1

Các giai đoạn của bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường gồm có ba loại chính là đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Theo các chuyên gia, bệnh đái tháo đường có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được xác định bởi những thay đổi sinh lý bên trong cơ thể.
Các giai đoạn của bệnh đái tháo đường Các giai đoạn của bệnh đái tháo đường

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các giai đoạn của bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 theo định nghĩa của các chuyên gia và cách kiểm soát bệnh đái tháo đường về lâu dài.

Ý nghĩa của việc xác định giai đoạn bệnh đái tháo đường

Trong vòng 10 năm qua, các tổ chức lớn như Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association - ADA) và Hiệp hội Bác sĩ Nội tiết Lâm sàng Hoa Kỳ (American Association of Clinical Endocrinologists - AACE) đã đưa ra hướng dẫn chỉ ra các giai đoạn tiến triển của bệnh đái tháo đường.

Theo các hướng dẫn này, việc hiểu các giai đoạn của bệnh đái tháo đường giúp cho bác sĩ và bệnh nhân có cách tiếp cận toàn diện hơn trong việc chăm sóc, phòng ngừa và kiểm soát bệnh.

Dưới đây là các giai đoạn của tình trạng rối loạn chức năng tế bào beta, bệnh đái tháo đường type 1đái tháo đường type 2 theo cách phân chia của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về bệnh đái tháo đường.

Các giai đoạn của bệnh đái tháo đường type 1

Vào năm 2015, ADA đã đưa ra một tuyên bố chung với Tổ chức Nghiên cứu về Đái tháo đường vị thành niên (Juvenile Diabetes Research Foundation – JDRF) và Hiệp hội Nội tiết (Endocrine Society), trong đó nêu ra các giai đoạn của bệnh đái tháo đường type 1. Hướng dẫn này giúp bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh đái tháo đường ở giai đoạn sớm hơn, ngay cả khi các triệu chứng chưa xuất hiện. (1)

Điều quan trọng cần lưu ý là bệnh đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta có nhiệm vụ sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Trước giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, phân tích di truyền có thể giúp xác định các kiểu gen có liên quan đến bệnh đái tháo đường type 1.

Theo nghiên cứu, vùng HLA - một vùng trên nhiễm sắc thể số sáu - có liên quan đến 50% nguy cơ mắc đái tháo đường type 1. Các yếu tố khác như người thân trong gia đình bị đái tháo đường type 1 cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, có ít nhất một tự kháng thể liên quan đến bệnh đái tháo đường trong máu. Tại thời điểm này, các tự kháng thể đã bắt đầu tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy. Nhưng lượng đường trong máu vẫn duy trì ở mức bình thường, do đó chưa biểu hiện triệu chứng.

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, có ít nhất hai tự kháng thể liên quan đến bệnh đái tháo đường trong máu. Các tế bào beta của tuyến tụy tiếp tục bị phá hủy bởi hệ miễn dịch, dẫn đến thiếu insulin và lượng đường trong máu tăng cao do không dung nạp glucose. Mặc dù tình trạng rối loạn chức năng tế bào beta ở giai đoạn này đã trở nên nghiêm trọng hơn nhưng vẫn chưa có triệu chứng.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, tuyến tụy bị mất một số lượng đáng kể tế bào beta do phản ứng tự miễn và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, dẫn đến chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1. Các triệu chứng ở giai đoạn này gồm có:

  • Đói hoặc khát liên tục
  • Mờ mắt
  • Mệt mỏi bất thường
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Sụt cân không chủ đích

Các giai đoạn của bệnh đái tháo đường type 2

Vào năm 2018, AACE đã đưa ra Hướng dẫn chăm sóc bệnh mãn tính liên quan đến rối loạn đường huyết. Giống như hướng dẫn được đưa ra trước đó vào năm 2015, hướng dẫn này giúp bác sĩ có các bước phòng ngừa để giảm nguy cơ xảy ra biến chứng của bệnh đái tháo đường type 2.

Giai đoạn 1

Giai đoạn này là kháng insulin, là khi các tế bào cơ, mỡ và gan không phản ứng với hoạt động của hormone insulin và đường trong máu không được vận chuyển hiệu quả vào tế bào. Tuy nhiên, tuyến tụy bù đắp điều này bằng cách sản xuất nhiều insulin hơn, giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Giai đoạn 2

Giai đoạn này được gọi là tiền đái tháo đường, xảy ra khi các tế bào trở nên kháng insulin nghiêm trọng đến mức lượng insulin được tạo ra thêm không đủ để đưa đường trong máu trở lại mức bình thường. Trong một số trường hợp, giai đoạn này còn xảy ra tình trạng rối loạn chức năng tế bào beta. Ở giai đoạn 2, mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được coi là bệnh đái tháo đường.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, lượng đường trong máu đã đủ cao để được chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2. Cả kháng insulin và rối loạn chức năng tế bào beta đều có thể là nguyên nhân dẫn đến lượng đường trong máu cao ở bệnh đái tháo đường type 2. Nếu không được điều trị, đường trong máu cao sẽ gây tổn hại về lâu dài đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Giai đoạn 4

Ở giai đoạn này, các biến chứng về mạch máu có thể xảy ra do lượng đường trong máu cao. Khi đường trong máu luôn duy trì ở mức cao, tổn thương có thể xảy ra trong hệ thống mạch máu và dẫn đến các biến chứng như:

  • Albumin niệu
  • Bệnh thận mạn
  • Bệnh động mạch vành
  • Suy tim
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Đột quỵ

Bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối

Mặc dù “bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối” không phải là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhưng bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng được gọi là biến chứng đái tháo đường giai đoạn cuối hoặc biến chứng tiến triển. Ở những người mắc bệnh đái tháo đường, các biến chứng tiến triển như bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thể xảy ra sau nhiều năm sống chung với bệnh đái tháo đường.

Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy các biến chứng vi mạch do bệnh đái tháo đường như bệnh thận làm tăng nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch và tử vong ở những người mắc đái tháo đường type 1. (2)

Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Mặc dù hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh đái tháo đường nhưng bệnh lý này có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị như dùng thuốc, chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.

Dùng thuốc: Các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường gồm có insulin, thuốc amylinomimetic, thuốc ức chế men alpha -glucosidase và các loại thuốc khác giúp giữ lượng đường trong máu ổn định. Trong nhiều trường hợp, thuốc hạ cholesterol, thuốc điều trị cao huyết áp và bệnh tim mạch cũng được sử dụng nhằm làm giảm nguy cơ biến chứng đái tháo đường.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Mục đích của việc điều chỉnh chế độ ăn uống ở những người mắc bệnh đái tháo đường là giữ cho lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol ở mức khỏe mạnh. Người bị đái tháo đường nên thực hiện chế độ ăn gồm chủ yếu là thực phẩm toàn phần, chẳng hạn như trái cây, rau củ, ngũ chén nguyên cám và protein nạc. Đồng thời, hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều:

  • Đường
  • Muối
  • Chất béo bão hòa
  • Chất béo chuyển hóa

Thay đổi lối sống: Để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra đường huyết, huyết áp và mức cholesterol. Cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Không hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu bia.

Tóm tắt bài viết

Theo các chuyên gia, việc xác định giai đoạn bệnh đái tháo đường đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh. Hiểu rõ về các giai đoạn của cả bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 giúp bác sĩ và bệnh nhân biết được sự tiến triển của bệnh, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và kiểm soát tốt tình trạng bệnh về lâu dài.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: giai đoạn
Tin liên quan
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2
6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới. Ước tính có khoảng 8,5% người lớn trên toàn thế giới hiện đang sống với bệnh đái tháo đường. Có hai loại bệnh đái tháo đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và trầm cảm
Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và trầm cảm

Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về tác động của bệnh đái tháo đường đến nguy cơ trầm cảm và ngược lại nhưng rõ ràng là có mối liên hệ giữa hai bệnh lý này.

Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt?
Tại sao bệnh đái tháo đường gây khô mắt?

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra một số vấn đề về mắt, một trong số đó là chứng khô mắt. Nếu không được điều trị, khô mắt mãn tính có thể dẫn đến hỏng mắt vĩnh viễn và mất thị lực.

Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường
Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường

Axit alpha-lipoic (ALA) là một liệu pháp thay thế để điều trị triệu chứng đau của bệnh viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây