1

Các cách giảm đau do thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất với hàng trăm triệu người mắc phải trên toàn thế giới. Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn bị hao mòn hoặc phá hủy. Sụn là mô liên kết bao bọc các đầu xương, giúp cho khớp chuyển động trơn tru và giảm lực tác động lên các xương.
Các cách giảm đau do thoái hóa khớp Các cách giảm đau do thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở:

  • hông
  • bàn tay
  • đầu gối
  • lưng dưới
  • cổ

Triệu chứng chính của bệnh thoái hóa khớp là đau khớp. Mặc dù không thể trị khỏi dứt điểm bệnh thoái hóa khớp nhưng có nhiều cách để giảm các cơn đau khớp do căn bệnh này.

Giảm cân

Ở những người bị thừa cân hoặc béo phì, giảm cân là điều quan trọng nhất để giảm đau do thoái hóa khớp. Khối lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực lớn lên khớp, khiến cho khớp càng bị tổn thương nặng thêm và tăng đau. Một nghiên cứu ở Đại học Y bang Pennsylvania (Mỹ) cho thấy những người bị thoái hóa khớp và thừa cân đã cải thiện được chất lượng cuộc sống sau khi giảm cân nhờ phẫu thuật ngay cả khi không sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị thoái hóa khớp nào khác. (1) Khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và tập thể dục cũng được cải thiện.

Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục là cách giảm cân an toàn và hiệu quả nhất. Điều này còn góp phần giúp giảm đau khớp.

Tập thể dục

Tình trạng đau và cứng khớp sẽ gây khó khăn cho việc hoạt động thể chất. Nhưng các nghiên cứu chứng minh rằng tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường các cơ và mô xung quanh khớp. Điều này có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm đau cũng như tính linh hoạt và ổn định của khớp. Tập thể dục là một trong những thay đổi lối sống quan trọng nhất để đối phó với bệnh thoái hóa khớp. Tập thể dục còn là một cách hiệu quả để giảm cân.

Nếu bạn bị thoái hóa khớp thì nên chọn các bài tập ít gây áp lực lên khớp như bơi lội, đạp xe và đi bộ. Tuy rằng có tác động thấp nhưng những bài tập này vẫn giúp tăng cường sức mạnh của cơ và đốt cháy calo.

Chườm lạnh và nóng

Chườm lạnh có tác dụng giảm đau và viêm, đặc biệt là sau khi tập luyện. Bạn có thể dùng túi chườm hoặc bọc nước đá trong một chiếc khăn và đặt lên khớp bị đau. Mỗi lần chỉ nên chườm tối đa 20 phút và không đặt nước đá trực tiếp lên da.

Chườm nóng hoặc ngâm vùng khớp bị viêm trong nước ấm sẽ làm giảm cứng khớp và giúp bạn cử động dễ dàng hơn. Bạn có thể thực hiện điều này vài phút trước khi tập thể dục.

Chườm nóng và lạnh mặc dù không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ gây thoái hóa khớp nhưng đây là cách hiệu quả và đơn giản để làm giảm các triệu chứng.

Dùng thuốc và thực phẩm chức năng

Bạn có thể dùng các loại thuốc như acetaminophen hay thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau. Acetaminophen giúp giảm cơn đau do thoái hóa khớp rất hiệu quả nhưng không có tác dụng giảm viêm. Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hay naproxen vừa giúp giảm viêm và giảm đau. Tuy nhiên, lạm dụng NSAID có thể gây ra tổn thương gan hoặc thận.

Nếu các loại thuốc không kê đơn này không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau mạnh hơn như tramadol. Chỉ nên dùng loại thuốc này trong thời gian ngắn. Nếu dùng trong thời gian dài, hiệu quả của thuốc sẽ giảm dần và có thể gây phụ thuộc vào thuốc.

Một số nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm chức năng như glucosamine và chondroitin sulfate có thể giúp phục hồi sụn khớp và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp.

Đai nẹp khớp và vật lý trị liệu

Đeo đai nẹp giúp tăng tính ổn định và giảm áp lực mà trọng lượng cơ thể tác động lên khớp, nhờ đó giúp giảm viêm và đau. Đai nẹp thường được dùng cho đầu gối, cổ tay và một số khu vực khác. Đai nẹp không điều trị được nguyên nhân gốc rễ gây đau nhưng có thể giúp giảm bớt đau đớn.

Bạn cũng có thể cân nhắc vật lý trị liệu. Trong quá trình trị liệu, bạn sẽ được hướng dẫn các bài tập và động tác giãn cơ để tăng cường sức mạnh của cơ hỗ trợ khớp và cải thiện phạm vi chuyển động.

Tiêm khớp

Nếu các phương pháp điều trị bên trên không hiệu quả thì có thể bạn sẽ phải tiêm corticoid vào khớp để giảm viêm và giảm đau.

Phẫu thuật

Nếu tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng và các phương pháp điều trị không xâm lấn đều không có tác dụng thì có thể bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật. Các loại phẫu thuật để điều trị thoái hóa khớp gồm có:

  • Cắt xương: thường dành cho những trường hợp thoái hóa khớp gối. Bác sĩ cắt một phần xương chày để điều chỉnh lại khớp và giảm áp lực mà khớp gối phải chịu từ trọng lượng cơ thể.
  • Kết hợp xương: Dùng nẹp vít nối các xương trong khớp lại với nhau. Điều này làm tăng tính ổn định của khớp và giảm đau nhưng sẽ làm mất đi khả năng chuyển động linh hoạt của khớp.
  • Thay khớp: Thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp bị hỏng bằng bộ phận làm bằng nhựa hoặc kim loại. Điều này giúp khôi phục chức năng khớp. Khớp giả có độ bền lên tới 20 năm.

Tóm tắt bài viết

Thoái hóa khớp gây đau đớn và giảm khả năng vận động.

Có nhiều cách để giảm đau do thoái hóa khớp, gồm có giảm cân nếu thừa cân, tập thể dục, chườm, dùng thuốc, vật lý trị liệu và sử dụng đai nẹp. Thoái hóa khớp nặng có thể phải điều trị bằng phương pháp tiêm khớp hoặc phẫu thuật.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Thoái hóa khớp là do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau. Điều này gây sưng, đau khớp và làm giảm phạm vi chuyển động của khớp. Thoái hóa khớp thường tiến triển từ từ theo thời gian. Một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể là khớp bàn ngón chân cái (khớp nối ngón chân cái với xương bàn chân).

Các bài tập giúp giảm đau hông do thoái hóa khớp
Các bài tập giúp giảm đau hông do thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp xảy ra do sụn bị phá hủy. Điều này khiến các xương trong khớp cọ xát vào nhau, gây viêm, đau đớn, cứng khớp và còn có thể dẫn đến hình thành gai xương. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả khớp háng (hông).

Nốt Heberden do thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
Nốt Heberden do thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị

Nốt Heberden là những nốt sưng xuất hiện trên khớp ngón tay. Đó là một dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp do sụn trong khớp bị phá hủy. Nốt Heberden gây biến dạng ngón tay và gây khó khăn cho việc sử dụng bàn tay. Tuy rằng không có cách nào có thể điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp và nốt Heberden nhưng có nhiều cách để giảm đau và cải thiện khả năng cử động bàn tay.

Thoái hóa khớp bàn tay: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp bàn tay: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp của bàn tay.

Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và cách điều trị

Khớp vai là một khớp lồi cầu - ổ chảo, được tạo nên bởi ba xương là chỏm xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Đây là một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể do phải chuyển động liên tục hàng ngày. Thoái hóa khớp là tình trạng khớp bị hao mòn theo thời gian. Tình trạng này gây đau đớn và giảm khả năng cử động khớp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây