Chắp mắt là bệnh gì? Có giống lẹo mắt không?
Chắp mắt là gì?
Chắp mắt là một khối u nang trên mí mắt. Tình trạng này xảy ra khi một tuyến nhỏ sản xuất dầu trên mí mắt (các tuyến meibomian) bị tắc, và dầu tích tụ trong mô, gây viêm.
Chắp mắt có giống như lẹo mắt không?
Chắp mắt thường bị lẫn lộn với lẹo mắt, nhưng lẹo sẽ gần bề mặt da hơn và thường có dịch, đỏ và sưng. Lẹo gây ra do viêm da và có thể đau. Nhưng chắp mắt không tấy hoặc đau (trừ khi bị nhiễm trùng) nhưng có thể lâu biến mất hơn lẹo mắt.
Chắp mắt có làm ảnh hưởng tầm nhìn của con không?
Chắp nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến tầm nhìn của bé, nhưng chắp lớn có thể gây áp lực lên nhãn cầu của bé và làm cho mắt bé bị méo mó. Nếu đây là lần đầu tiên con bạn bị chắp, hãy gọi cho bác sĩ. Bác sĩ có thể muốn gặp trực tiếp bé để chẩn đoán hoặc giới thiệu bé đến một bác sĩ nhãn khoa để được đánh giá loại trừ tình trạng nhiễm trùng mắt nghiêm trọng hơn.
Cách điều trị chắp mắt
Chắp mắt thường tự mất đi trong vài tuần tới vài tháng. Nếu được điều trị, chúng có thể biến mất nhanh hơn. Nếu ở giai đoạn đầu, một số bác sĩ sẽ khuyên bạn đắp khăn ấm. Đắp khăn ấm sẽ kích thích tiêu nước bằng cách làm mềm các đầu cứng đang gây bít tắc.
Cách làm:
- Rửa tay thật kỹ trước khi chạm vào vùng bị ảnh hưởng để không gây ra một loại vi khuẩn mới và gây nhiễm trùng thứ phát. Đồng thời cũng phải rửa sạch sẽ tay cho con vì bé có thể sẽ dụi lên mắt
- Bế con trên đùi bằng bất cứ cách nào thoải mái nhất
- Đắp khăn ấm từ 10 đến 15 phút, ít nhất bốn lần một ngày, cho đến khi cục u biến mất. Sử dụng khăn sạch với nước ấm. Bạn sẽ cần giữ khăn luôn ẩm để được ấm.
- Tùy vào độ tuổi của bé mà trong thời gian thực hiện bạn có thể cho bé nghe nhạc hoặc trò chuyện với bé
- Sau khi đắp, bạn có thể thử nhẹ nhàng xoa bóp khu vực quanh nang để giúp loại bỏ tình trạng bít tắc. Đừng cố gắng "chọc” vào chắp để thoát dịch ra
- Bác sĩ có thể cho bé thuốc giảm đau mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên mí mắt nếu có thể bé bị nhiễm trùng thứ phát.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chắp mắt không biến mất?
Nếu đắp khăn ấm không giúp chắp mắt biến mất, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ nhãn khoa để được điều trị thêm. Bác sĩ nhãn khoa có thể quyết định tiêm điều trị bằng steroid, sẽ ngăn chặn tình trạng viêm và khối u sẽ biến mất trong một hoặc hai tuần. Bé cũng có thể cần tiêm mũi thứ hai.
Nếu tiêm cũng không hiệu quả, khối u có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Trừ khi bé đủ lớn để có thể thực hiện trong khi vẫn tỉnh táo (ít nhất là trẻ ở độ tuổi đi học), tuy nhiên quy trình này phải được thực hiện bằng gây mê toàn thân.
Vì lý do này, trừ khi u chắp mắt quá lớn và biến dạng hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn của trẻ, các bác sĩ nhãn khoa khuyên bạn nên chờ cho đến khi đứa trẻ lớn hơn, sau đó phẫu thuật có thể được thực hiện bằng gây tê tại chỗ.
Có cách nào ngăn chặn bệnh chắp mắt không?
Một khi trẻ đã bị chắp mắt sẽ rất dễ bị một khối u nữa. Một số bác sĩ nói rằng không có cách nào để ngăn ngừa những nang này phát triển ở những người dễ bị. (Trẻ em bị viêm bờ mi mạn tính cũng có nhiều khả năng phát triển chắp mắt).
Các bác sĩ khác khuyên nên rửa mí mắt hàng ngày để làm sạch vi khuẩn và các tế bào chết giúp giữ các lỗ chân lông thông thoáng. Nếu bác sĩ cho phép rửa mí mắt, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện cũng như sử dụng sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh chuyên dụng để làm sạch.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.
Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!
“Sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?” Các cặp vợ chồng và cha mẹ của cặp song sinh luôn đặt câu hỏi này, và đó là một câu hỏi dễ trả lời. Trừ một tình huống: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa.
Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!
Bệnh celiac là gì? Bệnh Celiac khác với nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng lúa mỳ như thế nào? Cách phát hiện trẻ bị bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ hay nhạy cảm với gluten? Đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa gluten bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức này trong bài viết dưới đây!
- 1 trả lời
- 1709 lượt xem
Lúc mới sinh, bé nhà em nặng 3,5kg. Sau 3 tháng, bé nặng 5,7kg. Tháng nào bé cũng tăng cân: tháng đầu là 4,3kg, tháng thứ 2 là 5,1kg. 2 tháng đầu em cho bé bú mẹ hoàn toàn nên không biết bé bú được bao nhiêu ml. Nhưng sang tháng thứ 3 em chuyển sang cho bé bú bình hoàn toàn thì bé bú rất ít, mỗi cữ ép lắm cũng chỉ được 90ml. Bé bú ít như vậy có phải là bị bệnh gì không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 680 lượt xem
Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?
- 1 trả lời
- 643 lượt xem
Bác sĩ ơi em có cho con em bú sữa của chị em. Mà chị em lại bị viêm gan B thì bé nhà em có bị lây viêm gan B không ạ?
- 1 trả lời
- 558 lượt xem
Sau khi em sinh bé ở bệnh viện Từ Dũ được 4 ngày thì em thấy mặt và tròng mắt của bé nhà em hơi vàng. Đến nay em vẫn thấy mặt và tròng mắt của bé chưa hết vàng. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Bình thường bé đi tiêu phân vàng, bé vẫn ăn, ngủ và chơi bình thường. Bé bị vàng như vậy là có bị làm sao không? Ngoài ra, mấy ngày gần đây, vào 3 ngày khác nhau thì bé có bị ọc sữa lên cả mũi. Mỗi ngày bị một lần như thế. Em thấy mũi bé cũng khụt khịt. Em phải làm gì để hết tình trạng khụt khịt ở mũi bé ạ?
- 1 trả lời
- 609 lượt xem
Bé nhà em hiện được 3 tháng tuổi. Khi cho bé đi khám bệnh thì bác sĩ có kê cho bé thuốc bổ PM Kiddiecal. Thuốc này phải hòa vào nước nhưng khi hòa thì thuốc không tan hết khiến bé cứ khóc và nhè ra, không chịu uống. Có loại thuốc nào giống PM Kiddiecal mà ở dạng nước cho cháu dễ uống không, thưa bác sĩ?