CHỬA TRỨNG
1. ĐỊNH NGHĨA
Chửa trứng là bệnh của tế bào nuôi, do các gai rau thoái hoá, sưng mọng lên, tạo thành các túi dịch dính vào nhau như chùm nho, thường toàn bộ buồng tử cung chứa các túi dịch trống như trứng ếch.
2. BỆNH NGUYÊN
- Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây chửa trứng người ta cho rằng chứa trứng là một hiện tượng thai nghén không bình thường, trong đó các tổn thương đã làm trứng hỏng nhưng gai rau vẫn được nuôi dưỡng bằng máu mẹ, nên vẫn tiếp tục hoạt động chế tiết và hậu quả là dịch tích lại trong lớp đệm rau và tế bào nuôi tăng sinh.
- Một số yếu tố gây nguy cơ đáng kể như: tuổi người mẹ, nếu tuổi người mẹ mang thai trên 40 tuổi thì 5,2 lần tăng nguy cơ bệnh tế bào nuôi khi so sánh với người phụ nữ mang thai ở tuổi 21 đến 35 và ngược lại nếu tuổi người mẹ dưới 20 cũng tăng nguy cơ đáng kể.
- Tiền sử thai nghén lần đầu không bình thường cũng làm tăng nguy cơ bệnh.
- Tỷ lệ bệnh gặp thường khác nhau giữa các nước, tỷ lệ tăng cao ở các nước Đông Nam Á: ở Mỹ tỷ lệ gặp chửa trứng là 1: 1500 thai nghén, ở Nhật là 1: 522 người có thai, Việt Nam: 1: 500 người có thai: Philipine: 7: 1000 ca đẻ, Malaysia 2,8: 1000 ca đẻ.
3. BỆNH SINH
Dựa vào tổn thương giải phẫu bệnh lý người ta phân ra: 4 loại bệnh của tế bào nuôi: chửa trứng, xâm lấn, ung thư nguyên bào nuôi, và khối u ở vị trí rau bám. Ngoài ra trong chửa trứng người ta phân ra hai loại:
3.1. Chửa trứng hoàn toàn
- Là loại chửa trứng trong đó các gai rau phình to, mạch máu lỏng rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh, không có tổ chức thai, có sự biến đổi ADN gồm 46, XX chromosoma mà nguồn gốc từ đơn bội thể của người cha không có sự tham gia của trứng.
3.2. Chửa trứng bán phần
- Các gai rau phù nề, gồm cả trứng và thai, thai còn sống hoặc đã chết, hoặc một phần thai, màng ối. Chửa trứng bán phần thường được chẩn đoán khi sẩy thai, chửa trứng bán phần gồm 69 XXY tam bội thể. Khả năng ác tính của chửa trứng bán phần ít hơn chửa trứng toàn phần.
4. TRIỆU CHỨNG
4.1. Ra máu: là triệu chứng cơ năng quan trọng đầu tiên, thường ra máu sớm trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén huyết thường đen, hoặc đỏ, ra dai dẳng dẫn đến thiếu máu.
4.2. Nghén nặng: thường biểu hiện nôn nhiều, đôi khi xuất hiện phủ, protein niệu.
4.3. Thực thể: tử cung to, không tương xứng tuổi thai, mật độ mềm, thường tử cung to hơn so với tuổi thai, (trừ loại chữa trứng thoái hoá tử cung không to hơn so với tuổi thai) tim thai âm tính.
- Khám âm đạo; có thể thấy nhân di căn âm đạo, to bằng ngón tay màu tím sẵm, dễ vỡ gây chảy máu, khám phần phụ có thể thấy nang hoàng tuyến hai bên mọng, di động dễ.
- Xét nghiệm: lượng ßhCG tăng cao trên 30.000 đơn vị ếch hoặc khoảng 100.000 mIU/ml.
- Siêu âm: có thể nhiều âm vang trong buồng tử cung, không có âm vang thai, có thể thấy hình lỗ chỗ trong khối rau như hình ảnh tuyết rơi, hoặc thấy nang hoàng tuyến hai bên. Ngoài ra một số phòng thí nghiệm hiện đại có thể giúp chẩn đoán xác định chửa trứng bằng cách phát hiện nồng độ amino peptid, HPL (human Placean Lactogen), estrogen.
5. CHẨN ĐOÁN
5.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào các triệu chứng sau đây để chẩn đoán xác định: tử cung.
- Chảy máu dai dẳng, trong 3 tháng đầu của thai nghén.
- Tử cung to không tương xứng với tuổi thai.
- Không nắn thấy phần thai hoặc qua siêu âm không có âm vang thai trong
- Có thể có nang hoàng tuyến ở một hay hai bên buồng trứng.
- Nồng độ ßhCG tăng cao.
5.2. Chẩn đoán phân biệt
Chửa trứng có thể nhầm với:
- Doạ sẩy thai thường, tử cung không to hơn tuổi thai, lượng hCG không cao.
- Thai chết lưu, tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai, có tiết sữa non, hCG âm tính, tuy vậy thai chết lưu có thể nhầm với chửa trứng thoái triển. Siêu âm giúp ta chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt chính xác.
6. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Nếu không chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời có thể gây băng huyết do sẩy trứng, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
- Thủng tử cung: do trứng ăn sâu vào cơ tử cung gây chảy máu vào ổ bụng.
- Ung thư nguyên bào nuôi: tỷ lệ thường gặp là 15 đến 27% có biến chứng thành chorio sau chứa trứng.
7. XỬ TRÍ
- Khi đã chẩn đoán là chửa trứng thì phải nạo hút trứng để phòng sẩy tự nhiên gây băng huyết.
- Thường dùng máy hút dưới áp lực chân không để hút nhanh đỡ chảy máu - trong khi hút trứng phải cắm dây truyền huyết thanh ngọt đẳng trưởng 5% pha 5 đơn vị oxytocin để giúp tử cung co hồi tốt, tránh thủng tử cung khi nạo và cầm máu, chỉ ngừng truyền khi hết chảy máu âm đạo.
- Sau 2-3 ngày nạo lại lần hai.
- Sau nạo phải cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn.
- Cắt tử cung: thường cắt tử cung đối với những phụ nữ không muốn có con nữa hoặc những phụ nữ trên 40 tuổi. Người ta nhận thấy rằng cắt tử cung dự phòng sau nạo trứng đã giảm tỷ lệ biến chứng ác tính xấp xỉ 3,6% trong số 20% phụ nữ được mổ sau nạo trứng.
- Tuy vậy sau cắt tử cung vẫn chưa loại trừ được biến chứng ác tính do đó cần phải được theo dõi nồng độ hCG sau mổ lâu dài.
8. THEO DÕI SAU NẠO TRỨNG
- Ngay sau khi nạo trứng, phải gửi tổ chức nạo để xét nghiệm giải phẫu bệnh lý xem chửa trứng ác tính hay lành tính.
- Theo dõi về lâm sàng: sau nạo phải khám để theo dõi sự co hồi tử cung, nang hoàng tuyến, nhân di căn, nếu thấy tử cung vẫn to, nang hoàng tuyến không mất đi thì phải nghĩ đến có biến chứng ác tính hoặc thấy xuất hiện nhân di căn thì càng chắc chắn hơn. Thời gian theo dõi 6 tháng đầu 1 tháng một lần, 1 năm: 2 tháng một lần, 3 tháng một lần cho đến 2 năm.
- Theo dõi hCG: sau nạo trứng phải định lượng hCG 1-2 tuần một lần cho đến khi âm tính ba lần liên tiếp. Sau đó cứ hai tháng thử một lần cho đến 1 năm. Biểu đồ theo dõi lượng hCG (hình 65C)
9. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHỬA TRỨNG CÓ NGUY CƠ CAO
- Kích thước tử cung trước nạo to hơn tuổi thai 20 tuần.
- Có hai nang hoàng tuyến to hai bên.
- Tuổi của mẹ trên 40 tuổi.
- Nồng độ hCG tăng rất cao.
- Có biến chứng của thai trứng như: nhiễm độc thai nghén, cường tuyến giáp ...
- Chửa trứng lặp lại.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Bao cao su là một biện pháp kiểm soát sinh sản và hiện nay có rất nhiều loại bao cao su khác nhau, trong đó một số loại có sẵn chất diệt tinh trùng. Chất diệt tinh trùng thường được sử dụng phổ biến nhất trong bao cao su là nonoxynol-9.
Ung thư buồng trứng xảy ra khi tế bào không bình thường phát triển trong một hoặc cả hai buồng trứng của bạn. Buồng trứng là hai tuyến nhỏ, nằm ở hai bên tử cung.
Tinh trùng hầu như không đem lại lợi ích nào cho da. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị các vấn đề về da an toàn, hiệu quả và đã được chứng minh.
Trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn xem xét những yêu cầu của việc làm cha mẹ và xác định những kỹ năng bạn cần để thành công.
Phụ nữ trẻ tuổi có thể sử dụng phương pháp đông lạnh trứng để lưu trữ trứng phục vụ cho việc mang thai sau này
- 1 trả lời
- 3475 lượt xem
-Thưa bác sĩ, uống sữa tươi chưa tiệt trùng khi mang bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1014 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 348 lượt xem
Lấy nhau gần 3 năm chưa có con, vợ chồng em đến khoa Hiếm muộn của Bv Phụ sản TW khám. Kết quả, vợ em bình thường. Còn em, tinh trùng yếu. Bác sĩ khuyên nên làm Thụ tinh ống nghiệm và cho em uống thuốc: SpermQ - Quazimin và ống sắt Fogyma. Em vẫn đang uống, nhưng chỉ thắc mắc là mình không thiếu sắt, sao lại phải uống Fogyma nhỉ?
- 1 trả lời
- 1154 lượt xem
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 0 trả lời
- 93 lượt xem