1

Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em

Bệnh celiac là gì? Bệnh Celiac khác với nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng lúa mỳ như thế nào? Cách phát hiện trẻ bị bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ hay nhạy cảm với gluten? Đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa gluten bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức này trong bài viết dưới đây!
Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em

Nội dung chính bài viết:

  • Bệnh Celiac, nhạy cảm với Gluten, dị ứng lúa mì là 3 tình trạng khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn với nhau, bởi vì tất cả chúng đều liên quan đến sự không dung nạp Protein lúa mì.
  • Bệnh Celiac là rối loạn tự miễn dịch, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cụ thể là tấn công mô lót của ruột non. Bệnh có tính di truyền.
  • Dị ứng lúa mì liên quá đến phần khác của hệ thống miễn dịch. Khi dị ứng lúa mì, cơ thế sẽ phóng thích histamin gây ra triệu chứng dị ứng thức ăn điển hình: phát ban, sưng ngứa môi, thở khò khè, buồn nôn, nôn mửa.
  • Nhạy cảm Gluten: không gây tổn thương ruột non và không ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Tình trạng này không di truyền.
  • Chẩn đoán phân biệt 3 tình trạng này không đơn giản. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nội soi dạ dày, ruột non.
  • Luôn đọc nhãn thực phẩm, đồng thời phối hợp với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa Gluten.

Bệnh celiac là gì?

Bệnh Celiac là một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu con của bạn bị bệnh Celiac, hệ thống miễn dịch của bé sẽ phản ứng với gluten - một protein tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch - bằng cách tấn công mô lót của ruột non. Kết quả là, cơ thể của bé không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm đi qua ruột non đã bị hư hại và bé có thể bị suy dinh dưỡng.

Các triệu chứng của Celiac có thể xuất hiện từ khi bé được 6 tháng tuổi, sau khi bạn bắt đầu cho bé ăn những thức ăn đặc có chứa gluten. Nhưng hiếm khi trẻ nhỏ có các triệu chứng và hầu hết không được chẩn đoán cho đến sau đó, thường là sau 10 tuổi. Các triệu chứng khác nhau rất nhiều tùy theo từng trẻ và có thể bao gồm tiêu chảy mãn tính, đau bụng, đầy bụng, táo bón, phân nhớt hoặc có mùi đặc biệt tệ, xì hơi, dễ bị kích thích, nôn mửa, giảm cân hoặc khó tăng cân và tăng trưởng chậm.

Một số trẻ có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào cả. Nếu con của bạn đã được chẩn đoán bị bệnh Celiac, bạn sẽ cần phải chắc chắn rằng bé tránh tất cả các loại thực phẩm chứa gluten. Thật không may, mọi người không chữa khỏi bệnh Celiac - con bạn sẽ cần phải có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt trong suốt cuộc đời. Tin tốt lành là sau khi loại bỏ gluten, các triệu chứng của bé sẽ bắt đầu biến mất và ruột non của bé sẽ lành lại trong vòng vài tháng.

Khoảng 3 đến 13 trong số 1.000 trẻ mắc phải bệnh Celiac. Khoảng 1% người ở Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh này, nhưng nhiều người chưa được chẩn đoán. Các nhà khoa học cho rằng căn bệnh này đang trở nên phổ biến hơn. Bệnh Celiac có khuynh hướng di truyền trong các gia đình, vì vậy điều quan trọng là cha mẹ và anh chị em của một đứa trẻ được chẩn đoán cũng cần được xét nghiệm sàng lọc.

Nếu không được điều trị, trẻ bị bệnh Celiac có thể bị các biến chứng như thiếu máu do thiếu sắt, suy dinh dưỡng, xương yếu và tầm vóc thấp bé. Có nhiều nguy cơ phát triển các rối loạn tự miễn dịch khác như bệnh tiểu đường type 1 và bệnh Hashimoto. Cũng có thể có nguy cơ bị các bệnh ung thư dạ dày - ruột và u hạch lympho không Hodgkin cao. Những người có các bệnh di truyền nhất định như hội chứng Down, hội chứng Turner và hội chứng Williams có nguy cơ bị bệnh Celiac cao.

Bệnh Celiac khác với nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng lúa mỳ như thế nào?

Bệnh Celiac, nhạy cảm với gluten, và dị ứng lúa mì thường bị nhầm lẫn với nhau, bởi vì tất cả chúng đều liên quan đến sự không dung nạp protein lúa mì, và có nhiều triệu chứng giống nhau. Nhưng chúng là những tình trạng rất khác nhau được chẩn đoán và quản lý theo những cách riêng biệt.

Bệnh Celiac

Bệnh Celiac là rối loạn tự miễn dịch nghiêm trọng nhưng có thể điều trị. Miễn là con của bạn hoàn toàn tránh được gluten, bé sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào và không bị tổn thương ruột non.

Bệnh dị ứng lúa mì

Bệnh dị ứng lúa mì liên quan đến một phần khác của hệ thống miễn dịch. Nếu con bạn bị dị ứng với lúa mỳ, hệ thống miễn dịch của bé đã xác định được protein lúa mỳ là chất gây dị ứng. Bất cứ khi nào trẻ ăn thức ăn hoặc hít phải các chất có chứa lúa mì, bé sẽ có phản ứng dị ứng khiến cơ thể phóng thích histamines.

Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng dị ứng thức ăn điển hình, như phát ban, sưng hoặc ngứa môi ngứa, thở khò khè, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng vài phút hoặc vài giờ, và trong một số trường hợp, có thể nhanh chóng chuyển sang đe dọa đến tính mạng.

Không giống như trẻ bị bệnh Celiac, nhiều trẻ bị dị ứng với lúa mỳ có thể chịu được các loại ngũ cốc khác như lúa mạch đen và lúa mạch. Việc tuân thủ chế độ ăn uống không lúa mỳ dễ dàng hơn chế độ ăn kiêng không gluten nghiêm ngặt.

Giống như bệnh Celiac, dị ứng lúa mì di truyền trong gia đình, nhưng phần lớn trẻ em không còn bị chứng dị ứng này khi chúng 18 tuổi. Dưới 1% trẻ em bị dị ứng lúa mỳ.

Nhạy cảm với gluten

Nhạy cảm với gluten không phải là bệnh Celiac hay không dung nạp gluten, không phải là dị ứng thực phẩm hoặc bệnh tự miễn dịch. Các nhà nghiên cứu mới chỉ bắt đầu tìm hiểu về tình trạng mới được công nhận này, có thể ảnh hưởng đến 6% dân số. Những người bị nhạy cảm với gluten có các triệu chứng tương tự như bệnh Celiac và các triệu chứng này cải thiện khi họ bắt đầu chế độ ăn uống không chứa gluten.

Tuy nhiên, không giống như bệnh nhân Celiac, những người bị nhạy cảm với gluten dường như không gặp vấn đề hấp thụ các chất dinh dưỡng và không bị tổn hại đến ruột non. Máu của họ cũng không có các kháng thể được tìm thấy ở người bị bệnh Celiac. Khác với bệnh Celiac, nhạy cảm với gluten dường như không mang tính di truyền, và cho đến nay các nhà khoa học chưa tìm ra mối liên hệ với các rối loạn tự miễn dịch hay ung thư ruột.

Sau khi ăn các thực phẩm có gluten, trẻ bị nhạy cảm với gluten có thể có một số triệu chứng tương tự như trẻ bị bệnh Celiac - đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, và đầy hơi - nhưng chúng cũng có thể gặp các triệu chứng khác, như mệt mỏi, nhức đầu, . Một số cũng có thể được chẩn đoán hội chứng ruột kích thích (IBS). Các nhà khoa học không chắc gluten có phải là thủ phạm thực sự đằng sau sự nhạy cảm với gluten hay không.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể gây ra bởi thực phẩm có nhiều trong một nhóm carbohydrate được biết với từ viết tắt FODMAP (fermentable, oligo-, di-, mono saccharides, và polyols – các phân tử thức ăn). Những carb này, bao gồm sữa, lúa mì, đậu và chất làm ngọt nhất định, hoa quả và rau - có khuynh hướng khó tiêu và có thể lên men trong ruột và gây đau bụng cho những người nhạy cảm với chúng.

Không rõ liệu những người nhạy cảm với gluten có cần cần tránh gluten như những người bị bệnh Celiac hay không. Trong khi nghiên cứu vẫn được tiếp tục, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nhạy cảm với gluten nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để phát triển một kế hoạch ăn uống cá nhân giúp họ tránh được các triệu chứng.

Cách phát hiện trẻ bị bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ, hay nhạy cảm với gluten?

Chẩn đoán có thể rất phức tạp, vì các tình trạng này có các triệu chứng tương tự. Điều cần thiết là để con bạn được bác sĩ khám. Có sự khác biệt lớn trong cách thức các tình trạng này tiến triển và được điều trị, vì vậy điều quan trọng là phải biết chính xác bạn đang đối phó với bệnh gì.

Bác sĩ nhi khoa sẽ khám sức khoẻ, hỏi các triệu chứng và lịch sử y tế gia đình, và có thể yêu cầu xét nghiệm máu. Để các xét nghiệm máu được chính xác, hãy đảm bảo rằng con bạn vẫn tiếp tục ăn như bình thường. Không loại bỏ thức ăn chứa gluten hoặc lúa mì trừ khi bác sĩ yêu cầu. Nếu bác sĩ nhi khoa nghi ngờ bị dị ứng với lúa mì, bà ấy sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa về dị ứng, người sẽ thực hiện xét nghiệm trên da, xét nghiệm máu hoặc dùng thử thực phẩm.

Con của bạn có thể được yêu cầu ăn một lượng nhỏ lúa mì dưới sự giám sát của bác sĩ và được quan sát để phát hiện phản ứng dị ứng. Nếu bác sĩ nhi khoa của con bạn nghi ngờ vấn đề về gluten, bà ấy sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa dạ dày-ruột nhi.

an lua mi

Bác sĩ này có thể yêu cầu thêm xét nghiệm máu và thực hiện nội soi, cho một ống dài, mỏng qua miệng và dạ dày vào ruột non và lấy một mẫu mô nhỏ. Nếu mẫu mô cho thấy tổn thương ở ruột non, con bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh Celiac.

Nhạy cảm với gluten rất khó chẩn đoán. Hiện tại, không có bất kỳ xét nghiệm nào cho tình trạng này. Nếu con của bạn có các triệu chứng cho thấy vấn đề về gluten nhưng dị ứng lúa mì và bệnh Celiac đã được loại trừ, bác sĩ có thể nghi ngờ con bạn bị nhạy cảm với gluten. Bác sĩ chuyên khoa dạ dày - ruột của con bạn có thể đề nghị một chế độ ăn kiêng không chứa gluten hoặc FODMAP thấp. Nếu các triệu chứng của con bạn cải thiện, kết luận có lẽ là nhạy cảm với gluten.

Bạn có thể bị cám dỗ tránh nội soi và chỉ cần không nạp gluten nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn bị bệnh Celiac. Nhưng điều đầu tiên là phải chẩn đoán trước. Nếu con bạn bị bệnh Celiac, bạn sẽ cần được giúp đỡ để quản lý chế độ ăn uống một cách an toàn và bác sĩ sẽ cần theo dõi sự hư hại của đường ruột và tình trạng mất xương.

Đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa gluten bằng cách nào?

Việc chẩn đoán có thể là một điều nhẹ nhõm, nhưng đối với nhiều gia đình, thực hiện chế độ ăn không gluten là một thay đổi lối sống lớn. Mua sắm hàng hóa, quản lý gia đình không có gluten, và ăn uống bên ngoài có thể khiên bạn cảm thấy khó chịu, nhưng có một số hướng dẫn và nguồn lực tốt cho cha mẹ.

Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để phát triển kế hoạch ăn uống trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống của con bạn. Chế độ ăn uống không chứa gluten là một xu hướng phổ biến, nhưng thức ăn không chứa gluten không có nghĩa là nó lành mạnh. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng con của bạn không thiếu bất kỳ chất dinh dưỡng thiết yếu nào.

Chuyên gia dinh dưỡng của bạn có thể giúp bạn phát triển một kế hoạch ăn uống bổ dưỡng phù hợp với ngân sách và lối sống của bạn, và cũng có thể cung cấp cho bạn các công thức nấu ăn và đề nghị các món thay thế cho món ăn yêu thích của con bạn. Mục đích là tránh xa lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, cũng như các chất phụ gia có thể chứa gluten. Hầu hết các loại bánh mì, bánh pizza, bánh quy giòn, ngũ cốc, bánh mì, và các món nướng đều được làm bằng các loại hạt này.

Học cách đọc nhãn thực phẩm. Khi bạn mua sắm, hãy kiểm tra các thành phần và tránh bất kỳ sản phẩm nào có chứa các loại ngũ cốc chứa gluten, ví dụ: Các loại lúa mì như spelt, kamut, durum, graham, và semolina; Cám mì, bột lúa mì, phôi lúa mì, lúa mì lứt, protein lúa mì thủy phân; Lúa mạch; Lúa mạch đen; Tiểu hắc mạch; Mạch nha (trừ khi nó có nguồn gốc từ ngô). Yến mạch không chứa gluten tự nhiên, nhưng nhiều sản phẩm yến mạch bị nhiễm gluten trong quá trình chế biến. Vì vậy cần phải thử nghiệm với yến mạch được dán nhãn không chứa gluten, nhưng cần lưu ý rằng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số bệnh nhân Celiac không thể chịu được những sản phẩm yến mạch này. Hãy cảnh giác với các thực phẩm chế biến sẵn.

Gluten có thể được tìm thấy trong những món không mong muốn, như món hầm và súp được mua ở cửa tiệm, nước tương, thịt chế biến sẵn như hot dog và thịt nguội, nước xốt salad, thuốc men, vitamin và thậm chí cả son dưỡng môi. Không dự trữ thực phẩm chế biến sẵn trong bếp. Bánh mì, bánh quy và bánh quy giòn không có gluten có xu hướng đắt hơn và có thêm đường, natri, hoặc chất béo để khiến chúng có vị ngon hơn. Các thực phẩm nguyên chất như thịt, gia cầm, cá, hoa quả, rau củ, hầu hết các sản phẩm từ sữa và các loại hạt không có gluten và lành mạnh hơn cho gia đình bạn.

khong chua gluten

Thực phẩm được dãn nhãn “không có chứa gluten” là an toàn cho con bạn. Tất cả các sản phẩm được sản xuất sau ngày 05/08/2014 được đánh dấu là “không chứa gluten”, phải không có gluten tự nhiên hoặc có mức gluten dưới 20 ppm (phần triệu) để tuân thủ các quy định hiện hành của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Mức gluten dưới 20 ppm đủ thấp để được dung nạp bởi hầu hết bệnh nhân Celiac và cũng là mức thấp nhất có thể được phát hiện bằng các dụng cụ khoa học. Nếu bạn không chắc có bao nhiêu gluten trong một sản phẩm, đừng để con bạn ăn nó.

Một số sản phẩm có nhãn “không chứa gluten” có thể bao gồm một cảnh báo rằng sản phẩm này được sản xuất trong một cơ sở chế biến các sản phẩm lúa mì, gây ra vấn đề lây nhiễm chéo. Nhưng miễn là sản phẩm có mức gluten thấp hơn 20 ppm, nó vẫn đáp ứng các yêu cầu của FDA và an toàn khi đối với hầu hết các bệnh nhân Celiac. Để biết thêm thông tin về nhãn không chứa gluten, hãy truy cập trang web của FDA về chủ đề này.

Ăn ở bên ngoài thì phức tạp hơn, nhưng khi có kế hoạch, những đứa trẻ không thể nạp gluten hoặc lúa mì vẫn có thể thưởng thức bữa ăn tại các nhà hàng hoặc ăn tại căn tin trường học. Trước khi đến nhà hàng, hãy kiểm tra trên mạng Internet hoặc gọi điện trước để xem họ có cung cấp các lựa chọn không chứa gluten hay không. Nếu một thực đơn cho biết món gì đó không chứa gluten, thì nhà hàng phải tuân thủ định nghĩa của FDA. Trao đổi với nhóm hỗ trợ Celiac trong khu vực để xem liệu họ có một danh sách các nhà hàng cung cấp thực đơn hoặc món ăn không chứa gluten hay không.

Đối với bữa ăn trưa ở trường, hãy hỏi hiệu trưởng về các lựa chọn của bạn. Các trường công lập bắt buộc phải có những bữa ăn hợp lý cho bệnh nhân Celiac tuân theo chế độ ăn uống không gluten hoặc trẻ em có nguy cơ bị phản ứng dị ứng với lúa mì đe dọa đến tính mạng. Bác sĩ của con bạn sẽ cần cung cấp xác nhận tình trạng của bé. Tuy nhiên, nếu bạn không tin tưởng căng tin, bạn có thể muốn chuẩn bị bữa ăn trưa cho bé.

Đối với các bữa tiệc sinh nhật và buổi chơi cùng bạn bè, con của bạn có thể cảm thấy bơ vơ nếu không thể ăn những gì người khác đang thưởng thức. Hãy nói chuyện với bé trước, và cung cấp một bữa ăn đặc biệt và món tráng miệng cho bé. Hầu hết các phụ huynh sẽ hiểu. Để có danh sách thực phẩm có thể ăn và cần tránh, lời khuyên về việc chuẩn bị thức ăn không chứa gluten và lời khuyên về chế độ ăn uống, hãy xem Hướng dẫn về Chế độ ăn Không gluten cho Gia đình của Hiệp hội Dinh dưỡng, Gan học và Vị tràng học Nhi khoa Bắc Mỹ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: celiac
Tin liên quan
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  860 lượt xem

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ đang bị ốm, uống sữa sẽ bị tăng dịch nhầy không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  955 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi đang bị ốm, việc cho bé uống sữa có làm tăng dịch nhày của bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  791 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  806 lượt xem

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

Bé 3 tháng nặng 5,7kg bú ít có phải là bị bệnh gì không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1523 lượt xem

Lúc mới sinh, bé nhà em nặng 3,5kg. Sau 3 tháng, bé nặng 5,7kg. Tháng nào bé cũng tăng cân: tháng đầu là 4,3kg, tháng thứ 2 là 5,1kg. 2 tháng đầu em cho bé bú mẹ hoàn toàn nên không biết bé bú được bao nhiêu ml. Nhưng sang tháng thứ 3 em chuyển sang cho bé bú bình hoàn toàn thì bé bú rất ít, mỗi cữ ép lắm cũng chỉ được 90ml. Bé bú ít như vậy có phải là bị bệnh gì không, thưa bác sĩ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây