Cách tự nhiên để giảm mức PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt)
PSA hay kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen) là một loại protein được tạo ra bởi cả tế bào bình thường và tế bào ung thư trong tuyến tiền liệt. PSA hiện diện cả trong máu và tinh dịch. Xét nghiệm PSA trong máu được sử dụng để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt và giúp phát hiện ung thư tái phát sau điều trị. Mức PSA cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiến liệt (mới hoặc tái phát).
Một số nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng có thể giảm mức PSA và giảm nguy cơ mắc mới hoặc tái phát ung thư tuyến tiến liệt bằng cách thay đổi chế độ ăn uống vaf lối sống, chẳng hạn như một số loại thực phẩm và tăng cường hoạt động thể chất.
Dưới đây là một cách tự nhiên giúp làm giảm mức PSA.
1. Ăn nhiều cà chua
Cà chua có chứa lycopene – một sắc tố hữu cơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây cũng chính là thành phần tạo nên màu đỏ cho quả cà chua. Lycopene còn được phát hiện là có đặc tính chống oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn thực phẩm chứa lycopene có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới có tiền sử gia đình mắc bệnh. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy ăn nhiều lycopene còn có thể làm giảm mức PSA. (1)
Bạn có thể sử dụng cà chua làm rất nhiều món ăn khác nhau, từ salad, nấu canh, làm sốt cà chua hay xay sinh tố. Tốt nhất nên sử dụng cà chua tươi thay vì cà chua đóng hộp để có được giá trị dinh dưỡng tối đa. Có một điều thú vị là cà chua nấu chín có hàm lượng lycopene cao hơn so với cà chua sống.
2. Chọn nguồn protein lành mạnh
Nói chung, các nguồn protein nạc như thịt gà, cá, đậu nành và các nguồn protein từ thực vật khác sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Những nguồn protein này giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ăn các loại thực phẩm chứa protein nạc còn có lợi cho sức khỏe tuyến tiền liệt và giúp giảm mức PSA.
Tránh các loại thịt mỡ và thịt chế biến sẵn. Thay vào đó nên ăn nhiều cá, nhất là các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá trích, cá tuyết và thịt gà bỏ da.
Đậu nành có chứa isoflavone. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng isoflavone có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Trên thực tế, có một số bằng chứng cho thấy uống sữa đậu nành giúp giảm mức PSA và làm chậm sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt. (2) Những người ăn chay có thể sử dụng đậu nành làm nguồn protein thay thế cho thịt.
3. Bổ sung vitamin D
Vitamin D được cơ thể tạo ra khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Loại vitamin này còn có tự nhiên trong một số thực phẩm như cá, trứng và được thêm vào một số loại đồ ăn chế biến sẵn như bột ngũ cốc, nước cam ép đóng chai. Một cách nữa để bổ sung vitamin D là dùng thực phẩm chức năng.
Theo một nghiên cứu trên Clinical Cancer Research, thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng những người có lượng vitamin D cao hơn có mức PSA thấp hơn.
4. Uống trà xanh
Trà xanh là một thức uống phổ biến ở nhiều nước châu Á. Đây là một loại thức uống lành mạnh với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trà chứa chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt. Theo nghiên cứu, những quốc gia châu Á tiêu thụ nhiều trà xanh có tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất thế giới.
Một số nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng trong trà xanh có thể giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt và giảm mức PSA. (3) Trà xanh hiện còn đang được nghiên cứu để sử dụng làm thực phẩm chức năng giúp làm chậm tốc độ tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt.
5. Tập thể dục
Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có thể khiến xét nghiệm PSA cho kết quả không chính xác. Ở những người bị thừa cân, béo phì, xét nghiệm PSA có thể cho kết quả thấp trong khi thực tế là đang có vấn đề với tuyến tiền liệt. Kết hợp tập thể dục đều đặn với chế độ ăn uống lành mạnh là cách giảm cân hiệu quả và an toàn nhất.
Ngoài tác dụng giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên còn được chứng minh là giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng tập thể dục cường độ trung bình đến cao 180 phút mỗi tuần có thể giúp làm tăng tỷ lệ sống sót ở những nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt. (4)
Tuy nhiên, không nên tập thể dục vào ngày làm xét nghiệm PSA vì tập thể dục có thể tạm thời làm cho tăng nồng độ PSA trong máu.
6. Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng hay stress có nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể. Việc bị căng thẳng mức độ cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tuyến tiền liệt và nồng độ PSA trong máu. Một nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa căng thẳng mức độ cao và mức PSA bất thường.
Khi bị căng thẳng, hãy thử các biện pháp thư giãn và giải tỏa áp lực như tập thể dục, ngồi thiền, nghe nhạc, đi chơi…
Tóm tắt bài viết
Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm mức PSA mà còn có lợi cho sức khỏe tổng thể. Đây là những thói quen tốt nên duy trì lâu dài.
Nếu bạn chọn dùng thực phẩm chức năng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc mà bạn đang dùng.
Thuốc kháng androgen là một nhóm thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của hormone androgen – nguyên nhân gây hình thành khối u ác tính ở tuyến tiền liệt.
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), đây cũng là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ hai sau ung thư phổi ở nam giới tại quốc gia này. Ung thư tuyến tiền liệt có thể xảy ra ở bất cứ nam giới nào.Mặc dù không có cách nào có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt một cách tuyệt đối nhưng có một số cách để giảm nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như duy trì cân nặng vừa phải, tập thể dục thường xuyên và chú ý đến chế độ ăn uống.
Khi bác sĩ cho biết phát hiện thấy nốt sần ở tuyến tiền liệt, nhiều người thường nghĩ ngay đến ung thư và cảm thấy hoang mang, sợ hãi. Tuy nhiên, nốt sần hoặc những bất thường khác ở tuyến tiền liệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư. Vậy chính xác những nốt sần này là gì và có nguy hiểm không?
Ung thư tuyến tiền liệt thường không biểu hiện triệu chứng cho đến khi khối u phát triển đủ lớn và chèn ép niệu đạo. Khi điều này xảy ra, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như tiểu khó, dòng tiểu yếu hay cảm giác tiểu không hết.
Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng mức PSA. Ung thư tuyến tiền liệt chỉ là một trong số đó.