1

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn giấc ngủ

Hầu hết mọi người đều bị khó ngủ ít nhất một vài lần trong đời. Nhưng các vấn đề về giấc ngủ xảy ra thường xuyên trong thời gian dài và ảnh hưởng đến hoạt động vào ban ngày có thể là dấu hiệu của một chứng rối loạn nghiêm trọng hơn.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn giấc ngủ Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn giấc ngủ

Các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ

Nếu bạn đang gặp các tình trạng dưới đây thì rất có thể bạn đang bị rối loạn giấc ngủ:

  • Mất trên 30 phút để đi vào giấc ngủ và tình trạng này xảy ra thường xuyên
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ trong ngày, ngay cả khi đã ngủ đủ 7 – 8 tiếng vào ban đêm
  • Ngủ chập chờn, thức dậy nhiều lần giữa đêm và khó ngủ lại
  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng và không thể ngủ lại
  • Buồn ngủ nhiều vào ban ngày
  • Ngủ gật vào ban ngày
  • Khó tập trung khi làm việc hoặc học tập
  • Ngáy to, tiếng thở lớn hoặc thở hổn hển trong khi ngủ
  • Chân có cảm giác khó chịu, chẳng hạn như cảm giác kim châm hoặc giống như có kiến bò dưới da và luôn muốn cử động, đặc biệt là khi đi ngủ
  • Luôn phải dùng chất kích thích như caffeine để giữ tỉnh táo trong suốt cả ngày

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

Tự chẩn đoán

Bước đầu tiên để xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề về giấc ngủ là ghi nhật ký giấc ngủ. Hãy ghi lại số giờ mà bạn đã ngủ vào ban đêm, chất lượng giấc ngủ và tất cả các yếu tố mà bạn nghĩ là có ảnh hưởng đến giấc ngủ, gồm có uống rượu bia, caffeine, tập thể dục, ăn khuya và ngủ vào ban ngày. Ngoài ra, hãy ghi lại cảm giác vào buổi sáng sau khi thức dậy và trong suốt cả ngày.

Sau một vài tuần, hãy kiểm tra kỹ nhật ký để đánh giá tổng quan về giấc ngủ. Nhật ký sẽ giúp bạn phần nào biết được thói quen đang gây cản trở giấc ngủ. Sau đó, hãy thử điều chỉnh hoặc loại bỏ thói quen đó xem giấc ngủ có cải thiện hay không. Bạn cũng có thể mang theo nhật ký khi đi khám để bác sĩ dựa vào đó và tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề về giấc ngủ.

Chẩn đoán y khoa

Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi về những tác nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, chẳng hạn như:

  • Stress
  • Tiêu thụ caffeine
  • Các loại thuốc đang dùng
  • Bệnh sử
  • Một sự kiện xảy ra gần đây gây ảnh hưởng đến tâm lý
  • Các thói quen sống ảnh hưởng đến giấc ngủ

Có thể bác sĩ sẽ đề nghị đo đa ký giấc ngủ (polysomnography). Nhịp tim, chức năng não và hơi thở sẽ được theo dõi trong khi bạn ngủ. Đánh giá hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch trong khi ngủ có thể giúp xác định nguyên nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Đôi khi, rối loạn giấc ngủ là do bệnh lý gây ra. Một số bệnh lý phổ biến gây rối loạn giấc ngủ gồm có:

  • Viêm mũi và xoang
  • Bệnh hen suyễn
  • Đái tháo đường
  • Bệnh parkinson
  • Cao huyết áp
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn trầm cảm nặng

Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ cũng có thể là do:

  • Thói quen ngủ không lành mạnh
  • Thói quen lối sống
  • Căng thẳng, lo lắng
  • Thói quen ăn uống
  • Lịch trình làm việc

Các loại rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ

Mất ngủ được định nghĩa là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ hoặc cả hai và dẫn đến suy giảm chức năng vào ngày hôm sau. Mất ngủ là loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất. Theo một nghiên cứu lớn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), thời gian ngủ phụ thuộc rất nhiều vào nghề nghiệp, tình trạng việc làm, tình trạng hôn nhân và tình trạng cư trú. Mắc bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch cũng làm tăng nguy cơ mất ngủ.

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên (restless legs syndrome) là cảm giác khó chịu ở chân, chẳng hạn như nhức mỏi, châm chích, ngứa ngáy hay cảm giác giống như kiến bò dưới da và luôn muốn cử động chân. Tình trạng này đa phần xảy ra vào ban đêm khi ngủ và gây cản trở giấc ngủ.

Hội chứng chân không yên được phân loại là một rối loạn thần kinh có phương pháp chẩn đoán và điều trị khác với các loại rối loạn giấc ngủ khác. Bạn nên đi khám khi có các triệu chứng của hội chứng chân không yên để xác định nguyên nhân gốc rễ và có biện pháp điều trị thích hợp.

Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) là tình trạng ngừng thở lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Nguyên nhân có thể là do lệch vách ngăn mũi hoặc polyp trong xoang gây cản trở sự lưu thông không khí trong đường thở. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ không nhận được đủ oxy trong khi ngủ, dẫn đến khó đi vào giấc ngủ và giấc ngủ bị gián đoạn.

Chứng ngưng thở khi ngủ thường được điều trị bằng phương pháp thở áp lực dương liên tục (CPAP). Máy CPAP cung cấp luồng không khí liên tục, giúp giữ cho đường thở mở rộng. Các phương pháp điều trị khác là thiết bị hỗ trợ qua miệng và phẫu thuật.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ gồm có:

  • Thừa cân và béo phì
  • Hút thuốc
  • Uống rượu
  • Tuổi cao
  • Là nam giới
  • Có tiền sử gia đình bị chứng ngưng thở khi ngủ
  • Chu vi cổ lớn
  • Đường thở hẹp
  • Sử dụng thuốc an thần

Các rối loạn giấc ngủ khác

Các rối loạn giấc ngủ ít gặp hơn gồm có:

  • Chứng ngủ rũ: tình trạng buồn ngủ cực độ và ngủ gật thường xuyên vào ban ngày, kể cả khi đã ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước.
  • Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học: chu kỳ ngủ - thức không tuân theo thời gian mặt trời mọc và lặn
  • Hội chứng Kleine-Levin, còn được gọi là hội chứng người đẹp ngủ: tình trạng buồn ngủ quá mức, lặp đi lặp lại trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng và ngủ lì bì cả ngày lẫn đêm. Người mắc hội chứng Kleine-Levin có thể ngủ trên 20 tiếng một ngày.
  • Rối loạn ngủ nhiều: tình trạng cảm thấy buồn ngủ không thể kháng cự và luôn muốn đi ngủ, mặc dù đã ngủ đủ giấc vào ban đêm.

Các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ

Việc điều trị rối loạn giấc ngủ tùy thuộc vào loại rối loạn giấc ngủ và nguyên nhân. Có nhiều giải pháp điều trị khác nhau, từ liệu pháp hành vi cho đến dùng thuốc.

Các biện pháp thư giãn, chẳng hạn như hít thở sâu và thiền, là một trong những phương pháp điều trị thường được khuyến nghị cho chứng mất ngủ. Một giải pháp điều trị mất ngủ khác là liệu pháp nhận thức – hành vi (cognitive behaviour therapy) và liệu pháp hạn chế ngủ (sleep restriction therapy). Những liệu pháp này giúp cho người bị mất ngủ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp điều trị này đều chỉ có hiệu quả khi nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ xuất phát từ vấn đề tâm lý.

Bạn cũng có thể thử các biện pháp tự nhiên như tinh dầu, thảo dược giúp ngủ ngon và châm cứu.

Một số loại rối loạn giấc ngủ như mất ngủ có thể cần điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc điều trị chứng mất ngủ gồm có:

  • zolpidem
  • eszopiclone
  • doxepin
  • diphenhydramine

Những loại thuốc này giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn và ít bị tỉnh giấc giữa đêm hơn. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây lệ thuộc nếu dùng trong thời gian dài. Cách tốt nhất để khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ về lâu dài là tìm ra và giải quyết nguyên nhân gốc rễ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các cách giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn
Các cách giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn

Bạn thường xuyên phải trằn trọc nhiều giờ trên giường mà không thể đi vào giấc ngủ? Nếu vậy, hãy thử áp dụng các cách dưới đây. Một số trong cách có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ chỉ trong vòng vài phút.

Thường xuyên thức giấc lúc 3 giờ sáng là do đâu?
Thường xuyên thức giấc lúc 3 giờ sáng là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn thức giấc giữa đêm. Điều chỉnh một số thói quen hiện tại có thể giúp bạn ngủ sâu giấc hơn và không bị gián đoạn giấc ngủ.

Hiểu về chứng mất ngủ gây tử vong tản phát - một loại mất ngủ cực kỳ hiếm gặp
Hiểu về chứng mất ngủ gây tử vong tản phát - một loại mất ngủ cực kỳ hiếm gặp

Mất ngủ gây tử vong tản phát (sporadic fatal insomnia - sFI) là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển hiếm gặp và hiện chưa có cách chữa trị khỏi.

Uống rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?
Uống rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?

Nghiên cứu cho thấy thường xuyên uống rượu bia có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ theo thời gian và dẫn đến các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ.

Ánh sáng xanh ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?
Ánh sáng xanh ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối làm gián đoạn chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của não. Chu kỳ ngủ - thức bình thường là điều rất quan trọng để có sức khỏe tốt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây