1

Lẹo mắt ở trẻ em

Lẹo mắt không nguy hiểm, nhưng nó có thể gây khó chịu. Và cần được điều trị để ngăn không cho nó trở nên nghiêm trọng hơn và gây đau đớn.
Lẹo mắt ở trẻ em Lẹo mắt ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết lẹo mắt

Lẹo mắt hình thành khi vi khuẩn như Staphylococcus aureus lây nhiễm vào một trong những tuyến dầu tiết bên dưới lông mi. Sự nhiễm trùng tạo ra một vết sưng phồng, đỏ, đầy mủ. Bạn cũng có thể nhận thấy một số chất thải màu vàng hoặc trắng từ vết sưng, và mí mắt có thể hơi khô.

chap mat 2

Lẹo mắt được điều trị như thế nào?

  • Hầu hết các vết lẹo rách và tự khô trong một vài ngày, nhưng bạn có thể giúp lẹo mắt của bé lành nhanh hơn với một biện pháp đơn giản nhà: Chỉ cần làm ướt khăn tắm sạch bằng nước ấm (không nóng) và đắp nó nhẹ nhàng lên bên mắt bị nhiễm bệnh của bé. Mặc dù bé có thể giãy giụa và chống lại bạn, hãy cố gắng giữ khăn chườm trong 10 đến 15 phút một lần và lặp lại ba hoặc bốn lần một ngày. Quá trình này có thể diễn ra suôn sẻ hơn nếu bạn chườm khi con bạn đang ngủ hoặc bị phân tâm như khi nghe một câu chuyện. Độ ấm sẽ khiến mủ trồi lên trên vết lẹo, làm cho nó mở ra và tự khô nhanh hơn.
  • Không bao giờ ép hoặc cố gắng để nặn vết lẹo. Ngoài việc gây đau, nó có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn. Nếu con của bạn đủ lớn, hãy dạy bé đừng dụi mắt. Khi vết lẹo khô, hãy rửa mắt bằng một miếng vải sạch hoặc bông cotton và một ít nước ấm để ngăn mủ bị nhiễm trùng lan ra. Tình trạng sưng sẽ biến mất trong vòng một tuần.

Làm thế nào để ngăn bệnh lây lan?

  • Nếu bé bị nhiễm trùng chỉ một bên mắt, đừng dùng chung một chiếc khăn để rửa mắt, vì vi khuẩn có thể lây lan từ mắt này sang mắt khác. Nó cũng có thể lây lan sang mắt người khác, do đó không dùng chung khăn lau và rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào mắt bé.
  • Bạn cũng nên rửa tay cho trẻ. Bạn không cần phải giữ cho con mình ở nhà và không cho đến nhà trẻ vì bé bị lẹo. Chỉ cần cố gắng thực hiện các phương pháp điều trị trước khi bé ra khỏi nhà và sau khi bé về nhà. Yêu cầu giáo viên trông trẻ rửa tay bé nhiều lần trong suốt cả ngày và không dùng khăn lau hoặc khăn tắm chung với một đứa trẻ khác. 

Khi nào nên gọi bác sĩ?

Thăm khám bác sĩ để được kiểm tra vết lẹo nếu con bạn từ 3 tháng tuổi trở xuống. Nếu con bạn từ 4 tháng tuổi trở lên, hãy gọi cho bác sĩ nếu vết đỏ và sưng lan đến toàn bộ mí hoặc mí đối diện (mí trên hoặc mí dưới). Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển chứng viêm tế bào hốc mắt (vết lẹo là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng này).

Ngoài ra cũng nên gọi cho bác sĩ nếu vết lẹo không tiêu hết nước sau một tuần đắp gạc ấm, nếu bé có cùng lúc nhiều hơn một vết lẹo hoặc một vết mới mọc lên ngay sau khi vết cũ biến mất.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên chườm ấm, và trong nhiều trường hợp đây là tất cả những gì cần làm. Nhưng thuốc mỡ kháng sinh cũng có thể được kê toa để giúp làm sạch viêm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cũng kê kháng sinh đường uống.

Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể giới thiệu bé đến bác sĩ nhãn khoa, người có thể mở và làm tiêu nước vết lẹo.

Làm gì để ngăn lẹo mọc trở lại lần nữa?

Tiếc là bạn chẳng thể làm gì nhiều để ngăn chặn tình trạng này. Trẻ em thường bị thường xuyên hơn người lớn và một số có vẻ dễ bị hơn những đứa khác. Nếu bé thường xuyên bị bạn có thể hạn chế bằng cách rửa mí mắt mỗi ngày bằng các loại sản phẩm chuyên dụng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây