1

Loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng gì?

Xương trong cơ thể chúng ta liên tục bị phân hủy và xương mới được tạo ra để thay thế. Loãng xương xảy ra khi xương bị phân hủy nhanh hơn tốc độ tạo xương mới, điều này dần dần khiến xương trở nên xốp, yếu đi và dễ bị gãy hơn.
Loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng gì? Loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng gì?

Loãng xương có thể gây đau, ảnh hưởng đến khả năng vận động, khả năng sống độc lập và làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Loãng xương còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Những người đang bị loãng xương hoặc có nguy cơ bị loãng xương nên nhận thức được các biến chứng tiềm ẩn của bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước khi vấn đề phát sinh.

Triệu chứng của bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương không có dấu hiệu rõ ràng. Thông thường, mọi người không biết mình bị mắc bệnh loãng xương cho đến khi bị va đập hoặc ngã khiến xương bị gãy. Loãng xương còn có thể gây gãy nén đốt sống. Tình trạng này làm giảm chiều cao và gù khom lưng.

Các biến chứng của bệnh loãng xương

Ngoài làm tăng nguy cơ gãy xương, loãng xương còn có thể dẫn đến các biến chứng khác.

Khả năng vận động bị hạn chế

Loãng xương có thể làm giảm khả năng vận động, khiến người bệnh gặp khó khăn khi tập thể dục và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Nỗi lo sợ gãy xương cũng có thể khiến người bệnh dè dặt hơn khi vận động. Việc giảm hoạt động có thể dẫn đến tăng cân. Cân nặng tăng sẽ làm gia tăng áp lực lên xương, đặc biệt là đầu gối và hông. Tăng cân còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch và tiểu đường.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

Hạn chế khả năng vận động sẽ khiến người bệnh giảm khả năng sống độc lập và phải cần đến sự hỗ trợ của người khác. Loãng xương có thể gây đau và khiến người bệnh không còn thực hiện được những hoạt động trước đây từng yêu thích. Những sự thay đổi này, cộng thêm nỗi lo sợ bị gãy xương có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Trạng thái tinh thần trì trề, chán nản có thể khiến người bệnh không kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bản thân. Giữ cho tinh thần lạc quan, tích cực là điều rất quan trọng để kiểm soát bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Đau

Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương và gãy xương sẽ gây đau đớn dữ dội, đồng thời mất khả năng cử động ở khu vực bị gãy xương. Gãy xương cột sống còn có thể dẫn đến:

  • Giảm chiều cao
  • Gù lưng
  • Đau lưng và cổ dai dẳng

Nhập viện

Một số người mắc chứng loãng xương bị gãy xương mà không hay biết. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp gãy xương đều phải điều trị tại bệnh viện. Người bệnh có thể phải phẫu thuật và điều này sẽ làm tăng thời gian nằm viện.

Các vấn đề do phải nằm một chỗ

Nếu gãy xương nghiêm trọng, người bệnh có thể phải nằm một chỗ cho đến khi xương liền lại. Việc nằm bất động trong thời gian dài như vậy sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề như:

  • Biến chứng tim mạch
  • Loét do tì đè
  • Nhiễm trùng
  • Teo cơ
  • Co cứng cơ
  • Cứng khớp
  • Táo bón
  • Viêm đường tiết niệu và sỏi đường tiết niệu
  • Viêm phổi và xẹp phổi
  • Vấn đề về tinh thần
  • Rối loạn giấc ngủ

Nếu người bệnh phải nằm một chỗ do gãy xương, hãy hỏi bác sĩ về những nguy cơ này và các cách giảm thiểu nguy cơ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương

Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương càng cao.
  • Giới tính: Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới vì sự sụt giảm estrogen làm giảm mật độ xương.
  • Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình bị loãng xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Khung xương: Những người có vóc dáng nhỏ, mảnh khảnh có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
  • Dùng một số loại thuốc: Các loại thuốc ví dụ như steroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật động kinh… có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Bệnh tuyến giáp: Cường giáp có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Thiếu vitamin D và canxi: Đây là những chất rất cần thiết cho xương chắc khỏe.
  • Ít vận động và nằm nhiều: Cả hai đều có thể làm cho xương yếu đi.
  • Hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu: Những thói quen này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương.

Điều trị và phòng ngừa loãng xương

Không có cách nào có thể chữa khỏi bệnh loãng xương. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng.

Cơ thể cần có đủ canxi để giữ cho xương luôn chắc khỏe. Thiếu canxi khi còn trẻ sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương sau này.

Vitamin D cũng rất cần thiết cho xương. Cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi. Nếu bị thiếu hụt hai chất này và không thể bổ sung đủ từ chế độ ăn hay ánh nắng (đối với vitamin D) thì cần dùng thực phẩm chức năng.

Tập thể dục đều đặn với cường độ vừa phải có thể giúp xương và cơ thể khỏe mạnh. Người bị loãng xương có thể dễ dàng bị gãy xương khi ngã. Các bài tập như yoga, thái cực quyền và các bài tập rèn luyện khả năng giữ thăng bằng khác có thể giúp người bệnh giữ thăng bằng tốt hơn để tránh té ngã và gãy xương.

Người bị loãng xương cũng có thể cần điều trì bằng thuốc. Hai loại thuốc chính để điều trị chứng loãng xương là thuốc chống hủy xương và thuốc đồng hóa. Thuốc chống hủy xương làm chậm tốc độ mất xương trong khi thuốc đồng hóa thúc đẩy sự hình thành xương.

Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, liệu pháp estrogen có thể giúp ngăn ngừa mất xương và củng cố xương. Đối với phụ nữ sau mãn kinh, bisphosphonate là loại thuốc chính để điều trị loãng xương. Nhóm thuốc này làm chậm tốc độ mất xương.

Các biện pháp phòng ngừa khác gồm có cải thiện thị lực và sử dụng gậy hoặc khung tập đi khi đi lại để tránh bị trượt ngã.

Tóm tắt bài viết

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh loãng xương nhưng có nhiều cách để:

  • Làm giảm các triệu chứng
  • Làm chậm sự tiến triển của bệnh
  • Giảm nguy cơ biến chứng

Nếu chứng loãng xương ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy nói chuyện với bác sĩ về các giải pháp điều trị, đặc biệt nếu người bệnh đang có dấu hiệu trầm cảm. Ngoài ra, nếu cần thiết hãy tìm đến sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình và bạn bè.

Cố gắng giữ tinh thần lạc quan, tích cực cũng là điều rất quan trọng để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những bài tập và hoạt động cần tránh khi bị loãng xương
Những bài tập và hoạt động cần tránh khi bị loãng xương

Tập thể dục là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh loãng xương. Nhưng người bệnh nên tránh các bài tập gây áp lực lên cột sống như gập bụng, chơi golf, tennis và các hoạt động chạy, nhảy quá nhiều hoặc có nguy cơ té ngã cao.

Các triệu chứng của bệnh loãng xương
Các triệu chứng của bệnh loãng xương

Tụt nướu, lực nắm tay yếu và đau cổ hoặc lưng là các triệu chứng của bệnh loãng xương. Bạn nên đi khám khi gặp các triệu chứng này. Đo mật độ xương sẽ giúp đánh giá tình trạng xương và cho biết bạn có bị loãng xương hay không.

Chứng chán ăn có thể làm tăng nguy cơ loãng xương
Chứng chán ăn có thể làm tăng nguy cơ loãng xương

Mắc các chứng rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhưng có nhiều cách để cải thiện sức khỏe xương.

Fluor (fluoride) có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương?
Fluor (fluoride) có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương?

Bệnh loãng xương hiện chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số loại khoáng chất có thể giúp cải thiện sức khỏe xương, một trong số đó là fluor (fluoride). Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu liệu bổ sung fluor có giúp điều trị hay phòng ngừa bệnh loãng xương hay không.

Giải đáp các thắc mắc thường gặp về chứng loãng xương sau mãn kinh
Giải đáp các thắc mắc thường gặp về chứng loãng xương sau mãn kinh

Loãng xương là một vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh. Theo ước tính, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi lại có một người bị loãng xương và càng có tuổi thì nguy cơ loãng xương càng tăng cao.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây