Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Nội dung chính bài viết:
- Lactose là chất đường chính có trong sữa bò và các sản phẩm bơ sữa khác. Không dung nạp lactose là khi cơ thể không có đủ enzym lactase để tiêu hóa lactose, do đó gây ra các vấn đề tiêu hóa.
- Tình trạng này rất phổ biến và nguyên nhân chưa được tìm hiểu rõ. Có thể do di truyền, hoặc do một số loại thuốc.
- Dị ứng sữa khác với không dung nạp lactose, tuy nhiên, các triệu chứng có thể tương tự: đau bụng, tiêu chảy sau khi tiêu thụ sữa.
- Không thể ngăn ngừa một đứa trẻ khỏi tình trạng không dung nạp lactose, nhưng có nhiều biện pháp có thể giúp đỡ cho bé.
Không dung nạp lactose là gì?
Không dung nạp lactose, có nghĩa là cơ thể không thể sản xuất đủ lactase - một loại enzym cần thiết để tiêu hóa lactose, chất đường chính trong sữa bò và các sản phẩm bơ sữa khác. Kết quả là lactose chưa được tiêu hóa sẽ nằm trong ruột và gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Những vấn đề này có xu hướng gây khó chịu nhưng không nguy hiểm.
Trẻ sinh non đôi khi không thể sản sinh đủ lượng lactase trong một thời gian. Mức độ bình thường của một đứa trẻ sẽ tăng lên trong suốt ba tháng cuối của thai kỳ.
Nguyên nhân gây ra sự không dung nạp lactose?
Chúng ta không biết tại sao một số người dung nạp lactose còn những người khác thì không, nhưng tình trạng này không hiếm. Có đến từ 30 đến 50 triệu người ở Hoa Kỳ không dung nạp lactose.
Di truyền đóng một vai trò: Khoảng 90% người Mỹ gốc Châu Á - và khoảng 75% người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Do Thái và người Mỹ bản địa - không dung nạp đường lactose. Khoảng 15% số người có nguồn gốc Bắc Âu cũng có tình trạng này.
Trong một số trường hợp hiếm, trẻ mắc chứng không dung nạp lactose bẩm sinh (do thừa hưởng gen di truyền của cả mẹ và bố). Từ khi sinh ra, bé bị tiêu chảy nặng và không thể chịu được lactose trong sữa mẹ hoặc trong sữa công thức được làm từ sữa bò. Bé cần một loại sữa bột không chứa lactose dành cho trẻ sơ sinh.
Nếu con của bạn bị tiêu chảy nặng, cơ thể bé có thể tạm thời gặp vấn đề về sản xuất lactase, và có thể có các triệu chứng của không dung nạp lactose trong một hoặc hai tuần.
Một số loại thuốc cũng có thể khiến cơ thể sản xuất lượng lactase thấp hơn, gây không dung nạp lactose tạm thời. Những người có các chứng bệnh lâu dài có thể ảnh hưởng đến ruột (như bệnh celiac hoặc bệnh Crohn) đôi khi cũng phải chịu đựng tình trạng không dung nạp lactose này.
Các triệu chứng không dung nạp lactose?
Nếu con bạn không dung nạp lactose, bé có thể bị tiêu chảy, co thắt bụng, nôn, hoặc đánh rắm trong khoảng 30 phút đến 2 giờ sau khi bú sữa mẹ hoặc ăn các sản phẩm sữa (phô mai, sữa chua). (Trẻ em không nên uống sữa bò cho khi chưa đủ 1 tuổi.)
Một số người không dung nạp lactose có thể tiêu thụ lượng sữa nhỏ mà không xuất hiện triệu chứng gì. Trong khi đó, những người khác sẽ khó chịu ngay cả khi thức ăn chỉ chứa một lượng nhỏ lactose.
Không dung nạp lactose có giống như dị ứng sữa không?
Không. Dị ứng là phản ứng miễn dịch, trong khi không dung nạp lactose là tình trạng tiêu hóa. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể tương tự. Ví dụ đau bụng hoặc tiêu chảy sau khi dùng các sản phẩm từ sữa có thể do dị ứng sữa hoặc do dung nạp lactose.
Nếu em bé phát ban, ngứa và sưng mặt, môi hoặc miệng bất cứ khi nào bé ăn sản phẩm sữa - hoặc có các triệu chứng như phát ban, chảy nước mắt, nước mũi – thì bé có thể dị ứng với một trong các protein trong sữa bò.
Làm sao tôi có thể biết chắc được con mình có bị không dung nạp lactose không?
Con bạn rất khó có thể xuất hiện các dấu hiệu không dung nạp lactose ở độ tuổi này, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ của bé. Cô ấy sẽ hỏi về các triệu chứng của bé để giúp xác định xem đó có phải là một nguy cơ hay không. Cô ấy có thể đề nghị bạn loại bỏ tất cả các nguồn lactose từ chế độ ăn uống của bé trong vài tuần để xem liệu các triệu chứng có thuyên giảm hay không.
Có thể điều trị hoặc phòng ngừa tình trạng không dung nạp lactose không?
Không, nhưng có nhiều biện pháp bạn có thể thực hiện để giúp bé nếu bé không dung nạp lactose.
Đọc nhãn dán khi mua sản phẩm. Bạn sẽ muốn tránh các sản phẩm từ sữa và tất cả các thực phẩm khác có chứa lactose. Một số thực phẩm có vẻ vô hại có chứa các sản phẩm sữa như: bánh quy và hỗn hợp bánh quy, ngũ cốc ăn sáng, khoai tây chiên và súp, salad, bánh mì và thịt nguội. Kiểm tra nhãn thực phẩm xem có các thành phần như sữa, sữa đông, sản phẩm phụ gia từ sữa, sữa cô đặc và sữa bột không béo.
Theo dõi phản ứng của bé. Một số bé không dung nạp lactose có thể tiêu hóa một lượng lactose nhỏ, trong khi những bé khác thì rất nhạy cảm cho dù với lượng nhỏ nhất. Một số loại pho mát có ít lactose hơn các loại khác, như vậy chúng có thể được tiêu hóa dễ dàng hơn. Và sữa chua lên men nhìn chung dễ tiêu hóa hơn so với sữa và các sản phẩm từ sữa khác vì vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp sản xuất lactase.
Nếu em bé của bạn rất nhạy cảm, bạn sẽ muốn tránh tất cả các nguồn lactose. Nếu không, bạn có thể cho bé thử một lượng nhỏ các loại thực phẩm từ sữa đã được lựa chọn. Bé có thể dễ dàng dung nạp các sản phẩm từ sữa hơn nếu ăn cùng với những thực phẩm khác.
Đảm bảo đáp ứng được tất cả nhu cầu dinh dưỡng của con bạn. Nếu cảm thấy cần loại bỏ các sản phẩm sữa khỏi chế độ ăn uống của bé khi bé phát triển, bạn cần đảm bảo bé được cung cấp các nguồn canxi khác, giúp xương và răng khỏe mạnh. Nguồn canxi không phải từ sữa bao gồm rau xanh, nước ép và sữa đậu nành, đậu hũ, bông cải xanh, cá hồi đóng hộp, cam và bánh mì. Các chất dinh dưỡng khác cần quan tâm là vitamin A và D, riboflavin (Vitamin B2), và phốt pho. Các sản phẩm sữa lactose hiện nay đã có mặt tại nhiều cửa hàng tạp hóa. Chúng chứa tất cả các chất dinh dưỡng ở các sản phẩm sữa thông thường trong khi không có lactose.
Và cuối cùng, nếu bạn cảm thấy thực sự khó để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mà không có các sản phẩm từ sữa, thì hãy nói chuyện với bác sĩ xem dùng các sản phẩm chất bổ sung cho bé có tốt không.
Chắp mắt ban đầu có thể nhỏ như hạt hoa anh túc – sau vài ngày hoặc vài tuần – sẽ phát triển lên kích cỡ bằng một hạt đậu. Bạn có thể thấy mắt bé bị rách một chút, nhưng tình trạng này không lây nhiễm.
Mát-xa không chỉ giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh mà còn giúp trẻ cảm thấy thư giãn và tăng cường sự gắn kết tình cảm giữa bé và bố mẹ. Mát-xa còn mang lại những lợi ích khác như hỗ trợ hô hấp, thúc đẩy sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và tăng cường miễn dịch.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.
Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!
Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!
- 1 trả lời
- 683 lượt xem
Bác sĩ cho hỏi, Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn cho bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1023 lượt xem
Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?
- 1 trả lời
- 554 lượt xem
Bé trai nhà em khi sinh nặng 3kg. Sau 2 tháng bé nặng 5,5kg. Hiện giờ bé đã được 2,5 tháng. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn, mỗi cữ bú cách nhau 2 tiếng. 4 ngày hôm nay, bé bị táo bón không thấy đi cầu ạ. Bé đi tiểu 17-20 lần và xì hơi rất nhiều mùi nhưng vẫn không thấy đi cầu. Em có tập thể dục chân và xoa bụng mà vẫn không thấy cải thiện. Đợt 2 tháng bé có chích ngừa mũi 6 trong 1 và uống vắc xin rota. Từ khi chích ngừa xong bé đi cầu ít hẳn, ngày 1 lần. Trước đó bé đi ngày 5-6 lần cơ ạ. Bé bị táo có phải do tác dụng phụ của vacxin không? Và em có nên cho bé dùng thuốc bơm hậu môn không ạ?
- 1 trả lời
- 1713 lượt xem
Lúc mới sinh, bé nhà em nặng 3,5kg. Sau 3 tháng, bé nặng 5,7kg. Tháng nào bé cũng tăng cân: tháng đầu là 4,3kg, tháng thứ 2 là 5,1kg. 2 tháng đầu em cho bé bú mẹ hoàn toàn nên không biết bé bú được bao nhiêu ml. Nhưng sang tháng thứ 3 em chuyển sang cho bé bú bình hoàn toàn thì bé bú rất ít, mỗi cữ ép lắm cũng chỉ được 90ml. Bé bú ít như vậy có phải là bị bệnh gì không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 682 lượt xem
Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?