1

Những ai nên sàng lọc loãng xương?

Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng chất trong xương giảm, làm thay đổi cấu trúc xương và khiến xương trở nên yếu, dễ gãy. Kiểm tra mật độ xương định kỳ bằng các công nghệ chẩn đoán hình ảnh đặc biệt giúp phát hiện bệnh loãng xương và từ đó người bệnh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Thời điểm nên bắt đầu sàng lọc loãng xương phụ thuộc vào một số yếu tố, gồm có giới tính và tuổi tác.
Những ai nên sàng lọc loãng xương? Những ai nên sàng lọc loãng xương?

Chứng loãng xương tiến triển âm thầm, không có triệu chứng nên người bệnh thường không biết mình mắc bệnh cho đến khi bị gãy xương hoặc tư thế có sự thay đổi.

Đây là những điều cần biết về bệnh loãng xương, gồm có đối tượng nên sàng lọc, các phương pháp điều trị và phòng ngừa.

Những ai nên sàng lọc loãng xương?

Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ (United States Preventive Services Task Force) đã đưa ra khuyến nghị về thời điểm nên bắt đầu sàng lọc các bệnh lý khác nhau, bao gồm cả bệnh loãng xương. Cơ quan này khuyến nghị khám sàng lọc bệnh loãng xương đối với phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nhưng chưa đưa ra khuyến nghị cụ thể cho nam giới. (1)

Các chuyên gia khuyến nghị, nam giới và phụ nữ có các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương nên khám sàng lọc.

Theo nghiên cứu vào năm 2021, các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương gồm có:

  • Từng bị gãy xương
  • Tiền sử dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như prednisone hoặc heparin trong thời gian dài
  • Mắc một bệnh lý làm tăng nguy cơ gãy xương, chẳng hạn như hội chứng Cushing hoặc suy thận mạn
  • Khối lượng cơ thể thấp
  • Tiền sử gia đình bị loãng xương hoặc các bệnh về xương khác, đặc biệt là mẹ có tiền sử gãy xương hông trước 50 tuổi
  • Thói quen lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe của xương, chẳng hạn như nghiện rượu hoặc hút thuốc

Bác sĩ cũng sẽ xem xét những thay đổi gần đây về chiều cao và tư thế. Đó có thể là những dấu hiệu của chứng loãng xương.

Người bệnh cần phải cho bác sĩ biết về bệnh sử, các loại thuốc đã, đang dùng và bất kỳ sự thay đổi nào về sức khỏe. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ xác định xem người bệnh có nên sàng lọc loãng xương hay không.

Các phương pháp sàng lọc loãng xương

Có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhau để sàng lọc bệnh loãng xương. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là DXA/DEXA hay đo hấp thụ tia X năng lượng kép (dual energy X-ray absorptiometry).

DEXA là một phương pháp không xâm lấn sử dụng tia X quét qua cơ thể người bệnh để đo mật độ khoáng chất trong xương. Theo nghiên cứu vào năm 2021, DEXA sử dụng liều lượng bức xạ rất thấp. DEXA sử dụng hai chùm tia X để nhắm mục tiêu vào cả mô mềm và xương, nhờ đó giúp đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của xương. Toàn bộ quá trình thực hiện chỉ mất một vài phút.

DEXA thường được sử dụng cho vùng hông và cột sống, những khu vực dễ bị gãy xương. Người bệnh có thể sẽ phải đổi tư thế trong quá trình quét để thu được hình ảnh rõ hơn.

Vì không xâm lấn và sử dụng liều bức xạ rất thấp nên DEXA an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, người bệnh cần cho kỹ thuật viên hoặc bác sĩ biết nếu như đang mang thai hoặc có thiết bị y tế được cấy ghép trong cơ thể, ví dụ như máy tạo nhịp tim.

Còn có nhiều cách khác để sàng lọc loãng xương nhưng các cách này thường không hiệu quả bằng DEXA:

  • DEXA ngoại biên: tương tự như DEXA cho vùng hông và cột sống nhưng DEXA ngoại biên sử dụng thiết bị di động, kích thước nhỏ hơn để đo mật độ xương ở những khu vực nhỏ, chẳng hạn như cổ tay và gót chân. DEXA ngoại biên giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị.
  • Siêu âm định lượng: sử dụng sóng siêu âm thay vì bức xạ để đánh giá tình trạng xương ở gót chân. Tuy nhiên, phương pháp này không đo được mật độ xương mà chỉ ước tính tình trạng mất xương.
  • Chụp X-quang: giúp phát hiện nứt xương và gãy xương – những vấn đề có thể xảy ra do loãng xương. Tuy nhiên, chụp X-quang truyền thống không thể phát hiện được chứng loãng xương.

Một công cụ trực tuyến có tên FRAX cũng có thể được sử dụng để đánh giá khả năng gãy xương do loãng xương trong vòng 10 năm. FRAX là một thuật toán xác định các yếu tố nguy cơ của một người thông qua bảng câu hỏi 12 điểm và các câu trả lời được quy ra điểm số. Mặc dù FRAX không thể chẩn đoán bệnh loãng xương nhưng có thể giúp người bệnh xem liệu có nên sàng lọc thêm hoặc thay đổi lối sống hay không.

Phương pháp điều trị loãng xương

Việc kiểm soát bệnh loãng xương phụ thuộc vào kết quả DEXA.

Thay đổi lối sống

Nếu chỉ bị loãng xương nhẹ thì trước tiên người bệnh có thể chỉ cần thay đổi lối sống.

Mục tiêu của những thay đổi này là tăng cường sức mạnh của cơ và sự chắc khỏe của xương. Những thay đổi này còn nhằm ngăn ngừa chấn thương, gãy xương và các biến chứng lâu dài của loãng xương.

Theo một tổng quan nghiên cứu vào năm 2018, những thay đổi lối sống có lợi cho người bị loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương gồm có: (2)

  • Bổ sung đủ canxi (khoảng 1.000 miligam mỗi ngày đối với nam giới từ 50 đến 70 tuổi và 1.200 miligam mỗi ngày đối với phụ nữ từ 51 tuổi trở lên)
  • Bổ sung đủ vitamin D
  • Thực hiện các biện pháp giảm nguy cơ té ngã, ví dụ như lắp tay vịn và gạch chống trơn trong nhà tắm
  • Tập thể dục đều đặn với các bài tập thích hợp
  • Giảm cân nếu thừa cân
  • Hạn chế rượu bia và caffeine
  • Bỏ hút thuốc

Điều trị bằng thuốc

Nếu kết quả DEXA cho thấy chứng loãng xương, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị, có thể bao gồm cả liệu pháp hormone.

Có hai loại thuốc chính để điều trị loãng xương.

Thuốc chống tái hấp thu xương

Các loại thuốc này làm giảm tốc độ cơ thể tái hấp thu hay phân hủy xương. Nhóm thuốc này gồm có bisphosphonate và thuốc điều biến chọn lọc thụ thể estrogen (SERM).

Bisphosphonate là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chứng loãng xương. Các thuốc trong nhóm bisphosphonate như alendronate và risedronate có tác dụng làm chậm quá trình giảm mật độ xương.

SERM nhắm vào các thụ thể estrogen cụ thể và có thể bắt chước hoạt động bảo vệ xương của hormone estrogen. SERM thường được kê cho phụ nữ sau mãn kinh. Một số loại SERM phổ biến gồm có tamoxifen và raloxifene.

SERM thường không được sử dụng làm phương pháp bước đầu cho bệnh loãng xương. Nhìn chung, những loại thuốc này không hiệu quả bằng bisphosphonate và chất đồng hóa.

Tuy nhiên, nếu người bệnh có nguy cơ gãy xương cao, bác sĩ có thể kê các loại thuốc như teriparatide, denosumab hoặc axit zoledronic. Những loại thuốc này được tiêm truyền qua đường tĩnh mạch.

Chất đồng hóa

Chất đồng hóa giúp thúc đẩy sự hình thành xương và giảm nguy cơ gãy xương. Theo tổng quan nghiên cứu vào năm 2018, teriparatide và abaloparatide là những loại chất đồng hóa duy nhất được Cục Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị bệnh loãng xương.

Phòng ngừa loãng xương

Có hai loại loãng xương là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

Theo một tổng quan nghiên cứu vào năm 2018, loãng xương nguyên phát thường là do những thay đổi trong quá trình lão hóa tự nhiên, bao gồm cả sự sụt giảm hormone estrogen và testosterone.

Loãng xương thứ phát là tình trạng mật độ xương giảm do bệnh lý hoặc thuốc men. Các loại glucocorticoid như prednisone là những loại thuốc phổ biến nhất gây loãng xương thứ phát. Nhóm thuốc này thường được dùng để để điều trị viêm khớp dạng thấp.

Cả hai loại loãng xương đều có thể phòng ngừa được.

Các cách phòng ngừa loãng xương:

  • Hoạt động thể chất thường xuyên: Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2020 đã tổng hợp các nghiên cứu về lợi ích của tập thể dục trong phòng ngừa loãng xương. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng kết hợp nhiều loại bài tập và các hình thức tập kháng lực khác nhau cho hiệu quả cao nhất. Những người tập thể dục ít nhất 2 đến 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 60 phút trở lên có sự cải thiện sức khỏe xương rõ rệt nhất.
  • Không hút thuốc.
  • Hạn chế rượu bia
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất với nhiều trái cây, rau củ và nguồn canxi ít béo.
  • Trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ của các thuốc đang hoặc sắp dùng. Dùng liều thấp nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể sẽ giúp giảm nguy cơ loãng xương.

Nhiều biện pháp phòng ngừa loãng xương cũng có lợi cho sức khỏe tổng thể. Những điều chỉnh lối sống này còn có tác động tích cực đến tâm trạng, chất lượng giấc ngủ,…

Tóm tắt bài viết

Loãng xương là tình trạng khối lượng và mật độ xương suy giảm, điều này làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương có thể xảy ra do lão hóa, yếu tố di truyền, một số loại thuốc và bệnh lý. Tình trạng mật độ xương thấp hơn bình thường nhưng chưa đến mức loãng xương được gọi là thiếu xương.

Những đối tượng được khuyến nghị sàng lọc loãng xương là phụ nữ từ 65 tuổi trở lên và phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương cao. Mặc dù có nguy cơ thấp hơn phụ nữ nhưng nam giới cũng có thể bị loãng xương.

Bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và hạn chế sử dụng các chất gây nghiện có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hoặc làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Nếu bị loãng xương nặng, người bệnh có thể cần dùng thuốc để cải thiện sức khỏe của xương và điều trị các triệu chứng.

DEXA là công cụ chính xác nhất để chẩn đoán loãng xương. Sàng lọc loãng xương có thể giúp phát hiện bệnh từ sớm, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những ai có nguy cơ bị loãng xương?
Những ai có nguy cơ bị loãng xương?

Loãng xương là một bệnh về xương phổ biến, xảy ra do quá trình phân hủy xương diễn ra quá nhanh, quá trình tái tạo xương quá chậm hoặc cả hai. Tình trạng này khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.

Loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng gì?
Loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng gì?

Xương trong cơ thể chúng ta liên tục bị phân hủy và xương mới được tạo ra để thay thế. Loãng xương xảy ra khi xương bị phân hủy nhanh hơn tốc độ tạo xương mới, điều này dần dần khiến xương trở nên xốp, yếu đi và dễ bị gãy hơn.

Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương
Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương

Bệnh tiểu đường và loãng xương có thể xảy ra đồng thời và có ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và chứng loãng xương có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Những chất dinh dưỡng có lợi cho người bị loãng xương
Những chất dinh dưỡng có lợi cho người bị loãng xương

Tuy rằng không thể đảo ngược bệnh loãng xương nhưng có nhiều cách để cải thiện mật độ khoáng xương và giảm nguy cơ gãy xương khi bị loãng xương. Bên cạnh đó còn có các biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu. Một trong những cách đó là điều chỉnh chế độ ăn uống.

Những loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát và phòng ngừa loãng xương?
Những loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát và phòng ngừa loãng xương?

Loãng xương là một căn bệnh tiến triển xảy ra khi mật độ khoáng xương suy giảm, điều này ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương Những vấn đề do loãng xương gây ra sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây