm có kích thước lớn, cố định. Người bệnh nằm trên bàn của máy trong khi máy quét qua hông, cột sống và các xương khác ở thân trên.

Máy DEXA ngoại biên

Loại máy DEXA này nhỏ hơn máy DEXA trung tâm, thường được sử dụng để đo mật độ xương ở các khu vực nhỏ hơn như cẳng tay, cổ tay, ngón tay hoặc gót chân. DEXA ngoại biên thường được sử dụng như một công cụ sàng lọc để xem người bệnh có cần đo mật độ xương bằng máy DXA trung tâm hay không. Quá trình đo chỉ mất vài phút.

Rủi ro của đo mật độ xương

Vì máy đo mật độ xương sử dụng tia X nên người bệnh sẽ phải tiếp xúc với bức xạ. Tuy nhiên, liều lượng bức xạ chỉ rất thấp, thấp hơn nhiều so với chụp X-quang thông thường. Các chuyên gia cho biết rủi ro của việc tiếp xúc với bức xạ khi đo mật độ xương thấp nhiều so với những tác hại của việc không phát hiện ra bệnh loãng xương. Nếu loãng xương không được điều trị, xương sẽ ngày càng yếu và người bệnh sẽ rất dễ bị gãy xương.

Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA không phù hợp với phụ nữ mang thai vì tia X có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ý nghĩa kết quả đo mật độ xương

Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA cho kết quả dưới dạng T-score (điểm T). T-score so sánh mật độ khoáng xương đo được của người bệnh với mật độ khoáng xương của một người 30 tuổi khỏe mạnh (điểm 0):

  • T-score từ 1 đến -1: mật độ xương bình thường
  • T-score từ -1 đến -2,5: mật độ xương thấp nhưng chưa đến mức loãng xương (thiếu xương)
  • T-score từ -2,5 trở xuống: mật độ xương rất thấp (loãng xương)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những ai nên sàng lọc loãng xương?
Những ai nên sàng lọc loãng xương?

Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng chất trong xương giảm, làm thay đổi cấu trúc xương và khiến xương trở nên yếu, dễ gãy. Kiểm tra mật độ xương định kỳ bằng các công nghệ chẩn đoán hình ảnh đặc biệt giúp phát hiện bệnh loãng xương và từ đó người bệnh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Thời điểm nên bắt đầu sàng lọc loãng xương phụ thuộc vào một số yếu tố, gồm có giới tính và tuổi tác.

8 bài tập giúp xương chắc khỏe
8 bài tập giúp xương chắc khỏe

Đối với những người bị loãng xương, duy trì thói quen tập thể dục đều đặn là điều rất có lợi. Tập thể dục giúp củng cố xương và giảm nguy cơ té ngã.

Người bị loãng xương có nguy cơ gãy những xương nào?
Người bị loãng xương có nguy cơ gãy những xương nào?

Loãng xương khiến xương trở nên giòn, yếu và dễ gãy hơn. Các xương có nguy cơ bị gãy cao nhất là xương hông, cổ tay và cột sống. Gãy những xương này cần được điều trị đặc biệt.

Những bài tập và hoạt động cần tránh khi bị loãng xương
Những bài tập và hoạt động cần tránh khi bị loãng xương

Tập thể dục là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh loãng xương. Nhưng người bệnh nên tránh các bài tập gây áp lực lên cột sống như gập bụng, chơi golf, tennis và các hoạt động chạy, nhảy quá nhiều hoặc có nguy cơ té ngã cao.

Loãng xương thứ phát là gì?
Loãng xương thứ phát là gì?

Loãng xương là nguyên nhân gây ra gần 9 triệu ca gãy xương trên toàn thế giới mỗi năm. Nếu loãng xương là do một bệnh lý khác gây ra thì được gọi là loãng xương thứ phát.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây